Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Bốn đại án tham nhũng "bay" 2.000 tỷ, khắc phục được 5 tỷ!
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông chậm tiến độ do Tổng thầu Trung Quốc nợ hơn 500 tỷ đồng
Đóng cửa gói 30.000 tỉ: Khủng hoảng theo hiệu ứng Domino
Rầm rộ phân lô hộ lẻ đất nông nghiệp
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh tối 11-03-2016
- Cập nhật : 11/03/2016
Cần hơn ngàn tỉ mua xe chống ngập ở TP.HCM
Bộ Công Thương khuyến cáo về việc giao dịch “tiền ảo”
Trước thông tin này, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương) đã có thông báo cho biết ngày 27-2-2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có thông báo khẳng định Bitcoin và các loại “tiền ảo” tương tự khác không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Việc sở hữu, mua bán, sử dụng “tiền ảo” như là một loại tài sản tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho người dân và không được pháp luật bảo vệ.
Ngoài ra, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cũng đã khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không nên thực hiện các giao dịch liên quan đến các loại “tiền ảo” này.
Trên thực tế, năm 2014 và 2015, nhiều hệ thống “tiền ảo” như Bitcoin bị cấm giao dịch ở một số quốc gia như Trung Quốc, Nga, Thái Lan... và thậm chí các hệ thống kỹ thuật cũng bị hacker tấn công như ở Nhật Bản, Hồng Kông... dẫn tới nhà đầu tư và người dân bị thiệt hại nặng nề. Trong nước, cơ quan công an cũng nhận được nhiều đơn trình báo của nhà đầu tư tố cáo bị đối tác mua bán trên mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sau khi chuyển tiền mặt vào tài khoản của đối tượng nhưng không nhận được tiền điện tử quy đổi.
Do vậy, Cục TMĐT và CNTT khuyến cáo người tiêu dùng và các nhà đầu tư thận trọng khi tham gia mua bán “tiền ảo” hay sử dụng để thanh toán cho các giao dịch thương mại điện tử, tránh các rủi ro bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hai người Việt trộm tiền ở Singapore lãnh án 4 năm rưỡi tù
Chiều 10-3, CNA cho biết hai người Việt trộm 500.000 đôla Singapore tại Singapore bị tuyên án 4 năm sáu tháng tù mỗi người.
CNA cho biết danh tính hai người Việt là Nguyễn Văn Nhật, 23 tuổi và Ngô Quang Phước, 35 tuổi. Cả hai đến Singapore vào ngày 1-1-2016 và đánh bạc thua cả chục ngàn đôla. Sau khi "cháy túi", cả hai bàn nhau tìm cách trộm tiền để mua vé máy bay về VN.
Nhật vốn đã làm việc tại Singapore bốn tháng nhớ lại rằng ông chủ tiệm trái cây Loh Ee Seng Trading Company thường cất tiền ở văn phòng. Và ngày 4-1, cả hai đã đột nhập vào cửa hàng, bằng hệ thống thông gió rồi phá két sắt, lấy đi 500.000 đôla Singapore.
Khi có tiền, Nhật và Phước rời khỏi khách sạn ở Geyland, đến ở khách sạn sang trọng Marina Bay Sands và cùng mua sắm hàng xa xỉ hết 11.838 đô la Singapore.
Ngày 5-1, cảnh sát bắt được Nhật và Phước tại khách sạn Marina Bay Sands. Tại đây cảnh sát thu lại được 79.813 đôla Singapore trong phòng của Phước và 353.240 đôla Singapore trong phòng của Nhật.
Án phạt cao nhất tại Singapore dành cho tội danh nhập nha ban đêm để trộm đồ lên đến 14 năm tù giam.
Việt Nam cam kết hợp tác cao nhất trong khuôn khổ ADMM+
Việt Nam cam kết sẽ tham gia hợp tác thực chất ở mức cao nhất trong khuôn khổ ADMM+ nhằm nâng cao năng lực, chia sẻ kinh nghiệm cùng các nước thành viên thông qua các hoạt động hợp tác trên thực địa.
Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, đã phát biểu như thế tại lễ bế mạc cuộc diễn tập huấn luyện thực binh kết hợp Hành động mìn nhân đạo và Gìn giữ hòa bình (FTX-2016) mang tên “FORCE 18” với tư cách khách mời danh dự của Lục quân Ấn Độ vào ngày 8-3.
ADMM+ là khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 8 nước đối thoại gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc, Nga, và Mỹ.
Thượng tướng Võ Văn Tuấn cho biết kể từ khi diễn ra hội nghị lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2010 tại Hà Nội, ADMM+ đã chứng tỏ là một cơ chế hợp tác phù hợp và hiệu quả giữa các nước ASEAN và 8 nước đối tác đối thoại.
Theo đó, ADMM+ không chỉ là cơ chế đối thoại về chính sách quốc phòng và an ninh cấp cao nhất - cấp Bộ trưởng Quốc phòng mà ở đó, các vị Bộ trưởng Quốc phòng của 18 nước, trong đó bao gồm các cường quốc hàng đầu trên thế giới gặp mặt nhau không phải để bàn về chiến tranh mà bàn về hoà bình và hợp tác ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.
“Thời gian vừa qua, ADMM+ thực sự đã đóng góp to lớn cho việc xây dựng lòng tin, duy trì hoà bình, ổn định và phát triển tại khu vực, thúc đẩy hợp tác thực chất giữa Bộ Quốc phòng và quân đội các nước thành viên bằng hình thức tổ chức các diễn tập thực binh như cuộc diễn tập lần này tại Ấn Độ,” Thượng tướng Võ Văn Tuấn nhấn mạnh.
Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chia sẻ thêm, Việt Nam là một trong những quốc gia vẫn đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề vì ô nhiễm bom mìn còn sót lại sau hàng chục năm chiến tranh nên Việt Nam thấu hiểu được nỗi đau do chiến tranh để lại cũng như trân trọng giá trị của hoà bình.
Do đó, Việt Nam, trên cương vị là một quốc gia thành viên của ADMM+ và Liên hiệp quốc, cam kết tham gia một cách nghiêm túc và với trách nhiệm cao nhất các nỗ lực hợp tác của ADMM+ và Liên hiệp Quốc.
Philippines thả tàu An Biên và 16 thuyền viên Việt Nam
Theo thông tin từ Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, vừa qua, Cục Nhập cư Philippines đã ký lệnh thả tàu An Biên cùng 16 thuyền viên.
Trước đó, tàu An Biên bị bắt ngày 22.2.2015 do chuyên chở 152.000 bao gạo không có giấy phép nhập khẩu chính ngạch. Tàu thuộc sở hữu của Công ty cho thuê tài chính I thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tàu An Biên chỉ bị phạt hành chính và tịch thu 152.000 bao gạo.
Theo thông báo của Công ty Bình Minh, 16 thuyền viên đã về nước an toàn.
Ngoài ra, vừa qua, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã phối hợp chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines và Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ngãi đưa về nước 2 ngư dân Nguyễn Văn Điền và Trương Quang Thăng bị Papua New Guinea bắt giữ do vi phạm vùng biển, đánh bắt trái phép. Ngày 5.3.2016, hai ngư dân đã về đến địa phương an toàn, tình trạng sức khỏe tốt.
Như vậy cho đến nay, 3 ngư dân trên tổng số 15 ngư dân thuộc tàu cá QNg 95996TS bị Papua New Guinea giam giữ đã về nước (trước đó là ngư dân Hồ Quang Dân bị ốm nặng).
Cục Lãnh sự đang tiếp tục theo dõi, phối hợp với phía Papua New Guinea, Tổ chức Di cư quốc tế và các Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia, Philippines hoàn tất các thủ tục đưa 13 ngư dân ngư dân còn lại về nước khi án phạt kết thúc (dự kiến vào 11.3.2016).