tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 14-05-2016

  • Cập nhật : 14/05/2016

Thế giới có thể hứng chịu thảm họa khiến 750 triệu người chết

Các chuyên gia nhận định thảm họa mang tính toàn cầu này có thể xảy ra trong vòng 5 năm tới.

anh minh hoa:planetxnews.com

Ảnh minh họa:planetxnews.com

Thông qua nghiên cứu các phiên bản phát triển của sự vật bằng phương thức mô phỏng máy tính, các chuyên gia thuộc Quỹ Thách thức toàn cầu Thụy Điển và Dự án Các mối ưu tiên toàn cầu của Đại học Oxford (Anh) dự đoán trong gần 5 năm tới thế giới có thể sẽ xảy ra thảm họa toàn cầu khiến 750 triệu người chết.

Dự đoán của các chuyên gia được nhiều cơ quan truyền thông Nga như hãng thông tấn Sputnik, tờ “Nước Nga” phiên bản điện tử đăng tải cùng nguyên nhân của thảm họa khiến gần 10% dân số thế giới thiệt mạng có thể là Trái đất va chạm với một tiểu hành tinh, siêu núi lửa hoạt động mãnh liệt  giống như sự kiện núi lửa Yellowstone phun trào ở Mỹ hay bệnh dịch lan tràn…

 

Ngoài ra, theo những cơ quan truyền thông trên, các chuyên gia còn cho rằng việc nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo cũng hình thành mối đe dọa đối với nhân loại.

 

Trước đó, một số chuyên gia từng cảnh báo 30 năm nữa người máy sẽ khiến gần một nửa số lao động trên thế giới thất nghiệp.


Cuộc đối đầu Mỹ, NATO - Nga, Iran tại Syria

Trang tin "Global Research" mới đây có bài phân tích về tình hình Syria hiện nay của tác giả Michel Chossudovsky, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về toàn cầu hóa Montreal (Cananda), với nhận định rằng cuộc chiến ở Syria là cuộc đối đầu giữa một bên là Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với một bên là Nga và Iran.

Thời gian qua, Mỹ đã tài trợ cho quân nổi dậy ở Syria để chống lại nhóm al - Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhưng phần lớn lực lượng nổi dậy này đã bị chính quyền Tổng thống Bashar al - Assad do Nga, Iran và Hezbollah hỗ trợ đánh bại. Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama dự định bổ sung thêm lực lượng cho "phe đối lập ôn hòa" bên trong Syria bằng các tay súng thánh chiến được huấn luyện cẩn thận. Tuy nhiên, sau cuộc triệt phá nhóm khủng bố IS và Mặt trận al - Nusra trên phạm vi cả nước, hàng nghìn tay súng Hồi giáo Syria đã bỏ chạy theo dòng người tị nạn.
syria tro thanh noi doi dau giua my, nato voi nga va iran. anh: afp/ttxvn

Syria trở thành nơi đối đầu giữa Mỹ, NATO với Nga và Iran. Ảnh: AFP/TTXVN

Các liên minh quân sự phương Tây đã khắc phục thất bại của lực lượng nổi dậy "phe đối lập ôn hòa" bằng cách bổ sung thêm đạo quân "ủy nhiệm", nghĩa là tuyển dụng và đào tạo thêm một đội lính đánh thuê và thánh chiến mới. Về vấn đề này, trận đại chiến Aleppo đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo báo cáo của chính quyền Tổng thống al - Assad, hàng nghìn đối tượng khủng bố đã vượt biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria hồi tháng 5 vừa qua. Không nghi ngờ gì nữa, họ sẽ được sử dụng để chống lại lực lượng chính phủ ở Aleppo. 

Trước đó, Thủ tướng Syria Wael Nader al-Halqi cũng cảnh báo rằng hơn 5.000 tân binh đã vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ thâm nhập vào các tỉnh phía Tây Bắc là Aleppo và Idlib và cho rằng các bên đã không thực hiện thỏa thuận ngừng bắn. Việc vượt biên liên tục của những kẻ khủng bố vào Syria được hỗ trợ bởi các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và NATO. Hiện chính quyền Syria cáo buộc phương Tây đã "góp phần gia tăng leo thang hoạt động khủng bố và cung cấp vũ trang cho những kẻ khủng bố". Trên thực tế, những chiến binh thánh chiến nước ngoài này "chiến đấu tự do" dưới sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ - NATO và là lực lượng đồng minh triển khai trên mặt đất có liên lạc thường trực với NATO và quân đội Mỹ. 

Trong một diễn biến gần đây, Mỹ khẳng định rằng 250 binh sỹ đặc biệt đã được triển khai hồi tháng 4/2016 và điều này diễn ra cùng với việc xuất hiện hàng nghìn tân binh của phe nổi dậy. 250 binh sỹ đặc biệt của Mỹ là con số "vô nghĩa" vì không bao gồm những binh lính đến từ NATO. Hơn nữa, trong số 5.000 chiến binh thánh chiến mới tiến vào Syria có lực lượng lính đánh thuê được huấn luyện bài bản (qua dịch vụ tuyển dụng của các công ty tư nhân có hợp đồng với Mỹ - NATO) để hoạt động trong hàng ngũ quân nổi dậy. Những chiến binh thánh chiến này được phối hợp hoạt động các lực lượng đặc biệt Mỹ và các đồng minh. Về ý nghĩa chiến lược, các lực lượng đặc biệt và đội quân thánh chiến mới đang thay đổi thành phần và danh tính của lực lượng chiến đấu của "phe đối lập Syria" vì hầu hết trong số này là các chiến binh nước ngoài, bao gồm cả một đội ngũ lớn nhân viên quân sự Mỹ - NATO. Về danh nghĩa, đây vẫn là lực lượng chống khủng bố nhưng thực chất là chiến đấu chống chính quyền Tổng thống al - Assad do Nga, Iran hậu thuẫn.

Chiến lược này giờ đây dường như đang phát triển theo hướng Mỹ - NATO dần xuất hiện trên vũ đài Syria với việc triển khai các lực lượng đặc biệt và bộ binh thường xuyên với số lượng lớn hơn và sẽ tham gia vào cuộc chiến đối đầu trực tiếp với lực lượng của Tổng thống al - Assad, các lực lượng quân sự và cố vấn quân sự Nga và Iran tại chiến trường Sryria hiện nay. 

Theo nhận định của các chuyên gia quân sự quốc tế, việc tăng cường các lực lượng nước ngoài tại Syria sẽ dẫn tới sự gia tăng căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình Syria. Đây thực chất là cuộc đối đầu quân sự và giành quyền kiểm soát giữa Mỹ, NATO với Nga và Iran tại quốc gia Trung Đông chiến lược này. 

Ông Putin cảnh báo đáp trả lá chắn tên lửa Mỹ ở châu Âu

Nga sẽ buộc phải tìm cách để ngăn chặn các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia từ việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay 13/5 cảnh báo.

tong thong nga vladimir putin. (anh: tass)

Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Ảnh: TASS)

Phát biểu tại một cuộc họp về sự phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Nga diễn ra hôm nay, Tổng thống Nga Putin nói: Ông nhấn mạnh: “Diễn biến gần đây cho thấy tình hình không có dấu hiệu khá lên, thậm chí xấu đi. Tôi đang nói đến việc (Mỹ) triển khai trạm radar ở Romania. Chúng tôi đã nói rất nhiều về lo ngại cũng như đề xuất hợp tác với đối tác Mỹ. Nhưng thực tế tất cả đều bị từ chối”.

“Bây giờ, sau khi Mỹ đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa này, chúng tôi sẽ buộc phải tính đến việc ngăn chặn các mối đe dọa đối với an ninh của nước Nga”, ông Putin nói.

Người đứng đầu Điện Kremlin nói thêm: “Chúng tôi sẽ không tham gia vào cuộc chạy đua này. Chúng tôi có con đường của riêng mình”. Ông Putin nói rằng, Nga đã lên kế hoạch ngân sách cho hoạt động tái trang bị cho Lục quân và Hải quân trong vài năm tới và Nga sẽ điều chỉnh những kế hoạch này nhằm giảm thiểu mối đe dọa đối với an ninh của nước Nga.

Những bình luận trên được đưa ra sau khi Mỹ và các đồng minh NATO hôm qua 12/5 chính thức kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis (ABM) trị giá 800 triệu USD ở Romania. Mặc dù Mỹ nói rằng hệ thống này là “vô hại” nhưng Nga vẫn có nhiều lý do để lo ngại rằng hệ thống này đe dọa an ninh của họ. Nga lo ngại rằng, lá chắn tên lửa này có thể dùng để giám sát các hoạt động của máy bay cũng như các vụ thử nghiệm tên lửa của Nga.


Cựu Thủ tướng Yingluck bị yêu cầu bồi thường 8 tỷ USD

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã bị yêu cầu phải bồi thường 286,64 tỷ baht (khoảng 8 tỷ USD) cho các thất thoát do chương trình trợ giá gạo mà chính phủ của bà đã triển khai.

cuu thu tuong yingluck shinawatra (giua) toi toa an toi cao o bangkok ngay 15/1. anh: reuters/ttxvn

Cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra (giữa) tới Tòa án tối cao ở Bangkok ngày 15/1. Ảnh: Reuters/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, trong phiên xét xử ngày 13/5, con số trên được Phó Bí thư thường trực Văn phòng Thủ tướng Thái Lan, ông Jirachai Moonthongroy, đưa ra trong buổi lấy lời khai ở Tòa xét xử các nhân vật giữ vị trí chính trị của Tòa án Tối cao. Theo cáo trạng, bà Yingluck đã lơ là trách nhiệm khi không cho dừng chương trình trợ giá gạo dù đã được cảnh báo về các nguy cơ thiệt hại, ước tính lên tới hơn 500 tỷ baht (tương đương 14 tỷ USD). 

Bên cạnh việc đưa ra các cáo buộc hình sự, chính quyền quân sự Thái Lan còn đòi những người chịu trách nhiệm phải bồi thường cho nhà nước và đã thành lập một ủy ban điều tra do ông Jirachai Moonthongroy đứng đầu vào tháng 4/2015 để xác định mức độ thiệt hại. 

Trong thời gian cầm quyền từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2014, cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đã tiến hành chương trình mua gạo trợ giá cho nông dân, một trong những cương lĩnh của đảng Pheu Thai khi vận động tranh cử. Theo chương trình này, Chính phủ Thái Lan sẽ mua toàn bộ số gạo của nông dân nước này với mức giá cao hơn giá thị trường từ 40-50%. 

Sau khi bị lật đổ vào tháng 5/2014, cựu Thủ tướng Thái Lan đối mặt với một loạt thách thức về pháp lý mà những người ủng hộ bà cho rằng chúng mang động cơ chính trị, trong đó có cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm và cấm bà hoạt động chính trị 5 năm vào cuối tháng 1/2015. Lệnh cấm hoạt động chính trị và các phiên xét xử hiện nay xoay quanh cáo buộc cựu Thủ tướng Yingluck thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình thu mua gạo của nông dân, gây thiệt hại lớn về tài chính của nhà nước. 

Nếu bị tuyên có tội, bà Yingluck có thể chịu mức án 10 năm tù giam. Trước đó, Tòa án Tối cao Thái Lan đã cho bà Yingluck nộp tiền tại ngoại 30 triệu baht (840.000 USD) nhưng từ chối yêu cầu được đi châu Âu và Nhật Bản của bà.


Máy bay ném bom của Trung Quốc lượn lờ quanh đá Chữ Thập

Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc hồi tuần đầu tháng 5 đã phát đi hình ảnh máy bay ném bom H-6K của lực lượng Không quân thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc lượn lờ phía trên một căn cứ mới xây trái phép ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

chuong trinh truyen hinh trung quoc cho thay may bay nem bom h-6k bay qua da chu thap.(anh: jane's)

Chương trình truyền hình Trung Quốc cho thấy máy bay ném bom H-6K bay qua đá Chữ Thập.(Ảnh: Jane's)

Tạp chí quốc phòng IHS Jane’s cho biết, đoạn video đăng tải trong chương trình truyền hình Military Life cho thấy, máy bay H-6K mang theo loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất có tầm bắn 200km.

Tuy nhiên, chương trình không đề cập cụ thể thời gian diễn ra sự việc trên, cũng như số máy bay H-6K tham gia vào hoạt động này hay liệu máy bay đó có thực sự hạ cánh xuống căn cứ mới xây hay không.

IHS Jane’s bình luận, việc triển khai H-6K này của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc có thể trắng trợn sử dụng hệ thống vũ khí chiến lược để thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2007, H-6K là phiên bản mới nhất của dòng máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc và là sao chép từ nguyên bản Tu-16 Tupolev của Liên Xô. Máy bay này có

H-6K được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Trường Kiếm-10 (CJ-10). Các giá treo vũ khí hai bên cánh H-6K có thể mang theo tới 6 quả, khoang đạn trong thân của nó cũng có thể mang thêm được 1 quả tên lửa hành trình CJ-10. Loại tên lửa này có tầm phóng khoảng 2000km với phương thức dẫn đường bằng vệ tinh, kết hợp với quán tính, có độ sai số mục tiêu khoảng 10m.

Những tin tức trên được đưa ra trong bối cảnh hồi đầu tuần này Mỹ đưa tàu khu trục thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo, xây dựng trái phép trên đá Chữ Thập. Trung Quốc đã trắng trợn điều 3 tàu chiến và 3 máy bay bám sát tàu khu trục của Mỹ và lớn tiếng yêu cầu tàu Mỹ rút khỏi khu vực. Phía Mỹ khẳng định đây là hoạt động định kỳ và phù hợp với thông lệ quốc tế.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục