Việt Nam đứng thứ hạng 21 trên bảng xếp hạng về kinh tế, nhưng đứng thứ 5 khi nói về khả năng tiết kiệm của các chuyên gia nước ngoài.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 13-03-2016
- Cập nhật : 13/03/2016
Malaysia dừng tuyển mới lao động nước ngoài
Chính phủ Malaysia hôm 12/3 tuyên bố sẽ dừng việc tuyển mới lao động nước ngoài đến làm việc tại quốc gia này.
Phó Thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho biết, quyết định nêu trên được đưa ra trong cuộc họp nội các ngày hôm qua, song lưu ý không áp dụng với lĩnh vực thuê mướn người giúp việc trong gia đình.
Theo ông Zahid Hamidi, các nhà tuyển dụng tại Malaysia cần phải sử dụng những lao động nước ngoài đang sinh sống tại Malaysia, thay vì tuyển mới nguồn lao động này, bất cứ công ty hoặc tổ chức nào sử dụng lao động nước ngoài bất hợp pháp sẽ phải chịu các hình phạt theo quyết định của tòa án Malaysia.
Quyết định nêu trên cũng đồng nghĩa với việc chính phủ Malaysia sẽ chấm dứt kế hoạch tiếp nhận 1,5 triệu công nhân Bangladesh trong 3 năm tới./.
Mập mờ tăng lương tối thiểu và bảo hiểm xã hội 2016
Đã 3 tháng từ quyết định tăng lương tối thiểu vùng 2016 và điều chỉnh quy định đóng BHXH mới bắt buộc có hiệu lực, song nhiều DN vẫn mập mờ, né tránh. Ảnh: Anh Tuấn.
Đến nay, hơn 3 tháng kể từ thời điểm các quyết định về điều chỉnh mức lương tối thiểu và đóng BHXH bắt buộc có hiệu lực, song phần lớn các đơn vị còn mập mờ, thậm chí né tránh.
Từ ngày 1/1/2016, doanh nghiệp (DN) phải tăng lương tối thiểu vùng cùng lúc với điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động. Việc này khiến sức ép của DN tăng lên, nhiều đơn vị than khó. Và thực tế đến thời điểm này, có DN vẫn chưa thực hiện đầy đủ cho người lao động.
Anh Đào Quang Thành, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH HOEV (Khu công nghiệp Thăng Long), cho biết, việc điều chỉnh mức lương và BHXH cho hơn 100 công nhân của công ty mất khá nhiều thời gian. Bởi đơn vị phải xây dựng lại toàn bộ thang bảng lương, đặc biệt với những lao động có thâm niên. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh cũng có ảnh hưởng nhất định tới quỹ chung và nguồn vốn của DN.
"Đối với những đơn vị sử dụng nhiều lao động, thực hiện tốt việc tăng lương cho người lao động đã là một điều không dễ dàng. Trong khi đó, lần điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2016 lại trùng với thời điểm thay đổi mức đóng - hưởng BHXH, khiến áp lực với giới chủ càng lớn hơn", anh Thành cho hay.
Hiện tại đơn vị anh Thành chỉ có công nhân mới được xét tăng lương từ 1/1/2016 theo quy định. Số còn lại là nhân viên, cán bộ tới tháng 4 mới tới kỳ xét tăng và áp dụng tăng theo quy định.
Với vai trò người đứng giữa, anh Thành cho biết, nguyên vọng của công nhân luôn mong muốn lương cao hơn. Song giới chủ lại tỏ ra mệt mỏi, bởi lương trả người lao động tăng, các chi phí nguyên liệu ngày một cao, trong khi giá sản phẩm xuất ra vẫn đứng im, thậm chí là giảm.
Bà Nguyễn Thị Hảo, Giám đốc Công ty sản xuất và thương mại Haco,Vĩnh Phúc, cho rằng tháng đầu tiên thực hiện việc tăng lương tối thiểu trùng với thời điểm Tết Nguyên đán gây áp lực cho DN. Bên cạnh công tác cuối năm, DN phải cân đối lo thưởng Tết cho người lao động, kéo theo việc thực hiện tăng lương tối thiểu, điều chỉnh mức đóng BHXH bị gián đoạn.
"Để có thưởng Tết tươm tất cho công nhân, chúng tôi đã mất một khoản không nhỏ từ quỹ lương. Hiện tại, đơn vị đang tính toán để có thể thực hiện quy định này một cách sớm nhất. Song cũng khó nói trước được thời điểm bắt đầu”, bà Nguyễn Thị Hảo cho hay.
Trước những khó khăn trên, không ít đơn vị tìm cách "lách luật" bằng cố tình trì hoãn tăng lương, có tăng nhưng cắt giảm phụ cấp hoặc quy vào khoản thường để né BHXH. Theo Bộ LĐ-TB&XH, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2016, đã có gần 50 cuộc đình công, tranh chấp lao động. Phần lớn các tranh chấp này liên quan tới vấn đề điều chỉnh lương tối thiểu năm 2016, việc thanh toán lương, thưởng của người lao động và việc thực hiện các chính sách của DN khi nâng lương, thanh toán phụ cấp, phúc lợi.
Đơn cử như vụ việc diễn ra vào ngày 21/1, hàng nghìn công nhân đình công tại Khu công nghiệp Biên Hòa 2, vì cho rằng Công ty sợi Tainan Việt Nam tăng lương chưa thỏa đáng.
Tình trạng này lặp lại sau đó tại Công ty Nissey (TP HCM), vì công nhân cho rằng đơn vị này đối phó với quy định tăng lương tối thiểu vùng bằng cách tăng lương 248.000-268.000 đồng/tháng/công nhân, nhưng lại giảm phụ cấp 200.000 đồng/tháng/công nhân...
Thậm chí, mới đây, báo Tuổi Trẻ còn đưa tin về một DN ở Phú Quốc (Kiên Giang) đã phát hành văn bản hướng dẫn nhân viên né đóng BHXH. Theo hướng dẫn, khi ký đồng lao động chính thức, cán bộ nhân viên không có nhu cầu đóng BHXH, công ty sẽ hỗ trợ 50% bảo hiểm mỗi tháng.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân thừa nhận, các điều chỉnh tăng lương tối thiểu và BHXH mới làm tăng sức ép cho DN. Song việc thực hiện đều có lộ trình nên các DN cần có điều chỉnh và giải quyết thỏa đáng.
Thời gian gần đây, trong khi nhiều DN còn chưa thực hiện tăng lương tối thiểu 2016 và BHXH mới bắt buộc thì Bộ LĐ-TB&XH đã đang chuẩn bị cho kỳ xét tăng lương mùa 2017. Song theo Thứ trưởng Huân, việc điều chỉnh lương các năm sắp tới sẽ khó khăn hơn nhiều, đặc biệt khi Việt Nam hội nhập. Do đó, các bên cần tăng cường thảo luận và đối thoại để tìm ra giải pháp hài hòa để nâng cao đời sống của người lao động, mặt khác tính tới yếu tố khả năng thực tế doanh nghiệp, thậm chí phải tính thêm cả yếu tố cạnh tranh quốc gia.
Điện gió sẽ là 'đặc sản'
Phối cảnh quy hoạch khu vực 2 nhà máy điện gió Hướng Linh 1 và Hướng Linh 2 của Tổng công ty Tân Hoàn Cầu - Ảnh: Tân Hoàn Cầu cung cấp.
Đà Nẵng: Công nhân khốn đốn vì chủ doanh nghiệp “bặt vô âm tín”
Sáng 11.3, 19 CN tập trung trước TAND quận Cẩm Lệ chờ chủ Cty CP Xây dựng công trình giao thông Đà Nẵng đến hòa giải nhưng không thấy đâu. Ảnh: NHIỆT BĂNG
Sáng 11.3, tại TAND quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng), phiên hòa giải lần 2 giữa Cty CP Xây dựng công trình giao thông Đà Nẵng và 19 công nhân (CN) tiếp tục bất thành vì chủ sử dụng lao động “bặt vô âm tín”.
Từ tháng 7-11.2015, 19 công nhân nói trên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo quy định tại Điều 37, Bộ luật Lao động. Tuy nhiên, công ty này không ra quyết định thôi việc, không chốt sổ BHXH và trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ. Trước khi đưa đơn ra tòa án, giữa công ty và 19 công nhân đã có ít nhất 10 buổi hòa giải tranh chấp lao động cùng các cấp, ngành.
Tại cuộc làm việc giữa Sở GTVT, Sở LĐTBXH và LĐLĐ TP.Đà Nẵng vào ngày 23.7.2015, Cty hứa đến cuối tháng 7.2015 sẽ chốt sổ BHXH cho các công nhân và đến cuối tháng 8.2015 sẽ thanh toán dứt điểm chế độ trợ cấp cho NLĐ. Thế nhưng, công ty này vẫn không thực hiện lời hứa đó.
Hậu quả của hành vi coi thường pháp luật này là vào ngày 23.9.2015, các công nhân tiến hành ngừng việc tập thể tại mỏ đá Phước Tường (phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ) do công ty này làm chủ. Vậy nhưng, từ đó đến nay, chế độ BHXH, trợ cấp của NLĐ vẫn tiếp tục bị “treo”. Nhiều công nhân làm việc đến nay đã 29-30 năm nhưng vẫn không được giải quyết chế độ để giám định y khoa, làm thủ tục hưởng chế độ nghỉ hưu theo luật định.
Xét thấy tính chất phức tạp của vụ việc, quyền và lợi ích của NLĐ bị vi phạm trong một thời gian dài, trong khi công ty này vẫn cố tình không thực hiện những cam kết đã đề ra, LĐLĐ TP.Đà Nẵng đã quyết định cử ông Trương Ngọc Hùng - Trưởng ban Chính sách - pháp luật - đại diện cho 19 công nhân khởi kiện công ty này ra TAND quận Cẩm Lệ. Công nhân Bùi Xuân Cường cho biết: “Chúng tôi phải bỏ công bỏ việc, đi lại rất nhiều lần để tiến hành hòa giải, trong khi công ty này vẫn nín bặt khiến chúng tôi vô cùng mệt mỏi”.
Trước bức xúc này, ngay sáng 11.3, ông Trương Ngọc Hùng đã ký đơn đề nghị TAND quận Cẩm Lệ lên lịch hầu tòa, bỏ qua bước hòa giải. “Hiện Cty này nợ BHXH hàng tỉ đồng và chỉ đóng BHXH cho NLĐ đến năm 2012, có trường hợp chỉ đóng đến tháng 8.2011. CĐ ngành GTVT yêu cầu công ty cung cấp thang bảng lương nhưng công ty này cũng không cung cấp” - ông Hùng cho hay.
Theo các công nhân, công ty này không có dấu hiệu làm ăn thua lỗ, việc khai thác đá tại mỏ đá Phước Tường vẫn hoạt động rầm rộ. Ngoài ra, công ty này còn kinh doanh thương mại dưới hình thức cho thuê mặt bằng tại nhiều cơ sở. Ông Nguyễn Phú Bảo - GĐ BHXH quận Cẩm Lệ - cho biết: “Hiện BHXH quận cũng đang tiến hành khởi kiện Cty này ra tòa để đòi nợ BHXH. công ty này nợ đến hơn 3 tỉ đồng tiền BHXH”.
Công ty CP Xây dựng công trình giao thông Đà Nẵng do ông Phan Ngọc Thơm làm Tổng Giám đốc điều hành. Từ năm 2009 đến tháng 8.2014, công ty có 94 công nhân đơn phương chấm dứt HĐLĐ, riêng năm 2013 có hơn 80 công nhân nghỉ việc. Dù đã ra quyết định thôi việc cho 94 công nhân nhưng đến cuối tháng 12.2015, công ty này mới chỉ trả hơn 248 triệu đồng, trong khi số tiền trợ cấp phải trả cho số công nhân này là hơn 2,2 tỉ đồng.
Lừa bán vé máy bay qua mạng tại Nhật
Vietnam Airlines (VNA) vừa khuyến cáo về hiện tượng lừa đảo bán vé máy bay VNA giá rẻ cho hành khách tại Nhật thông qua tài khoản Facebook mang tên “Dịch vụ Hàng không - Airserco”.
Cụ thể, sau khi khách cung cấp các thông tin cá nhân và hành trình, đối tượng sẽ đặt vé qua website của VNA theo hình thức giữ mã đặt chỗ trên hệ thống, chỉ có hiệu lực khi được thanh toán trực tuyến, rồi chuyển cho khách theo email tự động xác nhận mà VNA gửi sau khi đặt vé.
Khách cũng được hướng dẫn thanh toán bằng cách chuyển khoản qua mạng đến một tài khoản được đối tượng chỉ định hoặc thanh toán trực tiếp tại văn phòng chi nhánh VNA tại Nhật Bản.
Do kiểm tra trên hệ thống thấy đúng tên và mã hành trình, khách chuyển khoản thanh toán cho đối tượng. Tuy nhiên sau khi nhận được tiền, đối tượng không trả tiền cho VNA để được xuất vé, chỉ đến khi ra sân bay khách mới phát hiện là vé giả.
Theo VNA, từ tháng 2-2016 đến nay đã có ít nhất 65 khách bị dính bẫy lừa này, đồng thời khuyến cáo khách hàng chỉ nên mua vé trên website của VNA tại địa chỉ: www.vietnamairlines.com, tại các phòng vé và đại lý chính thức của VNA trong và ngoài nước.