tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 10-03-2016

  • Cập nhật : 10/03/2016

Nhà đầu tư Mỹ chờ TPP để rót vốn vào TP HCM

cac doanh nghiep my dang ky vong rot dau tu lon vao tp hcm trong thoi gian toi, khi viet nam va hoa ky cung la thanh vien cua hiep dinh doi tac xuyen thai binh duong (tpp).

Các doanh nghiệp Mỹ đang kỳ vọng rót đầu tư lớn vào TP HCM trong thời gian tới, khi Việt Nam và Hoa Kỳ cùng là thành viên của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Thống kê từ Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM, trong năm 2015, thành phố đã thu hút được 26 dự án đầu tư của Mỹ với tổng vốn khoảng 135,4 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm 2016, Mỹ đã đầu tư thêm 4 dự án mới, với tổng vốn 1,56 triệu USD. Dự báo sau khi TPP có hiệu lực, con số này sẽ còn tăng lên theo cấp số nhân.

Ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP HCM cho rằng, các khu công nghiệp ở TP HCM đang có mức độ thu hút đầu tư từ Mỹ cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây. Hiện nay đã có hơn 300 dự án, với giá trị hơn 600 triệu USD. Với sự khởi động của TPP, thành phố hy vọng sẽ đón nhận làn sóng đầu tư mới từ các doanh nghiệp Mỹ. Đồng thời những nỗ lực về cải cách hành chính của thành phố cũng đang tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nước này gia tăng vốn đầu tư vào TP HCM.

Đại diện Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP HCM cũng khẳng định, không phải chờ TPP mà quan hệ ngoại giao giữa hai nước đang ngày được cải thiện đã tạo điều kiện và cơ hội đối với nhà đầu tư Hoa Kỳ. Và ghi nhận của Hiệp hội các nhà đầu tư Hoa Kỳ (Amcharm) tại Việt Nam cũng cho thấy, các doanh nghiệp đang rất hào hứng sau khi họ thăm dò lẫn nhau về môi trường đầu tư.

Đại diện Amcharm cho biết, sự thúc đẩy của các FTA, nhất là TPP đang đưa Việt Nam và Hoa Kỳ vào tâm điểm của hợp tác thương mại. Điều này được thể hiện tích cực trong năm 2015, với mức tăng trưởng đạt 45 tỷ USD về doanh số, tăng 20% so với mức 36 tỷ USD năm 2013. Việt Nam hiện cũng là nước dẫn đầu trong ASEAN về cán cân thương mại với Hoa Kỳ, khi chiếm 25% kim ngạch xuất khẩu của khối, và con số này có thể tăng lên trong năm 2020.

Theo đại diện của Sở Kế hoạch - Đầu tư TP HCM, đầu tư Mỹ vào Việt Nam tăng mạnh chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, dịch vụ, gia công về công nghệ. Đây là tín hiệu tích cực vì đem đến nhiều việc làm thu nhập khá cho người lao động trong nước. Mục tiêu của Việt Nam đến 2020 đưa kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ tăng 300 tỷ USD.


Nguy cơ phá sản dự án cá ngừ sang Nhật

Dù cá ngừ đại dương bán sang Nhật Bản có con giá cao đến 16 triệu đồng nhưng dự án thí điểm xuất khẩu loại thủy sản này ở Bình Định vẫn gặp khó khăn, có nguy cơ phá sản.

Sau hai năm triển khai dự án thí điểm theo công nghệ mới, ngư dân Bình Định đánh bắt cá ngừ dương đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn còn thấp.

Hai năm trước, Bình Định chủ trương hiện đại hóa đội tàu khai thác cá ngừ đại dương theo công nghệ mới thay thế đánh bắt bằng nghề câu vàng truyền thống. Tỉnh cũng ký kết với các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật Bản.

Địa phương này đã lập hai tổ, đội gồm 25 tàu với khoảng 150 ngư dân chuyên đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản. Tổ chức hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Hội Hữu nghị Nhật - Việt hỗ trợ 25 bộ thiết bị câu cá ngừ đại dương và chuyển giao kỹ thuật đánh bắt, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch cho ngư dân tỉnh Bình Định. Nguồn vốn hỗ trợ dự án khoảng 1 triệu USD, trong đó vốn đối ứng của địa phương 20%.

Ông Nguyễn Văn Việt (ngụ xã Tam Quan, huyện Hoài Nhơn)- một trong những chủ tàu tham gia dự án thí điểm cho hay, ngư dân thao tác câu cá ngừ đại dương theo công nghệ chưa đồng bộ. Mặt khác mỗi phiên biển kéo dài cả tháng nên khi tàu về đến bờ cá ngừ khó thể đạt chất lượng cao.

Có thâm niên 10 năm hành nghề câu cá ngừ đại dương, thuyền trưởng Trần Văn Án (ngụ xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn) bộc bạch, chi phí mỗi chuyến biển cả trăm triệu đồng nhưng phía doanh nghiệp yêu cầu hai tuần phải về đến cảng bán cá thì khó quá. "Nếu chỉ vài con mà đã quay về cảng thì lỗ nặng. Trong khi giá mỗi ký cá đạt chuẩn thì tỉnh, doanh nghiệp chỉ hỗ trợ 70.000 đồng thì khó bù đắp nổi", ông Án phân tích.

Với lý do này, vị thuyền trưởng trên xin rút ra khỏi dự án thí điểm đánh bắt cá ngừ đại dương theo công nghệ Nhật Bản. Đó là chưa kể công nghệ câu cá ngừ đại dương của "xứ sở hoa anh đào" phải tuân thủ rê cá dưới biển mất nhiều thời gian từ 30 phút đến 1 giờ để hạn chế cá vùng vẫy trước khi đưa lên tàu.

Các chuyên gia tính toán, chặng đường xuất khẩu cá ngừ từ Bình Định sang Nhật Bản gặp nhiều trở ngại. Cá đưa về bến sẽ được chọn lựa đảm bảo độ tươi đưa vào đóng gói. Sau đó, lô hàng được đưa đến sân bay Phù Cát để trung chuyển vào TP HCM lưu kho chờ chuyển sang Nhật Bản trên chuyến bay duy nhất lúc 0 giờ.

Sau 6 giờ bay, chuyến cá đến Nhật đã 7h thì đã trễ, phải gửi lưu kho thêm một ngày nữa đợi 3h ngày hôm sau mới đưa đến phiên chợ đấu giá. Chi phí vận chuyển, lưu kho mỗi kg cá ngừ đại dương từ Bình Định chuyển đến Nhật Bản tốn 170.000 đồng.

thu mua ca ngu dai duong o binh dinh. anh: m.hoang.

Thu mua cá ngừ đại dương ở Bình Định. Ảnh: M.Hoàng.

Trao đổi với Zing.vn, ông Vũ Đình Đáp, Chủ tịch Hiệp Hội cá ngừ Việt Nam thừa nhận, dự án thí điểm đánh bắt cá ngừ đại dương xuất khẩu sang Nhật Bản đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nếu Bình Định không tổ chức bài bản từ khâu thu mua, đánh bắt, bảo quản đến xuất khẩu thì dự án này có nguy cơ phá sản.

Vị chuyên gia này phân tích, do ngư trường đánh bắt xa bờ nên mỗi chuyến biển của ngư dân kéo dài có khi cả tháng nên cá khó đảm bảo chất lượng cao để xuất khẩu. Mặt khác bà con có thói quen mạnh ai nấy làm, ngại tiếp cận kỹ thuật mới đã gây khó cho dự án. Trong khi đó, ngư dân các nước trong khu vực chỉ cần vài giờ là ra đến ngư trường, mật độ cá ngừ lại dày. Doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với ngư dân nên họ đánh bắt xuất khẩu sang Nhật thuận lợi hơn nhiều.

"Nếu cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định có giá mỗi kg hơn 300.000 đồng ở phiên chợ đấu giá Nhật Bản thì doanh nghiệp xuất khẩu mới có lời còn thấp hơn thì lỗ nặng. Thời gian qua, lô hàng thủy sản loại này đạt chuẩn xuất sang Nhật nhiều nhất cũng chỉ 8 con là quá ít", ông Đáp nói.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, đề án tổ chức khai thác, bảo quản, thu mua, xuất khẩu cá ngừ theo chuỗi là bước đột phá quan trọng trong chiến lược tái cơ cấu ngành thủy sản.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám nhận định, thực tế cho thấy khi cá ngừ được đánh bắt theo công nghệ Nhật Bản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thời gian tới, Bộ sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét, ban hành chính sách nhằm khuyến khích ngư dân, doanh nghiệp liên kết sản xuất theo chuỗi cá ngừ đại dương; tháo gỡ những vướng mắc về vay vốn, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ hiện đại...

Hai tỉnh Bình Định và Phú Yên sẽ được đầu tư xây dựng cảng cá ngừ chuyên dụng. Riêng Khánh Hòa sẽ hình thành trung tâm nghề cá lớn của khu vực Nam Trung bộ. Theo kế hoạch, năm 2016, kho lạnh ở đảo Đá Tây, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) đưa vào hoạt động, giúp ngư dân có điều kiện bảo quản cá và kéo dài chuyến biển.


Gần 139 nghìn ha lúa bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn

theo bo nn&ptnt: tu cuoi nam 2015 den nay, tong dien tich lua thiet hai do xam nhap man la gan 139.000 ha.

Theo Bộ NN&PTNT: Từ cuối năm 2015 đến nay, tổng diện tích lúa thiệt hại do xâm nhập mặn là gần 139.000 ha.

Trong đó, 86.000 ha thiệt hại trên 70% năng suất (chiếm 62%), 43.000 ha thiệt hại từ 30-70% năng suất (chiếm 31%) và 9.800 ha thiệt hại dưới 30% năng suất (chiếm 7%).

Các tỉnh bị thiệt hại nhiều là Cà Mau: 49.343 ha, Kiên Giang: 34.093 ha, Bạc Liêu: 11.456 ha và Bến Tre: 13.844 ha.

Dự báo, mùa khô năm 2015-2016, xâm nhập có khả năng kéo dài đến đầu tháng 6, muộn hơn cùng kỳ trung bình nhiều năm khoảng gần 2 tháng.

Cụ thể, từ tháng 3 trở đi, tại các vùng cách biển 30 đến 45 km: Nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông, gây ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Các vùng cách biển từ 45-65 km: Có khả năng bị mặn cao (>4g/l) xâm nhập. Nếu mùa mưa đến chậm, xâm nhập mặn có thể kéo dài đến tháng 6. Trong thời kỳ này, vào những đợt triều cường mặn sẽ xâm nhập sâu. Tuy nhiên, vào thời kỳ triều kém và chân triều có khả năng xuất hiện nước ngọt.

Các vùng cách biển xa hơn 70-75 km tuy ít gặp xâm nhập mặn 4g/l, nhưng cũng cần lưu ý trong các đợt triều cường và vẫn là vùng xâm nhập của nước mặn nồng độ dưới 4g/l, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.

Để đối phó có hiệu quả với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra ở khu vực ĐBSCL, Bộ NN&PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo áp dụng các biện pháp kỹ thuật về thủy lợi và canh tác lúa để hạn chế tác hại do nhiễm mặn; hướng dẫn nông dân chỉ gieo cấy lúa ở những nơi có đủ nguồn nước tưới; chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Đối với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao đề xuất, bố trí kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả và đầu tư xây dựng công trình phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định…


Ngày 15/3 hàng năm là ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam

Năm 2016, Bộ Công thương chọn chủ đề "Quyền được an toàn của người tiêu dùng" là chủ đề chính của Ngày Quyền của người tiêu dùng.

Ngày 10/7/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1035/QĐ-TTg về Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, theo đó lấy ngày 15 tháng 3 hàng năm là Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam.

Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh cho cả người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh;...

Theo Quyết định số 1035/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể; hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam hàng năm.

Nhằm triển khai thực hiện Quyết định nêu trên, ngày 21/9/2015, Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 9754/KH-BCT về việc tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam sẽ được tập trung tổ chức trong tháng 3 trên phạm vi cả nước từ trung ương đến các địa phương, trong đó các hoạt động chủ yếu sẽ được thực hiện từ ngày 10/3 đến ngày 20/3/2016.

Bộ Công Thương là đơn vị chủ trì các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng tại Trung ương với các hoạt động chính như tổ chức Lễ công bố Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15-3, tổ chức các hội thảo, tập huấn, khóa đào tạo, tổ chức các hoạt động nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,…

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì thực hiện các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng tại địa phương. Tính đến nay, thực hiện Kế hoạch của Bộ Công Thương, đã có khoảng 50 tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể Ngày Quyền người tiêu dùng Việt Nam năm 2016 với đa dạng các hoạt động như tổ chức mitting, tuần hành, tổ chức treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền trên các tuyến phố, tổ chức hội nghị, hội thảo về quyền được an toàn cho người tiêu dùng,...

Hiện nay Bộ Công Thương đang chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và Đài truyền hình Việt Nam để tổ chức Lễ công bố Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam 15/3. Lễ công bố dự kiến được tổ chức vào ngày 12/3/2016 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (Số 11A Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội) với sự tham dự và chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, sự tham dự của các cơ quan, tổ chức có liên quan của Trung ương và địa phương, các cơ quan thông tấn, báo chí,... và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 - Đài truyền hình Việt Nam.

Theo chương trình, nhân dịp này, Bộ Công Thương và UBND thành phố Hà Nội sẽ phát động phong trào hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2016. Lễ công bố cũng chính là điểm nhấn, điểm khởi động cho chuỗi các hoạt động tiếp theo về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên khắp cả nước.

Năm 2016, Bộ Công Thương đã lựa chọn Chủ đề “QUYỀN ĐƯỢC AN TOÀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG” cho các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2016. Đây là một trong 8 quyền cơ bản của người tiêu dùng đã được quy định tại Điều 8 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể “Người tiêu dùng có quyền được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp”.


Ngành mía đường Việt Nam thua Lào, Campuchia?

nganh mia duong viet nam thua lao, campuchia?

Ngành mía đường Việt Nam thua Lào, Campuchia?

Với việc được bảo hộ cao nhất trong các ngành hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp, yếu toàn diện từ khâu sản xuất, chế biến cho đến phân phối nên nhiều DN mía đường khó có thể cạnh tranh khi VN tham gia vào các hiệp định thương mại tự do như TPP, đặc biệt là khi thuế nhập khẩu đường giảm về 5% vào năm 2018 theo cam kết hội nhập ASEAN.

Tính đến năm 2015, hạn ngạch thuế quan (HNTQ) đường nhập khẩuchỉ khoảng 81.000 tấn, chỉ chiếm 6% tổng nhu cầu tiêu thụ đường trong nước. Thuế suất ưu đãi trong HNTQ là 25% đối với đường thô và 40% đối với đường trắng; Trong khi đó, thuế suất ngoài HNTQ là từ 80- 100%. Bên cạnh đó, ngành đường còn được bảo hộ bằng các hàng rào kỹ thuật khác.

Tuy nhiên, theo cam kết mở cửa trong ASEAN, đến năm 2018, VN sẽ phải hoàn toàn xóa bỏ hạn ngạch thuế quan từ ASEAN, và thuế nhập khẩu sẽ giảm từ 80% xuống còn 5%. Khi đó, đường nhập khẩu Thái Lan sẽ cạnh tranh và có ảnh hưởng lớn tới thị trường đường trong nước.

Nhìn vào mảng chế biến, hiện tại chỉ có một phần ba số DN lớn được trang bị các máy móc tiên tiến, còn lại đa phần các DN đều sử dụng công nghệ lạc hậu, máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ Trung Quốc.

Còn nhìn sang mảng canh tác thì thấy giống mía không được đầu tư nên năng suất rất thấp; Bao nhiêu năm nay năng suất mía của VN mới chỉ được 47,6 tấn/ha trong khi năng suất bình quân trên thế giới là 65,3 tấn/ha. Muốn tăng năng suất, không còn cách nào khác là phải cơ giới hóa nhưng không thể cơ giới hóa được khi diện tích trồng mía quá manh mún.

Chính vì thế, tôi lo là nếu không thay đổi hoặc có những chính sách đột phá thì ngành mía đường không cạnh tranh được ngay với đường Lào, Campuchia chứ đừng nói gì đường Thái Lan.

Đồng thời, nếu Nhà nước không có những quy hoạch và tính toán cụ thể, đến năm 2018, ngành đường VN nhiều khả năng sẽ đánh mất thị trường trong nước vào tay các DN nước ngoài, đặc biệt là đối thủ Thái Lan.

Lý do, có hai kênh phân phối cho người tiêu dùng là siêu thị và kênh bán lẻ khác. Kênh phân phối siêu thị thì rất tốn kém, vì các siêu thị thường hưởng mức lợi nhuận từ 10 – 20% trong khi DN làm ăn năm nào tốt mới lãi được 10%. Với kênh phân phối thông qua các nhà tạp hóa, một số nhà phối lớn nhất trên thị trường hiện nay đã bị các DN nước ngoài mua lại gần hết, các DN nước ngoài này đã dọn đường để sản phẩm của họ tiến sâu hơn vào thị trường VN.

Nhìn rộng ra, công cuộc thâu tóm ngành đường đang diễn ra tương tự việc thâu tóm các ông lớn trong ngành bán lẻ như việc tỷ phú Thái Lan đã mua toàn bộ hệ thống Metro và đang đàm phán để mua cả BigC để tạo đà làm kênh phân phối hàng Thái ở VN.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục