Dự án thi công đúng tiến độ, niềm tin của người mua nhà Hà Tĩnh được phục hồi.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 13-03-2016
- Cập nhật : 13/03/2016
808 dòng sản phẩm sữa đã công bố giá bình ổn
Trong tháng 2/2016, nhìn chung giá một số nguyên liệu sữa thế giới tiếp tục giảm so với tháng 1/2016.
Tại thị trường Châu Úc, giá sữa bột gầy (FOB) ở mức 1.725 - 1.900 USD/tấn, giảm khoảng 150 USD/tấn; giá sữa nguyên kem 1.835 - 2.200 USD/tấn, giảm khoảng 165 USD/tấn.
Tại thị trường Tây Âu, giá sữa bột gầy (FOB) 1.700 - 1.825 USD/tấn, giảm khoảng 25 USD/tấn; giá sữa nguyên kem (FOB) ở mức 2.100 - 2.300 USD/tấn, tăng khoảng 50 USD/tấn.
Trong nước, giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi tháng 2/2016 ổn định so với tháng 1/2016.
Tính đến nay, cơ quan quản lý giá từ Trung ương đến địa phương đã công bố giá tối đa, giá đăng ký và giá kê khai của 808 dòng sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi.
Dự báo, giá sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi tháng 3/2016 tiếp tục ổn định.
Tài sản công rơi vào tay ai?
Làn sóng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đã nóng lên ngay từ thời điểm đầu năm. Công ty thực phẩm Vissan mới đã IPO khá thành công khi hơn 11 triệu cổ phiếu đã tìm được chủ nhân với số tiền thu về lên đến 900 tỉ đồng. Theo kế hoạch trong năm nay, sẽ có tới hàng trăm doanh nghiệp nhà nước thuộc diện phải xắp xếp lại và cổ phần hóa. Ngoài ra, còn có các thương vụ đấu giá hàng chục mảnh đất vàng tại các đô thị lớn như TP.HCM.
Nhưng tính đến thời điểm này, có thể thấy các thương vụ bán tài sản công được xem là khá nhạt nhòa khi không lôi kéo được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.
Theo Chủ tịch cơ điện lạnh (REE) Nguyễn Thị Mai Thanh, REE luôn muốn tham gia vào sự kiện bán đấu giá các tài sản của nhà nước như không thể ra ra giá bằng mọi giá. REE đã thất bại trong việc thâu tóm khách sạn Kim Liên (Hà Nội) năm ngoái khi một nhà đầu tư khác sẵn lòng bỏ ra 1.000 tỉ đồng để giành quyền sở hữu khách sạn này.
Thực tế câu nói của bà Thanh có thể mang đến nhiều ý nghĩa hơn. Đó là thông tin về các thương vụ cổ phần hóa, bán tài sản công vẫn còn rất kém minh bạch, làm chùn chân ý muốn tham gia sâu hơn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ngược lại, điều này có thể mang đến những lợi ích to lớn cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư khác bởi nhờ một lí do nào đó họ nắm được nhiều thông tin hơn.
Báo cáo mới đây của Kiểm toán Nhà nước về quá trình cổ phần hóa Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và công ty con là Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sân Nhất (Sasco) cho thấy quá trình này có nhiều thiếu sót mà các thương vụ IPO tiếp theo cần phải rút kinh nghiệm.
Sau cổ phần hóa, các cổ đông lớn của Sasco là ACV (sở hữu 51% cổ phần), công ty đầu tư – thương mại và dịch vụ Hoàn Lộc Việt (22,1%), Tập đoàn IPP của đại gia hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn (16%). Giá cổ phiếu trúng thầu bình quân của Sasco là hơn 19.000 đồng. Đây là thương vụ đấu giá được xem là khá thành công bởi số lượng chào bán đã được nhà đầu tư nhanh chóng mua hết.
Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ khác. Theo Kiểm toán Nhà nước, khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, Sasco chưa đánh giá lại các khoản đầu tư tại các công ty có hiệu quả cao. Sasco cũng chưa đánh giá lại các khoản bất động sản có tiềm năng lại các công ty này như Công ty cổ phần Sài gòn Sân bay hay công ty Xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận.
Nếu được định giá đầy đủ các tài sản đó, giá trị doanh nghiệp Sasco sẽ cao hơn khá nhiều và có thể thu hút sự tham gia nhiều hơn hiều hơn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong phiên đấu giá. Ngược lại, việc đánh giá thiếu chính xác tài sản đã dẫn dến một lượng vốn nhà nước đã bị mất mát cũng như chưa đưa lại mức thặng dư vốn lớn nhất có thể cho ngân sách Nhà nước hiện đang bị thâm hụt nặng. Và ai sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong phiên đấu giá đó?
Các thủ tục phức tạp sau khi bán tài sản của Nhà nước cũng tạo ra tâm lí do dự cho các đầu tư. Năm 2015, TP.HCM đã tổ chức phiên đấu giá mảnh đất vàng tại địa chỉ 23 Lê Duẩn (Quận 1) của Công ty Xổ số kiến thiết TP.HCM. Điều trớ trêu là người thắng cuộc trong thương vụ đó - Tập đoàn Tân Hoàng Minh - đã từ chối chi trả số tiền kỉ lục 1.430 tỉ đồng để sở hữu mảnh đất hơn 3.000 m2, thậm chí chấp nhận mất luôn cả số tiền cọc hàng chục tỉ đồng đã chi ra trước đó.
Vấn đề mà Tập đoàn Tân Hoàng Minh lo ngại chính là quy hoạch mảnh đất vàng này không phép nâng cao chiều cao công trình, gia tăng mật độ xây dựng khiến nguy cơ thua lỗ khi triển khai dự án tại đây. Đáng lẽ những thông tin như thế nên được truyền tải đến nhà đầu tư trước ghi gõ búa đấu giá để tránh gây lãng phí tiền bạc và thời gian.
Theo Tổng giám đốc quỹ đầu tư PXP Vietnam Kevin Snowball, các doanh nghiệp nhà nước thật sự chưa quen với việc tiếp cận thị trường như tổ chức các sự kiện Roadshow và phải đi khắp cả nước để quản bá, và họ chỉ tổ chức tại văn phòng của mình. Điều này càng gây ra tình trạng thông tin thiếu thốn cho thị trường. Bởi thế, các nhà đầu tư ngoại bị chùn chân cũng là điều dễ hiểu.
Thông tin kém minh bạch cũng dễ dẫn đến các phiên đấu giá không lôi kéo được nhiều người tham gia (như các phiên IPO của các Tổng công ty xây dựng CIENCO), sau đó doanh nghiệp đã đề nghị Nhà nước cho phép chỉ định một nhà đầu tư chiến lược mà không cần tham gia đấu giá. Điều này rõ ràng cũng mang lại nguy cơ thất thoát vốn cho ngân sách Nhà nước trong khi một nhóm nhỏ các nhà đâu tư có cơ hội hưởng lợi.
Bài học về việc cổ phần hóa, bán các tài sản của Nhà nước vẫn còn đó như nước Nga vào những năm 90 của thế kỉ trước. Theo đó, sự xuất hiện của các nhóm Oligarch đã bắt đầu với tiến trình cải cách nền kinh tế và chính trị Liên Xô dưới thời Tổng bí thư Mikhail Gorbachev.
Do không rõ ràng trong quá trình cải cách giữa một bên là quyền lợi nhà nước và một bên là sở hữu tư nhân đã khiến kết quả cải cách không thành công. Hậu quả là tạo ra lớp các đại gia mới giàu lên nhờ lợi dụng tình trạng hỗn loạn để thâu tóm các tài sản công được bán ra với giá rẻ mạt như Mikhail Khodorkovsky, Boris Berezovsky, Roman Abramovich, Vladimir Bogdanov, Rem Viakhirev, Viktor Chernomyrdin, Viktor Vekselberg, Mikhail Fridman, Alexander Lebedev…
Quay trở lại trường hợp của Việt Nam, quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đến giờ vẫn còn khá chậm. Rõ ràng, quy trình này hiện đang có vấn đề ở các các doanh nghiệp đang chậm kế hoạch cổ phần hóa và cả những doanh nghiệp đã xúc tiến nhưng lại làm theo kiểu chiếu lệ, thiếu thông tin và hầu như không mang lại nhiều hiệu quả.
Trong năm nay, một trong những thương vụ IPO được mong chờ nhất chính là thương vụ cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông Mobifone. Tuy vậy, cũng giống như những thương vụ cổ phần các doanh nghiệp lớn khác như Vietnam Airlines, Cảng Sài Gòn… có lẽ sức hút và kì vọng đặt vào thương vụ này cũng không cao nếu không có những thay đổi mang tính căn bản về quy trình chuẩn bị và đấu giá cổ phần.
Hải quan Hải Phòng: Thu ngân sách đạt hơn 4.375 tỷ đồng
Điển hình, đơn vị tăng thu ngân sách hơn 12,8 tỷ đồng từ công tác tham vấn, xác định giá trị tính thuế; trong đó điều chỉnh giá tính thuế thông qua kiểm tra sau thông quan hơn 2,5 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, công tác kiểm soát hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý vi phạm cũng đạt kết quả tích cực với hơn 500 vụ việc được phát hiện, xử lý. Trong đó, đơn vị đã ra quyết định khởi tố 4 vụ, chuyển hồ sơ để cơ quan công an khởi tố 1 vụ; phối hợp với cơ quan công an điều tra làm rõ 1 vụ.
Trong số 5 vụ việc đã tiến hành khởi tố nêu trên, điển hình là vụ ngày 10/1/2016, Hải quan Hải Phòng phối hợp Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP Hải Phòng) phát hiện 1 tàu di chuyển từ Quảng Ninh về Hải Phòng có cất giấu 54kg pháo nổ các loại do Trung Quốc sản xuất...
Trong thời gian tới, Hải quan Hải Phòng sẽ tập trung vào công tác thu ngân sách với mục tiêu phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu nộp ngân sách năm 2016 là 48.590 tỷ đồng. Đồng thời, tiếp tục triển khai xử lý hàng tồn, hàng hóa quá thời hạn làm thủ tục hải quan theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.Điđôivớiđó là tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng thực hiện đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, các chất ma túy trên địa bàn hải quan đảm nhận đạt kết quả…/
Năm 2015 cả nước xảy ra 7.620 vụ tai nạn lao động
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa công bố báo cáo về tình hình tai nạn lao động trong năm 2015 từ 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Báo cáo nêu rõ, năm 2015 trên toàn quốc đã xảy ra 7.620 vụ tai nạn lao động, làm 7.785 người bị nạn, trong đó 629 vụ tai nạn lao động chết người, 79 vụ tai nạn lao động có hai người bị nạn trở lên, có 666 người chết, 1.704 người bị thương nặng, 2.432 nạn nhân là lao động nữ.
Đặc biệt, TP. Hồ Chí Minh là địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong năm 2015 với 108 người chết. Tiếp đến là Quảng Ninh, Bình Dương, TP. Hà Nội, Đồng Nai, Hải Dương, Hà Tĩnh, Long An, Thái Nguyên, Thanh Hóa. Các địa phương trên có tổng số người chết vì tai nạn lao động chiếm 51,6% tổng số người chết vì tai nạn lao động trên toàn quốc.
Loại hình doanh nghiệp nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp chiếm 10,1% số vụ tai nạn chết người và 9,6% số người chết. Loại hình doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể chiếm 8,8% số vụ tai nạn chết người và 8,0% số người chết, loại hình công ty liên doanh có vốn đầu tư của nước ngoài chiếm 1,3% số vụ tai nạn chết người và 1,2% số người chết.
Báo cáo cũng chỉ ra những lĩnh vực kinh doanh xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người. Cụ thể, lĩnh vực xây dựng chiếm 35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9% tổng số người chết; lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 8,8% tổng số vụ chết người và 8,1% tổng số người chết; lĩnh vực dịch vụ chiếm 7,1% tổng số vụ chết người và 6,8% tổng số người chết.
Lĩnh vực dịch vụ vận tải và bốc xếp hàng hóa chiếm 5,9% tổng số vụ chết người và 6,1% tổng số người chết; lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 5,5% tổng số vụ chết người và 6,9% tổng số người chết; lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm 5,5% tổng số vụ chết người và 5% tổng số người chết.
Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn đến tai nạn chết người do người sử dụng lao động chiếm 52,8%; người sử dụng lao động không xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 25,2%; thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 14,3%; người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho người lao động chiếm 9,7%.
Ngoài ra, nguyên nhân do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 2,6%; do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 1%. Nguyên nhân từ phía người lao động chiếm 18,9%.
Ngoài ra, nguyên nhân do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 2,6%; do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 1%. Nguyên nhân từ phía người lao động chiếm 18,9%.
Số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương cho thấy, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2015 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương... là 153,97 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 21,96 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 99.679 ngày
Làm thế nào giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm?
Hoạt động mại dâm đang rất khó kiểm soát
Báo cáo tổng hợp từ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho biết, hiện nay, số người bán dâm có hồ sơ quản lý là 11.240 người, trong đó, tập trung nhiều ở một số khu vực như: Đồng bằng sông Hồng 3.673 người; Đông Bắc 913 người; Bắc Trung bộ 887 người; Đông Nam Bộ 3.200 người; Đồng bằng Sông Cửu Long 1.374 người; các khu vực khác là 1.189 người.
Tuy nhiên, con số thực tế có thể còn cao hơn do đây là một hoạt động rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình của nó.
Thực tế, hiện nay đã xuất hiện những đối tượng và hình thức hoạt động mại dâm mới: gái gọi, du lịch tình dục, người nước ngoài bán dâm, mại dâm nam, mại dâm đồng tính, người chuyển giới bán dâm, môi giới mại dâm thông qua mạng internet, facebook…
Điều đáng lo là tình trạng người mại dâm sử dụng ma túy có xu hướng gia tăng; đối tượng mua dâm thuộc nhiều lứa tuổi, thành phần khác nhau.
Tệ nạn mại dâm đã và đang gây nhiều hệ lụy cho xã hội. Cụ thể, nguy cơ lây lan các bệnh xã hội, HIV/AIDS qua đường tình dục do quan hệ tình dục không an toàn (tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường tình dục ngày càng gia tăng (45,3%, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các đường lây truyền khác); tỷ lệ hiện nhiễm trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới là 3,9% (tăng gần 2 lần so với năm 2012); người hoạt động mại dâm thường bị bạo lực, chiếm đoạt tài sản, tiền bạc, bóc lột tình dục; bị kỳ thị, xa lánh, khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội…
Tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm mua bán ma túy, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, mua bán người, tổ chức hoạt động mại dâm ở một số địa phương.
Không những thế, đã có những đường dây mua bán người vì mục đích mại dâm...; tình trạng mua bán phụ nữ, trẻ em vì mục đích mại dâm có chiều hướng gia tăng không chỉ ở trong nước và ngoài nước.
Làm thế nào để giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm?
Thủ tướng Chính phủ vừa ký phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm; giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội.
Bên cạnh đó, bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội của người bán dâm; giảm tội phạm liên quan đến mại dâm.
Để phòng, chống tệ nạn mại dâm, Chương trình phấn đấu đến năm 2017 là 50%, năm 2020 là 100% các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương như chương trình giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống tội phạm mua bán người.
Cụ thể, sẽ tổ chức rà soát, đánh giá về nhóm người có nguy cơ cao (thanh niên chưa có nghề nghiệp, chưa có việc làm….) và các chương trình an sinh xã hội, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương để hướng mục tiêu của các chương trình đến các nhóm đối tượng này.
Bên cạnh đó, xây dựng các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, hỗ trợ vay vốn, chương trình giảm nghèo… nhằm cung cấp cho họ các cơ hội lựa chọn công việc phù hợp; xây dựng các kế hoạch lồng ghép việc thực hiện các Chương trình an sinh xã hội tại địa phương với nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.
Chương trình cũng sẽ xây dựng thử nghiệm 3 mô hình: 1- Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội; 2- Mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; 3- Mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới.
Trong đó, với mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội, xây dựng tiêu chí lựa chọn địa phương thí điểm xây dựng và vận hành mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm (bổ sung chức năng, nhiệm vụ, đào tạo nhân lực, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất…).
Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ về phương pháp tiếp cận, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đối với người bán dâm; lựa chọn các dịch vụ hỗ trợ phù hợp và thử nghiệm việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng hoặc tại các Trung tâm công tác xã hội.