Malaysia dừng tuyển mới lao động nước ngoài
Mập mờ tăng lương tối thiểu và bảo hiểm xã hội 2016
Điện gió sẽ là 'đặc sản'
Đà Nẵng: Công nhân khốn đốn vì chủ doanh nghiệp “bặt vô âm tín”
Lừa bán vé máy bay qua mạng tại Nhật
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 12-03-2016
- Cập nhật : 12/03/2016
Có 123 quy định đang bị 'tố' là tồi nhất
Tổng số đề cử nhận được là 9297 và tổng số quy định hợp lệ được đề cử là237 quy định (chỉ tính một lượt quy định đối với nhiều đề cử trùng lặp về nội dung, loại bỏ các đề cử không phải là quy định trong văn bản quy phạm pháp luật và các quy định nằm ngoài khoảng thời gian 2011-2015).
Trong số đó số quy định tốt có 114 quy định và số quy định tồi là 123.
Có hai quy định trong Hiến pháp, 79 quy định trong Luật, 75 quy định trong Nghị định, 69 quy định trong Thông tư...
Có đến 41 quy định bị xem là tồi liên quan đến thủ tục hành chính; 24 quy định tồi liên quan đến điều kiện kinh doanh.
Cuộc bình chọn các quy định pháp luật tốt nhất và tồi nhất do VCCI, Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV) và Đại sứ quán Úc tổ chức.
Tiếp theo, ban tổ chức sẽ tổng hợp các đề cử để hội đồng chuyên gia xem xét, bình luận và đưa ra danh sách ngắn 30 quy định tốt và 30 quy định tồi. Danh sách đề cử này sẽ được gửi trước đến cho các bộ, ngành liên quan để thu nhận các ý kiến phản hồi, giải trình.
Nghiệp đoàn Nghề cá: Trung Quốc thiếu thiện chí ở biển Đông
Ngày 11/3, Nghiệp đoàn Nghề Cá Việt Nam cho biết, sau khi nhận được báo cáo của hội Nghề cá Quảng Nam, cơ quan này đã ra tuyên bố phản đối hành động cướp, phá tàu cá ngư dân Quảng Nam do Hải cảnh Trung Quốc gây ra.“Đây là một trong những hành động nguy hiểm, có dụng ý của phía Trung Quốc nhằm đe dọa tinh thần, an toàn tính mạng và gây thiệt hại về kinh tế đối với ngư dân Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục thể hiện tinh thần thiếu thiện chí, lời nói không đi đôi với việc làm của phía Trung Quốc, làm phức tạp thêm tình hình trên biển Đông, ảnh hưởng đến cuộc sống của ngư dân”, tuyên bố nêu.
Ngư lưới cụ bị Hải cảnh Trung Quốc cắt phá. Ngư dân Thái khẳng định sẽ tiếp tục bám biển Hoàng Sa. Ảnh: H.T
Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kiên quyết phản đối hành động của phía Trung Quốc và đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam cần có các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của ngư dân Việt Nam trong các hoạt động trên biển. Cơ quan này cho hay các lực lượng chấp pháp cần kịp thời phối hợp ngăn chặn và xử lý những hành động tương tự để ngư dân Việt Nam yên tâm vươn khơi bám biển lao động sản xuất.
Nghiệp đoàn Nghề cá cũng đề nghị ngư dân cần tăng cường tình đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động.
Trước đó, trưa ngày 6/3, tàu cá do ông Võ Quang Thái (xã Tam Quang, huyện Núi Thành), làm thuyền trưởng cùng 9 ngư dân đang khai thác tại vùng biển Hoàng Sa đã bị tàu Hải cảnh Trung Quốc mang số hiệu 46101 cùng 2 tàu không rõ số hiệu cập mạn, khống chế. Sau khi mở bạt che súng trên tàu chĩa về phía ngư dân để uy hiếp, 11 người Trung Quốc xông lên tàu ngư dân cướp lương thực, nước uống, gần một tấn hải sản và cắt phá ngư lưới cụ. Trong nhóm này có 2 người nói được tiếng Việt, đe dọa tàu ông Thái phải quay trở lại đất liền, “nếu gặp lại một lần nữa sẽ đâm vỡ tàu”.
Thượng tá Nguyễn Văn Búp, Đồn trưởng Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Kỳ Hà (đóng quân tại xã Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam), cho hay nhà chức trách đã hoàn tất việc kiểm tra thiệt hại, lấy lời khai của các ngư dân. “Thiệt hại của vụ cướp phá khoảng 300 triệu đồng. Lời khai của ngư dân về thủ phạm của vụ cướp là Hải cảnh Trung Quốc là có cơ sở”, thượng tá Búp nói.
Thượng tá Búp phủ nhận thông tin cho rằng, cùng thời điểm có nhiều tàu cá của Việt Nam cũng bị Hải cảnh Trung Quốc tấn công ở vùng biển này. “Thông tin đó không có cơ sở, gây hoang mang cho ngư dân ra khơi. Có một số vụ tương tự nhưng là trước đây”, thượng tá Búp nói.
Về phía chủ tàu Võ Quang Thái, dù vụ cướp phá gây tổn thất lớn về kinh tế và còn bị đe dọa "sẽ đâm vỡ tàu nếu gặp lại" nhưng ngư dân này khẳng định sẽ tiếp tục bám biển Hoàng Sa, sau khi tu sửa các thiết bị trên tàu. “Chuyến biển đầu năm anh em ai nấy cũng tràn trề hy vọng, niềm vui càng nhân đôi khi ra đến nơi, gặp luồng cá lớn. Vậy mà không ngờ tàu Hải cảnh Trung Quốc cướp phá hết. Tàn nhẫn quá”, ông Thái nói.
Ngư dân này từng được Chủ tịch tỉnh Quảng Nam tặng bằng khen vì thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo khi Trung Quốc kéo dàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam năm 2014. Ông Thái có gia cảnh khó khăn, mang nợ hàng trăm triệu đồng đóng tàu nhiều năm chưa trả được. Ngư dân này bày tỏ muốn chính quyền các cấp hỗ trợ kinh phí sửa chữa, mua sắm thiết bị do vụ cướp phá gây ra để tiếp tục ra khơi sớm.
Gia Lai công bố rủi ro thiên tai cấp độ 1 trên toàn tỉnh
UBND tỉnh Gia Lai giao cho các đơn vị trển khai các biện pháp phòng, chống hạn trên địa bàn; báo cáo tình hình hạn hán, thiệt hại do hạn hán và đề xuất hỗ trợ chống hạn, cứu đói, khôi phục sản xuất cùng bị thiệt hại do hạn hán gây ra.
Mực nước trên các sông suối trên tỉnh Gia Lai từ tháng 1 đến tháng 4 đều có xu hướng giảm. Hiện các hồ ở phía Đông và Đông Nam tỉnh lượng nước trong hồ chỉ đạt từ 30 đến 80% dung tích hồ. Lượng nước chảy trên các sông suối thiếu hụt 30%-50%.
Theo số liệu mới nhất, toàn tỉnh hiện diện tích cây trồng bị hạn lên đến 2.900 ha tập trung chỉ yếu ở các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Chư Pah...
Dự báo được tình trạng hạn hán do lượng mưa năm 2015 thấp, phòng nông nghiệp ở các huyện đã tuyên truyền trước đó cho các hộ gia đình hạn chế trồng lúa nước, chuyển đổi sang những giống cây trồng thích hợp hoặc bỏ hoang để tránh thiệt hại đầu tư. Vụ Đông Xuân năm nay diện tích lúa nước, cây màu, cây công nghiệp giảm so với vụ trước khoảng 2.670 ha.
Cây màu thiếu nước
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Tây Nguyên, mùa mưa năm nay sẽ kết thúc sớm, lượng mưa tại khu vực Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) chỉ đạt 50%-60% so với nhiều năm trước. Dự báo mùa khô năm nay ở Gia Lai sẽ xảy ra tình trạng hạn hán nặng nhất trong 18 năm trở lại đây.
Vé máy bay giả ở Nhật: Khách hàng đã bị lừa như thế nào?
Đây là lần đầu tiên hình thức lừa đảo vé máy bay trực tuyến, khách hàng đã trả tiền vào tài khoản của Vietnam Airlines nhưng vẫn không có chỗ, xảy ra ở thị trường Nhật Bản.
Đối tượng lừa đảo gửi lại khách email mã đặt chỗ kèm với khuyến cáo phải thanh toán tiền trong vòng 12 tiếng nếu không sẽ bị hủy chỗ đó - Ảnh: Vietnam Airlines cung cấp
Liên quan đến vụ việc vé máy bay giả mạo của Vietnam Airlines (VNA) ở Nhật Bản vừa xảy ra, sáng nay 11-3, hãng hàng không này đã thông tin chi tiết cho Báo Người Lao Động về thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo như sau:
Các đối tượng này thường xuyên giao bán giá vé máy bay rẻ trên mạng. Khi khách hàng quan tâm, đối tượng sẽ lấy thông tin và đặt chỗ theo đúng yêu cầu của khách, gửi lại khách email mã đặt chỗ kèm với khuyến cáo phải thanh toán tiền trong vòng 12 tiếng nếu không sẽ bị hủy chỗ đó. Khách vẫn có thể lên hệ thống kiểm tra đúng tên tuổi, hành trình nhưng không biết là sau bước thanh toán, khách cần nhận lại được vé máy bay có đầy đủ số vé và hành trình để thực hiện chuyến bay.
Đối tượng cũng hướng dẫn khách thanh toán theo 2 hình thức: chuyển khoản qua mạng cho một tài khoản mà đối tượng chỉ định hoặc thanh toán trực tiếp tại văn phòng chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản.
Trong trường hợp này, đối tượng chỉ có thể lấy tiền khi khách lựa chọn hình thức thanh toán chuyển khoản cho tài khoản mà mình chỉ định. Sau khi khách trả tiền bằng chuyển khoản vào tài khoản được chỉ định, đối tượng không xuất vé và trả tiền lại cho Vietnam Airlines. Khi khách ra sân bay đưa mã đặt chỗ ra thì mới biết là vé giả.
Trường hợp khách đến Chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật thì sẽ biết là không có mức giá đó và khách hàng sẽ phải đặt và mua vé lại theo nhu cầu.
Theo ghi nhận của Chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản, hình thức này lần đầu tiên gặp phải tại Nhật Bản. Trường hợp giao dịch qua facebook "Dịch vụ Hàng không - Airserco" là trường hợp được khách hàng trực tiếp phản ánh tới Chi nhánh Nhật Bản. Tuy nhiên, theo đánh giá có thể không phải chỉ 1 mà nhiều đối tượng sử dụng hình thức này để rao bán vé giả với mức giá thấp hơn nhiều giá công bố của Hãng.
Theo ghi nhận ước lượng từ các đầu sân bay, tính từ tháng 2-2016 (trước Tết Âm lịch), số lượng người bị lừa tương tự thông qua hình thức này là khoảng 65 trường hợp, cụ thể:
- Sân bay Haneda (Tokyo): khoảng 45 trường hợp
- Sân bay Narita (Tokyo): khoảng 15 trường hợp
- Sân bay Osaka (Tokyo): khoảng 5 trường hợp
Trung Quốc ráo riết quân sự hóa biển Đông
Các chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế đến từ Úc, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam ngày 10-3 đã tham dự hội thảo “ASEAN và quan hệ Trung - Mỹ: Những chuyển động mới và tác động tới khu vực” tổ chức tại Hà Nội.
Nói đằng, làm nẻo
Đề cập “mô hình mới” giữa mối quan hệ của các nước lớn, GS Carlyle Thayer (ĐH New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc) cho rằng Trung Quốc đang trỗi dậy và Mỹ cố gắng điều chỉnh quá trình này. Dư luận cảm thấy bất an trước tham vọng mở rộng một cách đơn phương các hoạt động vì những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Quân sự hóa biển Đông đã lái quan hệ Mỹ - Trung ở biển Đông theo những hướng căng thẳng mới.
“Trong năm nay sẽ xảy ra những rủi ro lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai nước có thể bị cuốn vào cuộc đối đầu mang tính chiến thuật cả ở biển và trên không, từ đó nguy cơ làm tăng mức độ căng thẳng trong khu vực” - GS Thayer nhận định.
Ngay sau đó, GS Su Hao (ĐH Ngoại giao Trung Quốc) cho rằng các hoạt động gần đây của Bắc Kinh ở biển Đông “không phải là ý đồ gây hấn” mà đơn giản là “hành vi mang tính ngây thơ” khi thấy các nước khác liên quan đến tranh chấp tăng cường sự hiện diện của mình.
Trao đổi với báo giới bên lề hội thảo, TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu sinh của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, bình luận bài phát biểu của GS Su Hao đã nêu quan điểm chính thức của Trung Quốc về vấn đề biển Đông. Từ trước tới nay, nước này vẫn luôn khẳng định điều mà họ cho là muốn duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông nhưng thực tế, hành động hoàn toàn ngược lại. Trung Quốc đang muốn thay đổi cán cân quyền lực ở biển Đông theo hướng có lợi cho mình. Trong thời gian tới, Bắc Kinh có thể vẫn tiếp tục những hành động gây hấn bất chấp sự phản đối của Mỹ và ASEAN.
GS Thayer cũng khẳng định ông không thể chấp nhận sự bao biện của Trung Quốc về các hành động phi pháp của nước này ở biển Đông. Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo. Và những gì nước này đã và đang làm ở biển Đông mới là câu trả lời chính xác nhất cho hành động của họ.
Việt Nam phải mạnh mẽ và sáng tạo hơn
Trong bối cảnh diễn biến ngày càng phức tạp ở khu vực, đặc biệt là vấn đề biển Đông, theo các học giả và nhà khoa học, ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng cần có những hành động thiết thực và sáng tạo hơn.
GS Thayer cho rằng ASEAN phải cùng nhau làm rõ nội hàm của thuật ngữ “quân sự hóa” để xác định xem những lời biện minh của Trung Quốc có phù hợp hay không. Ngoài ra, sáng kiến minh bạch hàng hải rất quan trọng và Việt Nam có thể sử dụng kênh này để nêu các vấn đề của mình trong tranh chấp biển Đông.
Điều quan trọng, theo GS Thayer, ASEAN không có cách nào khác là tiếp tục thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới Bộ Quy tắc về ứng xử trên biển Đông (COC). Qua trao đổi với một người thạo tin, GS Thayer cho rằng trong năm 2016 có thể ký kết COC. Dù vậy, nếu COC được ký kết, cần phải xem có được thực hiện trên thực tế không. Có thể Trung Quốc sẽ dùng COC để kiềm chế hành động của Philippines, Mỹ và các nước khác hơn là thay đổi hành vi của Trung Quốc.
Còn TS Lê Hồng Hiệp cho rằng Việt Nam cần mạnh mẽ, mạnh dạn hơn trong phạm vi chính sách “Ba không” (không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia).
“Chúng ta không cho thiết lập các căn cứ quân sự nhưng vẫn có thể tạm thời đón tiếp các lực lượng nước ngoài... Việt Nam vẫn có thể duy trì chính sách của mình nhưng phải tận dụng các dư địa trong các chính sách đó để gửi thông điệp mạnh mẽ hơn đến Trung Quốc, để dù không ngăn cản được Trung Quốc trên thực địa nhưng khiến họ dè dặt hơn, cân nhắc hơn trong hành động ở biển Đông” - ông Hiệp nói.
Ráo riết lập ADIZ
GS Carlyle Thayer khẳng định những thiết bị Trung Quốc đã xây dựng và lắp đặt trên biển Đông giúp Trung Quốc kiểm soát hoạt động trên biển Đông từ nay đến năm 2030. Tới đây, Trung Quốc có thể thiết lập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông mà thực ra nó đã xuất hiện rồi nhưng Bắc Kinh sẽ thực hiện ráo riết hơn để kiểm soát các chuyến bay qua lại trên biển Đông.