Ông Phùng Tấn Viết - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng khẳng định kinh tế biển là động lực phát triển của thành phố, trong đó có dịch vụ logistics. Phát triển chuỗi dịch vụ logistics không chỉ cho Đà Nẵng mà còn cả hành lang kinh tế Đông Tây, bao gồm khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Lào.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 11-03-2016
- Cập nhật : 11/03/2016
Cấp quota mua ô tô: Xâm phạm quyền tự do người tiêu dùng?
Trong cuộc họp của TP.Hà Nội và Bộ GTVT triển khai công tác quản lý về GTVT , phát triển kết cấu hạ tầng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thủ đô giai đoạn 2016 – 2020 vừa qua, đã có một ý kiến đề xuất UBND TP.Hà Nội xem xét cấp quota để được mua xe ô tô đi vào TP, đấu thầu quyền được mua ô tô cá nhân tại Hà Nội. Dân Việt ghi nhận được nhiều ý kiến bạn đọc xung quanh vấn đề này.
Trao đổi với PV Dân Việt, về đề xuất hạn chế xe cá nhân, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, việc hạn chế xe cá nhân là giải pháp cần thiết và phù hợp để hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội. Tuy nhiên, để thực hiện được đề xuất này cần có lộ trình và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
“Việc hạn chế xe cá nhân là cần thiết nhưng để thực hiện được trước tiên cần phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Cấm xe máy, cấm ô tô thì người dân đi bằng gì? Theo khảo sát của JICA (Văn phòng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản -PV), nếu cứ 700m có một ga tàu điện ngầm hoặc tàu đường sắt trên cao khi đó người dân chỉ đi bộ đi làm.
Khi phương tiện công cộng thuận lợi, người dân sẽ dần từ bỏ đi phương tiện cá nhân, chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng. Mặt khách, người dân muốn giải quyết ùn tắc thì bản thân người dân cũng nên tự giác thực hiện lộ trình giảm tải phương tiện cá nhân. Nếu ai cũng muốn đi xe máy, đi ô tô riêng thì không bao giờ giải quyết được”, ông Liên nói.
Về ý kiến đề xuất với TP.Hà Nội xem xét cấp quota để được mua xe ô tô đi vào thành phố, đấu thầu quyền được mua ô tô cá nhân tại Hà Nội như một giải pháp hạn chế xe cá nhân, ông Bùi Danh Liên đánh giá đây là ý kiến hay nhưng cần nghiên cứu cụ thể. “Bắc Kinh đã thực hiện giải pháp này. Mua ô tô biển Bắc Kinh rất khó, anh phải mất nhiều tỷ mới mua được vậy mà vẫn dày đặc ô tô”, ông Liên nói.
Là một người đã có nhiều năm lái xe chuyên nghiệp, bạn đọc Lê Dũng (Ba Đình. Hà Nội) bức xúc: “Tôi thấy đề xuất này của Bộ GTVT và UB- ATGT-QG là thiếu thực tế và không khả thi. Việc đấu thầu quyền mua ô tô xâm phạm vào quyền tự do của người tiêu dùng. Việc sở hữu một phương tiện ô- tô nó là sở thích và khả năng kinh tế của mỗi người… Không thể bắt người tiêu dùng mua theo kiểu đấu thầu, áp đặt được. Mặt khác lại phải chi phí nhân lực, đầu tư kinh tế để nuôi một bộ phận làm cái công việc vô lý này. Chưa nói đến những phát sinh, hệ lụy tiêu cực khác”.
Nhìn nhận ở một góc độ khác, bạn đọc Nguyễn Tiến Đoàn (Nam Thăng Long, Hà Nội) cho rằng nếu đề xuất này được thông qua sẽ khiến dự định mua xe của nhiều người “tan vỡ”. “Do nhu cầu phải đi lại nhiều, tôi dự định tích cóp từ nay cuối năm mua một chiếc ô tô đi lại cho thuận công việc và đỡ phần vất vả, nhưng nghe thấy tin BGTVT và UB. ATGTQG đề xuất việc Hà Nội thực hiện việc đấu thầu quyền mua ô- tô tôi thấy boăn khoăn quá! Vì có thể, tôi chỉ mua được chiếc xe vừa túi tiền của tôi (có thể xe cũ hoặc xe loại ít tiền). Nếu bắt người tiêu dùng phải mua những xe đấu thầu, tâng giá lên tận “trời”... thì trong điều kiện kinh tế có hạn, không biết bao giờ những người như chúng tôi mới mua được ô-tô?”.
Bên cạnh đó, bạn đọc Nguyễn Nam (Cầu Giấy, Hà Nội) lại cho rằng với đề xuất này, các cơ quan chức năng đang “đẩy khó” cho dân: “Việc giảm ùn tắc phải là việc của các cơ quan chức năng. Quy hoạch hạ tầng ra sao, xem xét phát triển như thế nào chứ không phải nhè dân ra mà “xem xét”. Thuế, phí rồi đủ các thứ dân đã phải chịu rồi, giờ thêm cái vụ đấu thầu này nữa thì chẳng hiểu còn cái gì không đè lên dân nữa không?”.
NHNN ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có Quyết định về việc Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, Kế hoạch này nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong toàn hệ thống NHNN đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn II (2016-2020) Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của NHNN và phát triển hệ thống ngân hàng ổn định, bền vững, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Các mục tiêu cụ thể của Kế hoạch gồm: Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối theo định hướng cải cách hành chính gắn với đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước;
Tiếp tục đổi mới, cải cách thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, tạo thuận lợi cho tổ chức, công dân trong các giao dịch hành chính với NHNN. Đảm bảo mức độ hài long của tổ chức, công dân về giải quyết thủ tục hành chính của NHNN đạt trên 80% vào năm 2020; Các sản phẩm dịch vụ, ngân hàng, thủ tục giao dịch của các NHTM tiếp tục được cải tiến, đổi mới, hiện đại hóa, tích cực phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp;
Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc NHNN theo hướng tinh gọn, hiệu quả; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, đủ trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm;
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính, tài sản và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của NHNN ngày càng chặt chẽ, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm và nâng cao tính chủ động, trách nhiệm của các đơn vị; Hoàn thành kế hoạch xây dựng Chính phủ điện tử tại NHNN đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hoạt động hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công;
Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phát huy vai trò của các cơ quan báo chí Ngành trong việc tuyên truyền, thu hút sự quan tâm, ủng hộ của công chức, viên chức, người lao động trong toàn Ngành và xã hội về hoạt động cải cách hành chính.
Kế hoạch đề ra nhiệm cụ cải cách hành chính trên các mặt cụ thể: (i) Cải cách thể chế; (ii) Cải cách thủ tục hành chính nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng (gồm cải cách thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNN và chỉ đạo cải cách, đổi mới thủ tục giao dịch của các NHTM); (iii) Cải cách tổ chức bộ máy; (iv) Cải cách công vụ, công chức; (v) Cải cách tài chính công; (vi) Hiện đại hóa hành chính; (vii) Tuyên truyền cải cách hành chính; (viii) Công tác chỉ đạo điều hành cải cách hành chính.
Cũng tại Quyết định này, Thống đốc yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc NHNN trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quán triệt, chỉ đạo triển khai Kế hoạch này, đảm bảo đúng thời thời hạn đối với các nhiệm vụ cụ thể được giao.
Trung ương xem xét giới thiệu nhân sự của các cơ quan Nhà nước
Bộ Chính trị đã xem xét cẩn trọng cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc kiện toàn các chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước ngay sau Đại hội toàn quốc của Đảng và thống nhất cao là cần sớm kiện toàn, sắp xếp lại các chức danh lãnh đạo cơ quan Nhà nước một cách đồng bộ, đáp ứng kịp thời yêu cầu triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Bộ Chính trị đề nghị Trung ương cho thực hiện kiện toàn các chức danh lãnh đạo các cơ quan Nhà nước tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII theo quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, theo quy chế làm việc, tại Hội nghị lần này, Bộ Chính trị trình Trung ương quyết định việc giới thiệu nhân sự ứng cử các chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là những chức danh lãnh đạo cao nhất của Nhà nước ta, đồng thời báo cáo xin ý kiến Trung ương trước khi Bộ Chính trị chính thức giới thiệu nhân sự đối với các chức danh khác để Quốc hội xem xét, bầu hoặc phê chuẩn theo thẩm quyền.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, vấn đề nhân sự mà Hội nghị Trung ương quyết định và tham gia ý kiến lần này là cần quán triệt và thực hiện nhất quán Phương hướng công tác nhân sự do Đại hội toàn quốc của Đảng thông qua, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, hài hòa của Đảng trên các lĩnh vực, địa bàn và tạo ra sức mạnh tổng hợp chung. Cố gắng xem xét một cách tổng thể, sắp xếp hợp lý nhất trong điều kiện có thể; căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ, cần chú trọng năng lực, sở trường, chuyên môn được đào tạo, kinh nghiệm công tác và chiều hướng phát triển; kết hợp yêu cầu trước mắt với bước chuẩn bị cho các khóa tiếp theo, bảo đảm tính kế thừa và phát triển.
Bên cạnh đó, công tác nhân sự cần được tiến hành theo đúng các quy định của Đảng, quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, đúng với nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, đồng thời phù hợp với các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Nhiều cơ quan Trung ương vào cuộc vụ mua 160 toa tàu cũ
Ủy ban An toàn giao thông “siết mạnh” hoạt động kinh doanh ô tô tải