tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 11-03-2016

  • Cập nhật : 11/03/2016

Đề xuất xây khu phố ngầm 8.400 tỷ đồng ở Sài Gòn

Khu phố ngầm Ga trung tâm Bến Thành - Ga Nhà hát gồm tổ hợp phố đi bộ ngầm, quảng trường công cộng, công trình phụ trợ, cửa tiệm...

Theo phương án do một công ty của Nhật Bản vừa đề xuất, dự án "Khu phố ngầm Nhà ga trung tâm Bến Thành - Nhà ga Nhà hát Thành phố" (quận 1, TP HCM) sẽ có 4 tầng hầm, bao gồm tổ hợp phố đi bộ ngầm, quảng trường công cộng, công trình phụ trợ và khu vực cửa tiệm gắn liền với tổ hợp.

Công trình có tổng diện tích hơn 45.400 m2, trong đó khu vực công (phố đi bộ ngầm) là hơn  21.600 m2, khu vực tư (mua sắm, ẩm thực, vui chơi, giải trí) là 16.850 m2, còn lại là các công trình phụ.Theo đề xuất, dự án có tổng số vốn gần 8.400 tỷ đồng, trong đó vốn của UBND TP HCM (vốn ODA) gần 5.000 tỷ đồng, còn lại là của nhà đầu tư (vốn PPP + FDI).

du an "khu pho ngam nha ga trung tam ben thanh - nha ga nha hat thanh pho" voi tong so von dau tu du kien gan 8.400 ty dong. anh: bql duong sat do thi tp hcm

Dự án "Khu phố ngầm Nhà ga trung tâm Bến Thành - Nhà ga Nhà hát Thành phố" với tổng số vốn đầu tư dự kiến gần 8.400 tỷ đồng. Ảnh: BQL Đường sắt đô thị TP HCM

Về cơ cấu đầu tư, thành phố sẽ xây dựng lối đi công cộng, quảng trường công cộng và các công trình phụ trợ đi kèm. Còn nhà đầu tư xây dựng và quản lý khu vực cửa tiệm bằng hình thức đầu tư trực tiếp và xây dựng một phần dự án công bằng nguồn vốn tư nhân theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao)...

Theo chủ đầu tư, dự án không chỉ nhằm xây dựng trung tâm thương mại mà còn hướng đến việc hình thành một khu đô thị, thành phố dưới lòng đất với quy mô lớn ở khu vực Đông Nam Á. Công trình dự kiến thi công từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2024. Thời gian thu hồi vốn nhà nước trong vòng 13 năm kể từ khi công trình đi vào hoạt động.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa cho biết, việc xây dựng khu phố ngầm là dự án đầu tiên phát triển hệ thống trung tâm thương mại dưới lòng đất tại Việt Nam, nên thành phố rất quan tâm để dự án được triển khai tốt cả về hiệu quả kinh tế, tác động xã hội cũng như tính an toàn của công trình. Dự án sẽ giúp phát triển kinh tế thành phố, tác động đến công ăn, việc làm và phúc lợi của người dân, mỹ quan công trình đô thị. 

Sắp tới, UBND thành phố sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời lấy ý kiến các cơ quan chức năng để đánh giá các phương án của nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, ngày 28/10/2015, UBND TP HCM đã có văn bản chấp thuận cho công ty của Nhật Bản và một doanh nghiệp Việt Nam, nghiên cứu lập đề xuất và triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại ngầm tại khu vực nhà ga metro Bến Thành và đường Lê Lợi từ nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp.


Hải quân đưa tàu buồm huấn luyện hiện đại vào sử dụng

Tàu buồm Lê Quý Đôn 286 được đánh giá hiện đại nhất thế giới, có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, giúp hải quân huấn luyện, bảo vệ biển đảo Tổ quốc.

Ngày 10/3, tại quân cảng Học viện Hải quân ở TP Nha Trang (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân tổ chức thượng cờ, chính thức đưa vào hoạt động tàu buồm huấn luyện 286 Lê Quý Đôn.

nghi thuc thuong co, dua tau 286 ly thai to vao hoat dong. anh: xuan ngoc

Nghi thức thượng cờ, đưa tàu 286 Lý Thái Tổ vào hoạt động. Ảnh: Xuân Ngọc

Đây là tàu buồm huấn luyện đầu tiên được đóng mới dưới sự giám sát của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Ba Lan, theo hợp đồng ký kết với Hải quân Việt Nam vào tháng 7/2014. Tàu đóng hoàn thành, được kiểm tra toàn diện trước khi đưa về đến quân cảng Học Viện Hải quân TP Nha Trang, hồi 27/1.Tàu có 3 cột buồm cao 40 m với 21 buồm và 10 que xoay. Tổng diện tích là 1.400 m2, dài 67 m, rộng 10 m với lượng giãn nước 857 tấn. Tàu biên chế 30 người và có thể phục vụ 80 học viên đi thực tập đường dài; kết hợp thực hiện các hoạt động ngoại giao với các nước trong khu vực ASEAN và có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết.

tau co tong dien tich 1.400 m2 voi 3 cot buom, giup huan luyen luc luong hai quan, nang cao nang luc bao ve bien dao to quoc. anh: xuan ngoc

Tàu có tổng diện tích 1.400 m2 với 3 cột buồm, giúp huấn luyện lực lượng hải quân, nâng cao năng lực bảo vệ biển đảo tổ quốc. Ảnh: Xuân Ngọc

Trên tàu được trang bị hệ thống điện tử, thiết bị hàng hải hiện đại gồm máy tàu, thông tin - Rađa, cơ điện, boong... Tàu có đầy đủ mọi tiêu chuẩn hoạt động theo Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).

Khu vực đài thông tin tìm kiếm cứu nạn được thiết kế tối tân, giúp sớm phát hiện mục tiêu cần tìm; phía boong tàu được trang bị cầu trục gắn với canô cao tốc cứu hộ.Phòng máy tính đào tạo, huấn luyện học viên; khu tiếp khách; không gian bếp và huấn luyện kỹ năng đi biển cho thủy thủ viễn dương và hoạt động đường dài; sẵn sàng tham gia các hoạt động giao lưu hải quân, hàng hải quốc tế và mọi nhiệm vụ quân sự được giao.

tau buom 286 ly thai to duoc trang bi nhung he thong hien dai. anh: xuan ngoc

Tàu buồm 286 Lý Thái Tổ được trang bị những hệ thống hiện đại. Ảnh: Xuân Ngọc

Phát buổi lễ, Phó đô đốc Đinh Gia Thật - Chính ủy Quân chủng Hải quân Việt Nam - khẳng định, đưa tàu buồm huấn luyện 286 Lý Thái Tổ vào biên chế Hải quân là sự tiếp nối những thành công, có ý nghĩa hết sức quan trọng; đánh dấu bước phát triển hiện đại của Quân chủng Hải quân nói riêng và Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung.

Phó đô đốc yêu cầu các chiến sĩ lực lượng tàu buồm huấn luyện đội ngũ cán bộ, thủy thủ hải quân tiến lên hiện đại; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, phải bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa.


Đầu tư vào nông nghiệp: Ưu đãi nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn “ngán“

Sau làn sóng các doanh nghiệp ồ ạt nhảy vào nông nghiệp thì đến nay, không ít “ông lớn” đã thở dài, vì lĩnh vực này đòi hỏi vốn lớn nhưng rủi ro lại cao, lợi nhuận thấp. Đó cũng là câu trả lời cho thực tế, vì sao vốn từ các doanh nghiệp rót vào đầu tư nông nghiệp chỉ chiếm 1%.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Khi “ông lớn” cũng kêu khó

Thời gian qua, ngành nông nghiệp liên tục ghi nhận những “ông lớn” trong các lĩnh vực như bất động sản, gang thép… quyết định đầu tư “tay ngang” vào nông nghiệp như Tập đoàn Vingroup, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn T&T… Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ NN&PTNT, tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này chỉ chiếm khoảng 1% so với toàn nền kinh tế. 

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp cũng chỉ trên dưới 1%. So với thời điểm vốn FDI rót vào nông nghiệp có lúc lên tới 15% thì đây là mức sụt giảm rất mạnh. Điều đó cho thấy, ngành nông nghiệp vẫn chưa trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn dù cơ hội vẫn còn nhiều so với các lĩnh vực khác.

Ông Vũ Văn Tiền, Chủ tịch Tập đoàn Geleximco cho biết, Đảng và Chính phủ rất quan tâm lĩnh vực nông nghiệp, tạo mọi thuận lợi từ chủ trương đến chính sách để nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đi vào triển khai dự án mới thấy như gặp phải “mê hồn trận”, vướng trăm bề, trong đó vướng nhất là đất đai, vốn và quy hoạch. Geleximco đã từng sang Israel học hỏi kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản, sau đó đầu tư hơn 20 tỷ đồng nuôi 100ha tôm tại Thái Bình. 

Tuy nhiên, dự án đến nay vẫn đắp chiếu. Cách đây 5 năm, Tập đoàn tiếp tục rót hàng trăm triệu USD đầu tư Nhà máy Giấy An Hòa (Tuyên Quang), nhưng nhà máy này đang rơi vào tình trạng khó khăn do phải “ăn đong” nguyên liệu. “Trước khi quyết định đầu tư, chúng tôi được quy hoạch 165.000ha rừng tại Tuyên Quang nên rất yên tâm, nhưng khi triển khai xây dựng nhà máy thì mới biết chỉ có 500ha. Gần Tết Nguyên đán 2016, người dân ồ ạt chặt cây bán, chúng tôi báo chính quyền huyện, xã thì đều nhận được sự thờ ơ”, ông Vũ Văn Tiền thông tin. 

Còn bà Thái Hương, Chủ tịch Tập đoàn TH True Milk cho hay, chủ trương của Nhà nước là miễn thuế vật tư nhập khẩu cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, TH True Milk vẫn bị áp thuế 5%, chưa được hưởng ưu đãi nào. Khi doanh nghiệp chưa đồng ý nộp vì muốn “đòi quyền lợi”, thì ngành thuế lập tức “bêu tên” nợ thuế, khiến uy tín của doanh nghiệp bị tổn hại.

Chính sách nhiều nhưng khó áp dụng

Không riêng gì Geleximco hay TH True Milk mà hàng loạt doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đều gặp khó khăn, vướng mắc. Có một nghịch lý đó là trong khi chủ trương, chính sách của Nhà nước tưởng chừng như rất ưu đãi thì lại có không ít doanh nghiệp đã phải ngao ngán lắc đầu. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, vướng mắc chính nằm ở cơ chế. 

Tại không ít địa phương, lãnh đạo chỉ có tư tưởng đô thị hóa, xây khu công nghiệp mà dường như không quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh đó, theo nhiều doanh nghiệp, rất nhiều chính sách thu hút đầu tư vào nông nghiệp vẫn nằm trên giấy, thậm chí nhiều chính sách không áp dụng được vào thực tiễn.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát nhìn nhận, nông nghiệp đã có thời kỳ phát triển mạnh, nhưng đã đến lúc không thể tiếp tục con đường cũ. Áp lực hội nhập bắt buộc chúng ta phải có một nền nông nghiệp hàng hóa, cạnh tranh quốc tế. Ông Cao Đức Phát cho rằng, Nhà nước luôn phải xác định doanh nghiệp là then chốt trong tái cơ cấu nông nghiệp, do đó phải tạo lập môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực này. Bộ NN&PTNT sẽ có giải pháp tháo gỡ để cải thiện bức tranh đầu tư vào nông nghiệp.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng thống Tanzania

Tổng thống John Magufuli mong muốn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các khu công nghiệp của Tanzania, trong chiến lược công nghiệp hóa Tanzania trong 25 năm tới.
tong thong nuoc cong hoa thong nhat tanzania john magufuli don chu tich nuoc truong tan sang. (anh: vietnam+)

Tổng thống nước Cộng hòa Thống nhất Tanzania John Magufuli đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. (Ảnh: Vietnam+)

Sáng 9/3, Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Phủ Tổng thống Tanzania với nghi lễ cao nhất dành cho Nguyên thủ quốc gia với 21 loạt đại bác chào mừng.

Đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân nước chủ nhà đã nồng nhiệt chào đón Chủ tịch và Phu nhân.

Sau lễ đón chính thức, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng thống Tanzania John Magufuli trong không khí thân tình và hữu nghị.

Tham dự Lễ đón và Hội đàm cùng Tổng thống Tanzania John Magufuli có Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao, Hợp tác Quốc tế, Khu vực và Đông Phi, Bộ trưởng Công thương và Đầu tư, Bộ trưởng Giao thông và Phát triển Hạ tầng, Bộ trưởng Tài chính - Kế hoạch, Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ, Bộ trưởng Nông nghiệp, Chăn nuôi và Hải sản, Bộ trưởng Y tế, Phát triển Cộng đồng và Trẻ em cùng lãnh đạo nhiều Bộ, ngành khác có quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đến thăm đất nước Tanzania anh em, cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt và trọng thị mà lãnh đạo và nhân dân Tanzania dành cho đoàn.

Tổng thống Magufuli nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước tới Tanzania, khẳng định đây là sự kiện đặc biệt vì Chủ tịch nước là vị khách nguyên thủ đầu tiên của Tổng thống kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 10/2015.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Magufuli đều cho rằng hai nước có truyền thống đoàn kết, hữu nghị, ủng hộ nhau trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Đây là mối quan hệ dựa trên nền tảng vững chắc được xây dựng bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống đầu tiên của Tanzania Julius Nyerere và là tài sản quý giá để hai nước tiếp tục giúp đỡ và ủng hộ nhau trong công cuộc xây dựng đất nước.

Hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ tin tưởng chắc chắn rằng chuyến thăm sẽ là dấu mốc mới quan trọng, tạo động lực đưa quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác cùng phát triển giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới sâu rộng và hiệu quả.

Hai nhà lãnh đạo đã thông báo cho nhau tình hình mỗi nước, hài lòng ghi nhận và đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trong hơn 50 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 14/02/1965. Hai bên đánh giá cao việc hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng hợp tác cùng có lợi với các nước châu Phi, đặc biệt với Tanzania, đất nước anh em đã luôn sát cánh ủng hộ Việt Nam trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập, thống nhất trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay; chúc mừng những thành tựu ấn tượng mà nhân dân Tanzania đạt được trong nỗ lực cải cách, phát triển kinh tế; đánh giá cao những đóng góp tích cực của Tanzania cho hoà bình, ổn định, liên kết hợp tác trong khu vực Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi, Cộng đồng kinh tế khu vực Đông Phi và trên toàn châu lục.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng nhiệt liệt chúc mừng Tanzania đã chủ trì tổ chức thành công Hội nghị thượng đỉnh Nguyên thủ Cộng đồng các nước Đông Phi tại Tanzania ngày 2/3 vừa qua.

Tổng thống John Magufuli bày tỏ ngưỡng mộ đối với cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước của Việt Nam trước đây cũng như những thành tựu ấn tượng trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay và coi đó là nguồn cảm hứng, tấm gương sáng cổ vũ nhân dân Tanzania trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. 

Hai lãnh đạo nhất trí tăng cường quan hệ chính trị mật thiết thông qua trao đổi đoàn các cấp; tăng cường phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết và các diễn đàn quốc tế khác.

Hai bên trao đổi và chia sẻ quan điểm về tình hình khu vực và thế giới; chia sẻ các nguyên tắc chung để giải quyết các xung đột, khác biệt nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định ở các khu vực và trên toàn thế giới. Trên cơ sở đó, hai nhà lãnh đạo nhất trí rằng các cuộc xung đột, tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. 

Về thương mại, hai bên thảo luận nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh thương mại phù hợp với tiềm năng hai nước. Bên cạnh các mặt hàng hai bên có thế mạnh như hạt điều của Tanzania, gạo của Việt Nam…, hai bên nhất trí mở rộng xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, máy móc nông cụ... 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng là cầu nối cho hàng hóa Tanzania vào thị trường Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước thành viên trong Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) Việt Nam tham gia. 

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng mong muốn Tanzania tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường Tanzania và các nước Đông Phi, Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi, phấn đấu tới 2020 đạt kim ngạch 1 tỷ USD.

Hai lãnh đạo bày tỏ vui mừng về những thành công bước đầu của mạng viễn thông Halotel của Công ty liên doanh Viettel Tanzania, đóng góp vào việc phát triển viễn thông, tạo công ăn việc làm và qua đó phát triển các vùng kinh tế của Tanzania, nhất là các vùng nông thôn. 

Tổng thống John Magufuli khẳng định sẽ đảm bảo mọi điều kiện để liên doanh Viettel tiếp tục đầu tư và kinh doanh tại Tanzania. Thành công này là tiền đề quan trọng tạo động lực thu hút các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nhiều hơn nữa vào thị trường Tanzania. 

Tổng thống Tanzania mong muốn Việt Nam đầu tư trực tiếp, liên doanh hoặc chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật cho Tanzania trong các lĩnh vực lúa gạo, nuôi trồng thủy sản, may mặc, da giày, sản xuất hàng bông sợi, sữa… là những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động và Tanzania có thế mạnh về nguồn nguyên liệu.

Tổng thống John Magufuli cũng mong muốn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào các khu công nghiệp của Tanzania, trong chiến lược công nghiệp hóa Tanzania trong 25 năm tới. Hai bên nhất trí xác định nông nghiệp và viễn thông là hai lĩnh vực trọng tâm hợp tác và từ đó mở rộng ra các lĩnh vực khác.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí cùng tiến hành triển khai hai dự án hợp tác nông nghiệp tại Tanzania, nhất trí sớm tổ chức kỳ họp lần 2 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam-Tanzania tại Dar es Salaam trong năm 2016. Hai nhà lãnh đạo nhất trí khuyến khích các địa phương hai nước hợp tác trực tiếp với nhau như giữa Dandiba và Quảng Ninh. 

Hai bên nhất trí sẽ thúc đẩy ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư. 

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trân trọng mời Tổng thống John Magufuli sớm thăm Việt Nam. Tổng thống John Magufuli cảm ơn và vui vẻ nhận lời. Thời gian chuyến thăm sẽ được thoả thuận qua đường ngoại giao.


Hà Nội sẽ miễn nhiệm 3 phó chủ tịch UBND

Dự kiến trong tháng 3, HĐND TP Hà Nội sẽ tổ chức họp bất thường để kiện toàn một số chức danh lãnh đạo HĐND và UBND thành phố.

Nguồn tin của VnExpress cho hay, HĐND thành phố đang lên kế hoạch tổ chức họp bất thường để miễn nhiệm một phó chủ tịch HĐND, 3 phó chủ tịch UBND, một ủy viên thường trực HĐND. Lý do, một số lãnh đạo chuyển công tác khác, số còn lại đến tuổi nghỉ hưu. Ngay tại phiên họp, HĐND cũng sẽ bầu một phó chủ tịch HĐND và 3 phó chủ tịch UBND thành phố.

cac pho chu tich ubnd tp ha noi (tu trai qua): vu hong khanh, nguyen quoc hung, nguyen van suu, le hong son. anh: vo hai.

Các Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội (từ trái qua): Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Văn Sửu, Lê Hồng Sơn. Ảnh: Võ Hải.

Bộ máy lãnh đạo của HĐND TP Hà Nội hiện có Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó chủ tịch Nguyễn Văn Hoạt; Ủy viên thường trực Nguyễn Văn Nam (ông Nam mới được bổ nhiệm Bí thư quận Hai Bà Trưng).

UBND thành phố Hà Nội có 6 phó chủ tịch gồm các ông: Vũ Hồng Khanh (Phó chủ tịch thường trực); Lê Hồng Sơn; Nguyễn Văn Sửu; Nguyễn Ngọc Tuấn; Nguyễn Quốc Hùng và Trần Xuân Việt.

Tại hội nghị hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14 và HĐND nhiệm kỳ 20160-2021 lần thứ nhất của Hà Nội ngày 16/2, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Đào Văn Bình thông tin: “Thường vụ Thành ủy giới thiệu anh Vũ Hồng Khanh (Phó chủ tịch Thường trực UBND thành phố) ứng cử Chủ tịch Mặt trận, khả năng một tháng nữa sẽ họp bất thường để bầu".

Theo dự thảo nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND các cấp được Chính phủ đưa ra lấy ý kiến cuối năm 2015, Hà Nội và TP HCM sẽ có 5 phó chủ tịch UBND.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục