Hà Nội tiếp tục công khai danh tính 131 đơn vị nợ thuế
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu quản lý chặt các dự án đầu tư công
Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền: NHNN đang rà soát thông tin liên quan đến Hồ sơ Panama
Chính phủ phê duyệt Nghị định thư về Cơ chế một cửa ASEAN
Hải quan Hải Phòng lên tiếng vụ doanh nghiệp “tố” về giá tính thuế
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 11-05-2016
- Cập nhật : 11/05/2016
Điều chỉnh Quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Mục tiêu hướng tới là đáp ứng các yêu cầu phát triển, công tác quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội có sự phân công, hợp tác, chia sẻ và liên kết giữa các địa phương trong Vùng; đảm bảo phân bổ nguồn lực quốc gia có hiệu quả; hạn chế những mặt trái của quá trình đô thị hóa đến môi trường sống, tác động của biến đổi khí hậu nhằm xây dựng Vùng phát triển thịnh vượng và có môi trường bền vững.
Đồng thời, đáp ứng nhu cầu xây dựng đồng bộ và hiện đại hệ thống mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Vùng, tạo điều kiện cho các đô thị tiếp tục phát huy vai trò là những hạt nhân tạo động lực thúc đẩy phát triển cho các khu vực xung quanh về kinh tế, văn hóa - xã hội; phát triển cân bằng giữa đô thị và nông thôn; bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Việc điều chỉnh quy hoạch cũng làm cơ sở cho lập và điều chỉnh các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng dọc tuyến đường vành đai, cao tốc liên tỉnh, các vùng và khu chức năng đặc thù, quy hoạch chung các đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật; là cơ sở lập dữ liệu phục vụ công tác quản lý, đề xuất cơ chế chính sách và mô hình quản lý Vùng.
Phạm vi Vùng Thủ đô Hà Nội gồm toàn bộ ranh giới của Thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh xung quanh là Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang (trong đó Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là 3 tỉnh được mở rộng so với Quyết định số 490/2008/QĐ-TTg ngày 5/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ). Tổng diện tích toàn vùng khoảng 24.314,7 km2.
Về tính chất, Vùng Thủ đô Hà Nội là vùng kinh tế tổng hợp, có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước; có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương...
Về định hướng phát triển Hà Nội và các tỉnh trong Vùng, Điều chỉnh Quy hoạch nêu rõ: Trên cơ sở vị trí, vai trò, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các tỉnh trong Vùng tạo thành các mối liên kết với những đặc trưng và lợi thế riêng, chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển để khai thác tối đa và hiệu quả các tiềm năng, động lực của các địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh và toàn Vùng.
Cụ thể, Thủ đô Hà Nội, tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, là các địa phương có tốc độ và tỉ lệ đô thị hóa cao; có vị trí trung tâm của toàn Vùng trên cơ sở vị thế của Thủ đô Hà Nội với các vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của quốc gia, trong đó nổi bật là các thế mạnh về công nghiệp, đào tạo, nguồn nhân lực và các điều kiện hạ tầng; các chức năng cấp vùng, quốc gia và quốc tế được tăng cường thông qua việc thiết lập các trung tâm tài chính - thương mại, nghiên cứu - phát minh khoa học, hội nghị hội thảo, thể dục thể thao, không gian di sản và du lịch quốc tế…
Trong đó, Hà Nội với vị thế Thủ đô, trung tâm đầu não chính trị, hành chính của quốc gia; là trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo và khoa học kỹ thuật quan trọng của cả nước; là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch, thương mại, dịch vụ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Phát huy vai trò là trung tâm động lực chính, đầu mối liên kết quản lý, kinh doanh, nghiên cứu và phát triển kinh tế - xã hội, tập trung hình thành các trung tâm thương mại tài chính lớn của quốc gia (Trung tâm tài chính Bắc Sông Hồng; Trung tâm hội chợ; Trung tâm hành chính, thương mại, văn hóa Tây Hồ Tây…), các khu nghiên cứu - đào tạo công nghệ cao (Khu công nghệ cao Hòa Lạc; Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc…); Trung tâm văn hoá - lịch sử lớn (Hoàng Thành Thăng Long; Vườn Quốc gia Ba Vì…); đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa của Thủ đô khoảng từ 65 - 70%.
Vĩnh Phúc phát triển kinh tế tổng hợp về công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sinh thái gắn với các đầu mối giao thông quan trọng của khu vực phía Bắc và cả nước; tăng cường phát triển các chức năng về thương mại, trung chuyển hàng hóa (logistics tại Bình Xuyên, Tân Tiến – Vĩnh Tường…), du lịch sinh thái nghỉ dưỡng (Tam Đảo – Tây Thiên, Tam Đảo 2, Đại Lải, Đầm Vạc, hồ Sáu Vó, Vân Trục…), y tế và đào tạo chất lượng cao (Khu đô thị Dại học Vĩnh Phúc)…; đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa khoảng từ 63-68%.
Bắc Ninh phát triển kinh tế tổng hợp về dịch vụ, du lịch văn hóa, công nghiệp, tập trung vào kinh tế tri thức (giáo dục – đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ), trung tâm y tế - nghỉ dưỡng của Vùng; tăng cường phát triển về thương mại (Trung tâm thương mại Bắc Ninh, logistics cấp Vùng…); du lịch văn hóa – lịch sử (thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn, chùa Phật Tích, núi Dạm, hành lang sông Cầu…), đào tạo công nghệ cao (Yên Phong)…; đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa khoảng 55-60%.
Các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nam, là các tỉnh thuộc Đông Nam đồng bằng sông Hồng. Phát huy các lợi thế tiếp cận cửa ngõ và hệ thống giao thông hướng biển (hành lang Hà Nội - Phố Nối - Hải Dương - Hải Phòng), tam giác kinh tế phía Nam Hà Nội (Hưng Yên - Đồng Văn - Phủ Lý); phát triển các dịch vụ công nghiệp - đô thị kết nối trung tâm Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa ngõ kinh tế biển; phát triển các khu công nghiệp sạch, công nghiệp hỗ trợ, logistics, trung tâm thương mại, y tế, đào tạo, thể dục thể thao, chế biến nông phẩm cấp vùng.
Các tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang là các tỉnh trung du miền núi. Đây là vùng cửa ngõ chuyển tiếp giữa Vùng Thủ đô Hà Nội với Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Trong đó, Hòa Bình đóng vai trò là vùng sinh thái, bảo vệ môi trường, đảm trách những chức năng chính về hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia, liên vùng (cấp điện, cấp nước, điều tiết lũ, bảo vệ nguồn nước...). Phú Thọ phát triển các vùng du lịch văn hóa di sản, du lịch sinh thái (Đền Hùng, Xuân Sơn)… Thái Nguyên phát triển về y tế, giáo dục đào tạo chất lượng cao cho Vùng Thủ đô Hà Nội và toàn quốc, du lịch quốc gia (hồ Núi Cốc, ATK…)... Bắc Giang là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn), phát triển du lịch (Tây Yên Tử, Hồ Khuôn Thần, Hồ Cấm Sơn…), sản xuất các sản phẩm nông lâm nghiệp chất lượng cao tại các huyện phía Đông của tỉnh; là đầu mối kinh doanh - thương mại quan trọng của Vùng với các tỉnh Đông Bắc của Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc...(TBNH)
Ông Obama thăm Việt Nam từ ngày 22-5
Các nguồn tin ngoại giao đề nghị không nêu tên ngày 9-5 cho đài VOA biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Việt Nam từ ngày 22-5.
Theo nguồn tin của VOA, lịch trình của Tổng thống Obama hiện vẫn đang được hai nước thu xếp, chưa quyết định các hoạt động cụ thể và có thể phải đến rất sát ngày ông Obama bay đến Hà Nội mới có lịch chính thức.
Các nguồn tin tiết lộ giống như hai người tiền nhiệm Bill Clinton và George Bush từng đến thăm Việt Nam lần lượt trong các năm 2000 và 2006, ông Obama dự kiến sẽ gặp các nhà lãnh đạo Việt Nam ở Hà Nội rồi tới thăm TPHCM. Ông có thể sẽ phát biểu tại một trường đại học.
Nguồn tin của VOA cho biết các vấn đề 2 bên quan tâm trong chuyến thăm của ông Obama là mở đường bay thẳng Việt-Mỹ, quan hệ thương mại và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), tăng cường quan hệ giáo dục và giao lưu, khởi động Trường ĐH Fulbright, tăng cường quan hệ quốc phòng-an ninh, việc Mỹ xem xét việc công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam...
Trong một diễn biến liên quan, chính quyền Tổng thống Barack Obama đang xem xét dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam vốn duy trì suốt 30 năm qua. Nguồn tin thân cận với Nhà Trắng cho biết một nhân tố chính ảnh hưởng tới quyết định của Tổng thống Barack Obama sẽ là liệu Việt Nam có tiến tới các thỏa thuận quốc phòng lớn với Mỹ hay không, một bước đi có thể mang lại công ăn việc làm tại Mỹ, từ đó giúp giảm bớt những tiếng nói phản đối trong quốc hội.
Chi ngân sách vượt thu hơn 53.000 tỷ đồng sau 4 tháng
Bội chi ngân sách nhà nước 4 tháng ước đạt 53,6 nghìn tỷ đồng, bằng 21,1% dự toán năm.
Bộ Tài chính cho biết, trong tháng 4/2016, thu ngân sách nhà nước (NSNN) ước đạt xấp xỉ 86,6 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với tháng trước.
Lũy kế thu 4 tháng đầu năm ước đạt 317 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó:
Số tiền thu nội địa 4 tháng đầu năm ước đạt gần 265 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2015.
Thu từ dầu thô và từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt lần lượt 13 nghìn tỷ đồng và gần 39 nghìn tỷ đồng, giảm tương ứng 48% và 16% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo Bộ Tài chính, mặc dù sản lượng dầu thanh toán 4 tháng ước đạt 5,24 triệu tấn, bằng 37,6% kế hoạch năm, nhưng giá dầu thanh toán bình quân 4 tháng khoảng 36,3 USD/thùng, giảm 23,7 USD/thùng so giá tính dự toán. Trong khi đó, do hoạt động xuất nhập khẩu trong tháng 4 giảm nên đã làm giảm số thu ngân sách từ lĩnh vực này so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, tổng chi NSNN tháng 4 ước 93 nghỉn tỷ đồng. Luỹ kế chi 4 tháng đạt trên 370 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so cùng kỳ năm 2015.
Số tiền chi trả nợ và viện trợ ước gần 52 nghìn tỷ đồng sau 4 tháng, tăng 4,4% so cùng kỳ. Ngoài ra, chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính ước đạt trên 261 nghìn tỷ đồng, tăng 5%.
Như vậy, bội chi NSNN 4 tháng ước đạt 53,6 nghìn tỷ đồng, bằng 21,1% dự toán năm.
Hà Nội: Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết Khu du lịch sinh thái Đông Anh
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Quyết định về phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái Đông Anh Hà Nội, tại các xã Vân Nội, Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Theo đó, tổng diện tích nghiên cứu lập đồ án điều chỉnh quy hoạch khoảng 87,02ha; quy mô dân số khoảng 2.890 người, gồm các chức năng chính như: Khu du lịch sinh thái; Đất đơn vị ở; Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật khu vực (giữ nguyên theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt). Thời gian lập quy hoạch không quá 06 tháng kể từ khi Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết được duyệt (không tính thời gian xin ý kiến các đơn vị, cá nhân liên quan nếu có).
Quy hoạch nhằm cụ thể hóa quy định chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch phân khu đô thị N7; GN được duyệt; Đánh giá quá trình triển khai dự án, các vấn đề bất cập, tồn tại, làm rõ nội dung tiếp tục kế thừa để đề xuất giải pháp cụ thể, nội dung cần điều chỉnh để phù hợp với định hướng Quy hoạch chung và quy hoạch phân khu được duyệt, thực tiễn phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, góp phần thu hút đầu tư, nhanh chóng hoàn thiện Dự án.
Đồng thời, khai thác hiệu quả quỹ đất giữa dự án và tuyến đường liên khu vực sau khi được dịch chuyển lên phía Bắc; Xử lý các nội dung tồn tại về hiện trạng đầu tư xây dựng tại dự án.
Bên cạnh đó, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo khớp nối đồng bộ giữa khu vực đã xây dựng và khu vực dự kiến điều chỉnh, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng; đảm bảo hoạt động an toàn và bình thường của các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện có trong khu vực Dự án và khu vực xung quanh có liên quan.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 3.800 tỷ đồng
Bộ Tài chính vừa công bố chi tiết về tình hình trích lập, sử dụng, số dư Quỹ bình ổn giá (BOG) trong Quý I/2016 của các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.
Tổng số trích Quỹ BOG trong Quý I (từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/3/2016) là 1.289,339 tỷ đồng.
Tổng số sử dụng Quỹ BOG trong Quý I (từ ngày 01/01/2016 đến hết ngày 31/3/2016) là 1.478,005 tỷ đồng.
Lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG dương 5,752 tỷ đồng. Lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG âm là 3 triệu đồng
Tính chung, số dư Quỹ BOG đến hết Quý I (đến hết ngày 31/3/2016) của 21 DN đầu mối là 3.787,147 tỷ đồng.