Thái Lan bắt tàu nghi cấp dầu cho tàu cá Việt Nam
Trẻ em gốc Việt ở Mỹ nỗ lực học tiếng mẹ đẻ
Quatron nợ 6 tỉ đồng BHXH của công nhân
Thời “vàng” đầu tư vào nông nghiệp
Hải Dương đề nghị giảm phí lưu thông trên Quốc lộ 5 và cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Đầu tư quảng bá cho du lịch của Việt Nam chỉ bằng 2,5% Thái Lan, làm sao mơ đuổi kịp?
- Cập nhật : 12/06/2016
Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú, các danh lam thắng cảnh được toàn thế giới công nhận. Du khách dù là thuộc phân khúc hạng sang hay giá rẻ đều có thể thoả mãn nhu cầu du lịch của mình tại Việt Nam.
Vậy tại sao du lịch Việt Nam vẫn chưa thể phát triển như du lịch Thái Lan, Singapore hay Malaysia? Và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng giảm dần?
Có rất nhiều nguyên nhân được liệt kê. Chẳng hạn như: Nạn chặt chém, hành khất, ô nhiễm môi trường, chưa biết xây dựng thương hiệu, thái độ phục vụ kém, bất cập về thời gian thị thực...
Tuy nhiên, có một lý do rất quan trọng nữa mà ít người nhắc đến, đó chính là đầu tư nhà nước cho hoạt động du lịch.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, đầu tư cho quảng bá du lịch của Việt Nam còn ở mức rất khiêm tốn, khoảng 2 triệu USD/năm. Con số này chỉ bằng 2,9% sự đầu tư của Thái Lan, 2,5% của Singapore, 1,9% của Malaysia.
Thực tế này đang khiến Việt Nam khó có thể đuổi kịp chỉ tiêu về số lượng khách du lịch so với nhóm các nước đứng đầu.
Mỗi năm, các quốc gia như Thái Lan, Singapore, Malaysia đều đầu tư khoảng hơn 100 triệu USD/năm cho hoạt động của cơ quan du lịch quốc gia với chức năng chính là xúc tiến quảng bá du lịch. Đồng thời có mạng lưới văn phòng đại diện rộng khắp tại các thị trường du lịch trọng điểm.
Số liệu từ Tổng Cục Du lịch cho thấy Việt Nam hiện đứng thứ 5 trong các nước ASEAN về số lượng khách du lịch quốc tế với 7,94 lượt năm 2015. Tuy nhiên, con số này chỉ bằng 27% số lượng khách của Thái Lan; bằng 31% so với Malaysia; 52% so với Singapore.
Trong khi Thái Lan và Singapore có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2011-2015 (trung bình lần lượt 12%/năm và 10%/năm) thì Việt Nam tăng trưởng chậm hơn (trung bình 7%/năm).
So với các nước thuộc nhóm dưới, Việt Nam cũng có tốc độ tăng trưởng trung bình thấp hơn so với Philippines (8%), Lào (15%) và Myanmar (51%).
Đặc biệt, sau 6 năm liên tục tăng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2015 đã chững lại và giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2014.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khách nước ngoài quốc đến Việt Nam năm 2015 ước đạt 7,943 triệu lượt, giảm 0,2% so với năm 2014.
Trong số khách du lịch châu Á thì khách đến từ Campuchia giảm 43,8%, Lào giảm 16,6%, Thái Lan giảm 13,1%, Indonesia giảm 9,3%, Trung Quốc giảm 8,5%, Philippines giảm 3,5%.
Khách đến từ châu Âu có khách Nga giảm 7,1%, Thụy Điển giảm 1,4%, Pháp giảm 1%. Khách từ Úc cũng giảm đến 5,4% so với năm 2014.
Đến tháng 4/2016, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 789,5 nghìn lượt người, giảm 3,8% so với tháng 3/2016.
Tháng 5/2016, khách quốc tế ước tính đạt 757,2 nghìn lượt người, giảm 4,1% so với tháng 4/2015. Tính chung 5 tháng đầu năm 2016, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 4005,9 nghìn lượt người, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù tăng so với cùng kỳ năm trước, song theo Tổng Cục Du lịch, du lịch Việt Nam còn ở vị trí thấp so với các nước Thái Lan, Malaysia và Singapore. Khả năng đuổi kịp các nước này chỉ có thể đặt ra khi Việt Nam thực sự quan tâm đến ngành du lịch.
An Nhiên
Theo Trí Thức Trẻ/CafeBiz