20 ngư dân Việt bị Malaysia bắt giữ
Bạc Liêu: Kỷ luật nguyên Bí thư huyện Phước Long
Khai mạc lễ hội Việt Nam 2016 tại Nhật Bản
Phát hiện hàng trăm kiện hàng lậu vận chuyển bằng tàu hỏa
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 12-06-2016
- Cập nhật : 12/06/2016
Ngừng kinh doanh không thông báo có thể lĩnh phạt đến 2 triệu đồng
Mức phạt này cũng áp dụng với hộ kinh doanh không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ bị phạt từ 1-2 triệu đồng.
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Về vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh, phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh; không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên; hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh; thành lập hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập; không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định.
Ngân hàng muốn thoái bớt vốn nhà nước
Tăng vốn ngân hàng bằng cách nào?
Lý do được các ngân hàng thương mại, trong đó có BIDV và VietinBank đưa ra khi thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu trong mùa đại hội đồng cổ đông vừa qua là áp lực tăng vốn để đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR).
Thời gian qua, BIDV, Vietcombank, VietinBank bơm mạnh vốn ra nền kinh tế, khiến tổng tài sản tăng mạnh, trong khi vốn tự có hầu như đứng im, kết quả là hệ số CAR chỉ còn 9-12%, trong khi mức tối thiểu theo quy định là 9%.
.
Tới đây, khi Basel II được áp dụng, với các tiêu chuẩn khắt khe hơn, CAR của các ngân hàng sẽ bị đánh tụt 2-3% so với hiện tại. Như vậy, nếu không tăng vốn để nâng hệ số CAR, thì nhiều ngân hàng sẽ phải dừng hoạt động cho vay và đầu tư, nếu không muốn “thủng” lưới an toàn.
Ông Nguyễn Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết: “Có nhiều cách để tăng vốn, nhưng tăng vốn từ phần cổ tức giữ lại không phải là giải pháp căn cơ vì vốn rất nhỏ. Nếu thấy ngân hàng thương mại cần tăng vốn thì cần tiến hành các giải pháp mạnh hơn, như thoái bớt vốn nhà nước hoặc phát hành thêm cổ phiếu”.
Câu hỏi đặt ra là, tăng vốn bằng cách khác liệu có dễ? Về lý thuyết, các ngân hàng quốc doanh có thể thoái vốn bằng rất nhiều cách, trong đó cách tăng vốn nhanh nhất, nhiều nhất là giảm sở hữu nhà nước hoặc phát hành thêm cổ phiếu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường chứng khoán hiện nay, việc phát hành thêm lượng lớn cổ phiếu là không khả thi. Còn việc giảm sở hữu nhà nước là nỗi khát khao của nhiều ngân hàng. Thời gian qua, lãnh đạo BIDV, VietinBank, Vietcombank đã nhiều lần lên tiếng đề nghị, song vẫn chưa được chấp thuận. Như vậy, dường như, tăng vốn bằng nguồn lợi nhuận giữ lại vẫn là lựa chọn khả thi nhất của các ngân hàng.
Gánh nhiều vai, ngân hàng muốn nhả bớt sở hữu nhà nước
Theo các chuyên gia kinh tế, Nhà nước đang đặt trên vai các ngân hàng thương mại quá nhiều trọng trách: bơm vốn cho nền kinh tế, triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, thực hiện các chương trình an sinh xã hội, tham gia tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém…
Thực tế, trong bộ ba ngân hàng TMCP quốc doanh là BIDV, VietinBank và Vietcombank, chỉ Vietcombank trả cổ tức bằng tiền mặt, song đây cũng là ngân hàng duy nhất chưa nhận sáp nhập ngân hàng yếu nào, trong khi BIDV đã phải sáp nhập MHB, còn VietinBank thì đang làm thủ tục sáp nhập PGBank.
Bên cạnh các trọng trách trên, các ngân hàng thương mại cổ phần quốc doanh còn phải yêu cầu nhanh chóng vươn tầm khu vực.
Theo chuyên gia ngân hàng, TS. Nguyễn Thị Kim Thanh, để thực hiện các mục tiêu trên, các nhà băng lớn rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để nâng cao năng lực tài chính.
Tất nhiên, Bộ Tài chính cũng có lý lẽ xác đáng khi đòi VietinBank, BIDV trả cổ tức bằng tiền mặt. Các ngân hàng cũng không thể mãi lấy lý do tăng vốn để giữ lại lợi nhuận hàng năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh trước mắt, Chính phủ có lẽ chỉ có 2 lựa chọn: thoái bớt vốn để ngân hàng gọi thêm các cổ đông chiến lược nhằm mở rộng quy mô và chấp nhận hy sinh lợi nhuận.
Về phía ngân hàng thương mại cũng cần có chiến lược tăng thu từ lĩnh vực dịch vụ, giảm phụ thuộc vào mảng tín dụng để giảm áp lực lên hệ số CAR.
Dù Chính phủ lựa chọn giải pháp nào, thì câu chuyện Bộ Tài chính đòi cổ tức tiền mặt của VietinBank, BIDV cũng là bài học cho các doanh nghiệp nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc phối hợp để thống nhất đưa ra phương án phân phối lợi nhuận một cách đúng luật, trước khi cuộc họp đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp diễn ra.(BĐT)
Bảo hiểm cơ giới lo "thu không đủ chi"
Số tiền bồi thường xe cơ giới trong cả năm 2015 đạt khoảng 4.000 tỷ đồng, chiếm 42% tổng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới
Ngay sau khi thống kê, hoàn tất hồ sơ để bồi thường cho các chủ xe của vụ tai nạn giữa xe khách thuộc hãng Phương Trang (quận 1, TP. HCM) và ôtô khách Sơn Quy (Hương Khê, Hà Tĩnh) tại tỉnh Bình Thuận với số tiền ước tính hơn 6 tỷ đồng, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tiếp tục thực hiện công tác chi trả bồi thường khoảng 10 tỷ đồng cho những chủ xe bị hư hỏng do trận mưa lớn bất thường hồi cuối tháng 5/2016 tại Hà Nội.
Trong khi 2 vụ tổn thất khá lớn về bảo hiểm cơ giới này còn chưa hoàn tất, thị trường bảo hiểm lại phải nhận thêm những vụ tổn thất mới.
Cụ thể, đầu tháng 6/2016, một chiếc xe Bentley đang dừng đèn đỏ trên đường Nguyễn Văn Linh, quận 7, TP. HCM bị một xe container húc văng, khiến phần đuôi hư hỏng nặng. Ước tính bồi thường sơ bộ cho chiếc xe siêu sang này là... tiền tỷ. Sau đó vài ngày, một xe khách giường nằm chạy tuyến La Gi (Bình Thuận) -TP. HCM khi lưu thông trên quốc lộ 51, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thì bất ngờ phát nổ. Dù không có thiệt hại về người, nhưng do cháy lớn nên chiếc xe cũng bị thiêu rụi…
Những tổn thất về xe xảy ra liên tiếp và trong những tình huống khó lường khiến các chủ xe ngày càng ý thức hơn về việc mua bảo hiểm cho xe.
Ngoài bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe phải mua theo quy định, bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm thủy kích, bảo hiểm đâm va hay bảo hiểm cho bên thứ ba đã được quan tâm nhiều hơn. Bởi tai nạn thường xảy ra rất bất ngờ và không thể lường trước được tổn thất, nhất là tại quốc gia có mật độ giao thông dày đặc như Việt Nam, thì việc suy nghĩ thật nghiêm túc để mua đúng, mua đủ bảo hiểm để yên tâm hơn khi tham gia lưu thông chưa bao giờ là thừa.
Tuy nhiên, trong một khía cạnh khác, những vụ tổn thất về xe cơ giới ngày càng gia tăng khiến tỷ lệ bồi thường cho nghiệp vụ này của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ cũng tăng cao, khiến các hãng bảo hiểm phải nhìn lại công tác nhận bảo hiểm cho các dòng xe, đặc biệt là xe khách đường dài.
Được biết, số tiền bồi thường xe cơ giới trong cả năm 2015 vào khoảng 4.000 tỷ đồng, chiếm 42% tổng doanh thu bảo hiểm xe cơ giới. Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ doanh thu bảo hiểm cơ giới tăng trưởng mạnh, tỷ lệ bồi thường có thể còn cao hơn, đạt khoảng 50%. Thậm chí còn có doanh nghiệp bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường cho bảo hiểm xe cơ giới chiếm tới 60% tổng doanh thu nghiệp vụ này, theo tìm hiểu của Đầu tư Chứng khoán. Đây là con số rất tiêu cực, bởi nếu trừ đi các loại chi phí như hoa hồng cho người bán, chi phí quản lý, marketing… thì “thu không đủ chi”.
Việc bị lỗ ở một nghiệp vụ có tỷ trọng doanh thu lớn trong tổng doanh thu bảo hiểm là bài toán hết sức nan giải mà các doanh nghiệp bảo hiểm đang phải đối mặt. Nó buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải tìm kiếm, cân đối các nguồn lực khác để “bù lỗ”, đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm còn phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị hạn chế trong việc đấu thầu các hợp đồng bảo hiểm về tài sản, kỹ thuật. Bởi theo quy định của Bộ Tài chính, khi doanh nghiệp bảo hiểm bị lỗ trong một nghiệp vụ thì sẽ không được tham gia đấu thầu ở các nghiệp vụ khác trong vòng 1 năm sau đó.
Để giải quyết thực trạng này, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm bắt đầu tăng cường các biện pháp kiểm soát bồi thường, trong đó tập trung chủ yếu vào kiểm soát quy trình cấp đơn bảo hiểm và thực hiện giám định bồi thường.
Đại diện một doanh nghiệp bảo hiểm cho biết, một số biện pháp mà doanh nghiệp đang triển khai nhằm kiểm soát việc bồi thường là: yêu cầu phải chụp ảnh ở nhiều góc cạnh của xe trước khi cấp đơn, tăng mức phí đối với những khách hàng có tỷ lệ tổn thất cao... Trong khi đó, một doanh nghiệp bảo hiểm khác lại kiểm soát bồi thường qua việc minh bạch hóa quy trình bồi thường, ứng dụng cộng nghệ thông tin vào quản lý…
“Nếu khách hàng trong kỳ bảo hiểm có nhiều lần bồi thường dù với tỷ lệ tổn thất thấp hơn so với khách hàng có một lần bồi thường nhưng tỷ lệ tổn thất lớn, thì vẫn phải chịu mức phí tái tục cao hơn, thậm chí có những trường hợp công ty bảo hiểm sẽ không nhận bảo hiểm”, vị đại diện doanh nghiệp trên cho biết
Lập Ủy ban về Cơ chế một cửa: Thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa đồng ý với đề xuất của Bộ Tài chính về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và tạo thuận lợi thương mại (sau đây gọi tắt là Ủy ban). Đây được xem là động lực quan trọng, là cú hích để nâng cao hiệu quả thực hiện NSW và thúc đẩy hoạt động XNK.
Việc thành lập Ủy ban về Cơ chế một cửa được kỳ vọng tạo ra sự bứt phá trong cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực XNK. Trong ảnh: Công chức Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu làm nhiệm vụ tại cảng Dầu khí (PTSC). Ảnh: NGUYỄN HUẾ.
3 nhiệm vụ trọng tâm
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Hải quan, dự kiến, Ủy ban sẽ có 3 nhiệm vụ chủ yếu: (1) Triển khai, vận hành và duy trì NSW, ASW theo đúng cam kết về hình thành Cộng đồng ASEAN của các quốc gia thành viên; (2) Thực hiện cam kết của Việt Nam trong thuận lợi hóa thương mại theo Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO và các điều ước quốc tế liên quan; (3) Triển khai các giải pháp tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa qua biên giới, nâng cao năng lực cạnh tranh theo yêu cầu của Chính phủ.
Các công việc cụ thể của Ủy ban gồm: Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hành, phối hợp hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ; cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và triển khai ASW, NSW; triển khai các giải pháp đồng bộ để tạo thuận lợi cho thương mại và giao lưu hàng hóa qua biên giới. Xem xét, nghiên cứu, có ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc xây dựng mới hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu triển khai, vận hành ASW, NSW và cam kết tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, gia nhập nhằm tạo thuận lợi cho thương mại và giao lưu hàng hóa qua biên giới trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành.
Đồng thời, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc cho ý kiến về kết quả xây dựng và thực hiện ASW, NSW, và các giải pháp tạo thuận lợi cho giao lưu hàng hóa qua biên giới…
Giải quyết bài toán “kiểm tra chuyên ngành”
Nhìn vào nội dung trên có thể thấy nhiệm vụ của Ủy ban được mở rộng hơn so với Ban Chỉ đạo quốc gia về ASW và NSW hiện nay. Cụ thể, Ban Chỉ đạo quốc gia hiện chỉ tập trung vào thực hiện NSW và ASW, trong khi đó, Ủy ban sẽ triển khai thêm nhiều nhiệm vụ để cải cách, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại qua biên giới.
Khi Ủy ban chính thức đi vào hoạt động, kỳ vọng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của một Phó Thủ tướng Chính phủ, sẽ có thêm những chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa với các bộ, ngành trong nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK- vấn đề then chốt trong tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại qua biên giới ở nước ta hiện nay theo nhận định của nhiều chuyên gia. Bởi thực tế, do chưa có một đơn vị làm đầu mối chỉ đạo thống nhất ở tầm lãnh đạo Chính phủ nên việc thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK vẫn ì ạch, chưa nhận được sự vào cuộc mạnh mẽ của bộ, ngành liên quan nên đây vẫn là rào cản lớn trong nỗ lực giảm thời gian thông quan hàng hóa (theo Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK, Thủ tướng giao Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì-PV).
Được biết, trong quá trình xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa XNK (Quyết định 2026/QĐ-TTg năm 2015), đã có ý kiến đề xuất thành lập Ban chỉ đạo quốc gia (về nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành hàng hóa XNK) do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, nhưng nhiều ý kiến cho rằng nên bổ sung nhiệm vụ này cho Ban chỉ đạo quốc gia về ASW và NSW. Thực tế, theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ mới đây, việc thành lập Ủy ban sẽ được bổ sung thêm nhiệm vụ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại.
Chia sẻ về vấn đề trên, một lãnh đạo của Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) phân tích: Việc thành lập một Ủy ban với một trong những nhiệm vụ quan trọng là tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại sẽ tạo được sự thống nhất trong chỉ đạo, điều hành chung từ cấp Chính phủ đối với công tác cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực XNK. Đây là bước đi phù hợp vì khi đó, việc cải cách sẽ được thực hiện đồng bộ từ khâu giải quyết thủ tục hành chính (qua Cổng thông tin NSW) đến kiểm tra, kiểm định, giám định, đánh giá… chất lượng hàng hóa XNK thuộc diện quản lý chuyên ngành.(HQ)