tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 09-03-2016

  • Cập nhật : 09/03/2016

Việt - Mỹ khởi động kết nối công nghệ sau hội nghị Sunnylands

Ông David Thorne, cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng Mỹ cùng các doanh nghiệp đến Việt Nam nhằm kết nối các doanh nghiệp mới khởi nghiệp về công nghệ.
ong david thorne trong su kien ngay 7/3. anh: va

Ông David Thorne trong sự kiện ngày 7/3. Ảnh: VA

Sự kiện "Kết nối đổi mới sáng tạo Việt - Mỹ" diễn ra sáng 7/3 tại Bộ Khoa học và công nghệ Việt Nam là một trong những hoạt động đầu tiên thuộc sáng kiến Kết nối Mỹ - ASEAN, được Tổng thống Barack Obama thông báo tại Hội nghị Mỹ - ASEAN tại Sunnylands, California, ông Thorne cho biết.

Ông Obama đã cùng lãnh đạo 10 nước thuộc Hiệp hội có cuộc gặp cấp cao đầu tiên tại Mỹ trong hai ngày 15-16/2. Hội nghị đã bàn về phương hướng và biện pháp triển khai quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Mỹ, khuôn khổ vừa thiết lập năm ngoái.

Tại "Kết nối đổi mới sáng tạo Việt - Mỹ", cùng với gian hàng trưng bày của 25 doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp (start-up) của Việt Nam, 6 đại diện các công ty lớn của Mỹ cũng có mặt.

Ông Thorne cho hay, một trong những trụ cột của Kết nối Mỹ - ASEAN là hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Đông Nam Á. Kết nối Mỹ - ASEAN sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai khu vực. Thương mại song phương giữa hai khu vực đã tăng gấp ba lần kể từ những năm 1990 và đạt 250 tỷ USD trong 2014. Doanh nghiệp Mỹ đóng góp cao nhất trong tổng nguồn FDI vào ASEAN, trong khi các nước này cũng đang gia tăng đầu tư vào Mỹ.

"Một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại của Mỹ là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn diện trên toàn thế giới, thông qua những mô hình kinh doanh mới và tôn vinh doanh nhân đổi mới sáng tạo", ông Thorne nói khi lý giải vai trò của mình là cố vấn của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Theo Thứ trưởng Bộ KHCN Trần Văn Tùng, mô hình tăng trưởng dựa vào gia tăng vốn đầu tư, lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo đã không còn thích hợp với Việt Nam. Nếu không có các giải pháp phát triển đột phá, đặc biệt là dựa vào nhân tố KHCN và đổi mới sáng tạo, Việt Nam khó có thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, thậm chí khó vượt khỏi mốc quốc gia thu nhập trung bình thấp trong tương lai gần.

Bộ KHCN cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng hành lang pháp lý về đầu tư mạo hiểm và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, triển khai đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp doanh nghiệp mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025.

"Việt Nam hy vọng tạo môi trường để kết nối các doanh nghiệp của Mỹ, các quỹ đầu tư mạo hiểm và các doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam, cũng như các cá nhân quan tâm đến đổi mới sáng tạo", ông Tùng cho hay.

Năm 2015 Việt Nam đã tăng 19 bậc về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, đứng thứ 52/141 quốc gia, xếp hạng chỉ số cạnh tranh toàn cầu tăng 12 bậc, xếp thứ 56/140 quốc gia. Năm 2016 Bộ KHCN sẽ tổ chức sân chơi Tech Fest lần thứ hai cho các tổ chức, cá nhân đam mê công nghệ.

Ông Thorne cho biết thêm, tại Mỹ, các doanh nghiệp được thành lập dưới 5 năm đóng góp gần như toàn bộ cho tăng trưởng việc làm mới trong khu vực tư nhân của Mỹ trong 25 năm qua.  Khởi nghiệp là động cơ thúc đẩy tăng trưởng việc làm và thịnh vượng quốc gia. Việc đó không thể thực hiện được nếu các nước bị hạn chế bởi môi trường chính sách khắc nghiệt và cơ sở hạ tầng công nghệ chưa phát triển.

"Cần đẩy mạnh bảo hộ sở hữu trí tuệ, tăng cường chuyển giao kết quả nghiên cứu từ các trường, các viện ra doanh nghiệp; thúc đẩy sự phát triển của công nghệ trong ngành tài chính, từ đó thúc đẩy phát triển thương mại điện tử. Chúng ta cũng cần nới lỏng các chính sách về lao động, tăng cơ hội về đào tạo việc làm", ông Thorne nói.

Cố vấn của Ngoại trưởng Mỹ lưu ý ngành công nghiệp năng lượng sạch trên thế giới có tốc độ phát triển, mở rộng nhanh gấp hai lần so với nền kinh tế nói chung. Với ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, con số này hơn gấp 10 lần. Trong 15 năm tới, ước tính 17.000 tỷ USD sẽ được đầu tư cho công nghiệp năng lượng, chủ yếu là năng lượng sạch. Đây là cơ hội lớn để phát triển kinh tế với mọi quốc gia.

Ông Thorne thông báo Hội nghị thượng đỉnh về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo toàn cầu lần thứ 7 sẽ được tổ chức tại thung lũng Silicon vào mùa hè này. Các cá nhân khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, các nhà đầu tư trên khắp thế giới, cùng đến chia sẻ . Ông mong có sự hiện diện của phía Việt Nam.


Tàu cá gần 7 tỷ bốc cháy trên biển, 11 ngư dân thoát nạn

Tàu cá ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang đánh bắt trên vùng biển Quảng Bình thì bất ngờ gặp hỏa hoạn, 11 thuyền viên kịp thoát sang tàu khác.

Ngày 8/3, ông Tô Duy Hiền, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu, Nghệ An), cho hay một tàu cá của ngư dân địa phương gặp nạn khi đang đánh bắt ngoài khơi.Tàu do ông Bùi Tam (44 tuổi, trú xã Quỳnh Nghĩa) điều khiển cùng 10 thuyền viên đánh bắt trên vùng biển tỉnh Quảng Bình khuya 6/3 thì bất ngờ lửa phát ra từ máy phát điện ở khoang tàu. Các thuyền viên tìm cách dập lửa, nhưng bất thành. Thời điểm cháy, khoang tàu đang chứa 4.000 lít dầu, 4 bình gas.

tau bi chay tren vung bien quang binh. anh: ctv.

Tàu bị cháy trên vùng biển Quảng Bình. Ảnh: CTV.

Nhận được tin cầu cứu, một số tàu cá huyện Quỳnh Lưu đánh bắt gần đó tiếp cận hiện trường tìm cách dập lửa, chuyển tất cả thuyền viên khỏi tàu đang cháy. Một số tìm cách lật úp tàu xuống nước để dập đám cháy và tránh việc 4 bình gas trên khoang phát nổ, nhưng bất thành. Tàu sau đó bị thiêu rụi toàn bộ.

Con tàu bị cháy có trị giá 6,6 tỷ đồng được ông Bùi Tam cùng 9 hộ gia đình khác ở địa phương góp cổ phần. 


Bộ trưởng Tài chính: 'Điều hành ngân sách như đi trên dây'

Những yếu tố bất định đối với ngân sách cũng như nhiều kế hoạch kinh tế của nhiệm kỳ tới là câu chuyện được Thường vụ Quốc hội dành nhiều quan ngại khi thảo luận ngày 7/3.

Câu chuyện cân đối thu chi ngân sách đã được thảo luận sôi nổi, thậm chí có lúc gay gắt tại Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 5 năm (2016-2020). Nhiều con số giả định được đưa ra trong các bản kế hoạch để lấy ý kiến cơ quan thường trực Quốc hội, trước khi trình ra kỳ họp toàn thể, sẽ khai mạc vào cuối tháng này. Đây cũng là điểm gây ra nhiều tranh luận.

Đơn cử theo dự tính của Chính phủ, tổng GDP 5 năm tới sẽ đạt khoảng 31 triệu tỷ đồng. Hay con số 2,1 triệu tỷ là nguồn vốn dự kiến cho đầu tư trung hạn của thời kỳ này, trong khi nợ công được đặt mục tiêu giảm xuống còn 60%, trong đó nợ Chính phủ là 5%...

Với số liệu GDP, bản thân cơ quan điều hành cũng trích dẫn tính toán của các tổ chức quốc tế cho thấy con số chỉ khoảng 28 triệu tỷ đồng, song Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Bùi Quang Vinh vẫn lạc quan khi nghiêng về kịch bản cao. “Họ tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng (CPI) rất thấp, nhưng tôi nghĩ CPI trong giai đoạn này tăng trung bình 4-5% là hợp lý. Đây là cơ sở để chúng ta tính toán các chỉ số khác, từ thu, chi đến nợ công”, ông Vinh nói.

Tương tự với vấn đề ngân sách khi Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách - Phùng Quốc Hiển cũng tỏ ra hoài nghi khi thấy Bộ trưởng Tài chính "còn lo về nhiều con số". Ông Hiển cho rằng cần thảo luận kỹ việc quyết định hướng hay quyết con số để tránh chuyện cuối kỳ, không thu đủ lại phải điều chỉnh, không đúng tinh thần của luật.Giải thích về những mức dự tính đưa ra, Bộ trưởng Tài chính - Đinh Tiến Dũng cho biết có thể tính chính xác thu chi năm 2016, song giai đoạn 2017-2020 chỉ là định hướng. “Anh Hiển có dám đảm bảo giá dầu trong 5 năm tới là 45 USD không?", ông Dũng đặt câu hỏi ngược lại.

bo truong tai chinh dinh tien dung thua nhan dieu hanh ngan sach giai doan hien nay rat kho khan.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận điều hành ngân sách giai đoạn hiện nay rất khó khăn.

Tuy vậy, Bộ trưởng Tài chính cũng thừa nhận, mấy năm nay, điều hành ngân sách theo kiểu "đi trên dây" và tình thế này vẫn tiếp tục trong năm 2016, đặc biệt là với những diễn biến của giá dầu. "Đến năm 2017 mà đứt dây thì chúng ta chết”, ông Dũng cảm thán.

Trấn an Bộ trưởng với câu nói đùa: “Mấy năm nay giá dầu cứ lên xuống có ai chết đâu mà anh lo”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận định kế hoạch nêu trên chính là định hướng, dựa vào đó để điều hành. Do vậy, ông yêu cầu các thông số đưa ra phải chính xác để đại biểu Quốc hội có cơ sở yên tâm "bấm nút".

“Tôi đề nghị làm kỹ, đến kỳ họp sau Quốc hội thông qua, chứ chưa chắc chắn như vậy thì thường vụ làm sao “gật” được”, ông nói.

Bàn về giải pháp cụ thể để tăng thu, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết Chính phủ dự kiến điều chỉnh 8 loại chính sách về thuế để tránh hụt thu khoảng 450.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cơ quan điều hành ước tính có thể thu về khoảng 150.000 tỷ từ thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước.

Tuy vậy, những giải pháp này cũng vấp phải sự phản ứng từ Chủ tịch Quốc hội. “Riêng giải pháp tăng thuế lên để thu nữa là tôi không đồng ý đâu. Đất nước ta lúc này không tăng thuế được đâu”, ông Hùng nói.


Khai trương Cảng quốc tế Cam Ranh, đón tàu quân sự, tàu khách

Dự án Cảng quốc tế Cam Ranh có nhiệm vụ đón tiếp các loại tàu quân sự, tàu khách quốc tế; cung cấp dịch vụ hàng hải tại Căn cứ quân sự Cam Ranh…
Sáng nay, 8.3, tại Căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân tổ chức lễ khai trương Cảng Quốc tế Cam Ranh.
Tham dự buổi lễ có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cùng lãnh đạo Quân chủng Hải quân.
Thực hiện chủ trương về sử dụng căn cứ quân sự Cam Ranh phục vụ nhiệm vụ quốc phòng và phát triển kinh tế, Công ty TNHH Tân Cảng - Petro Cam Ranh (TCP Cam Ranh) đã được chính thức thành lập với tổng vốn đầu tư là 2.000 tỉ đồng, trong đó Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) góp 1.500 tỉ (chiếm 75%) và Tập đoàn dầu khí Việt Nam góp 500 tỉ (chiếm 25%).
Ngày 13.9.2014, Bộ Quốc phòng phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển (giai đoạn 1) thuộc dự án đầu tư Khu dịch vụ hàng hải; sửa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển tại Căn cứ quân sự Cam Ranh; giao TCP Cam Ranh làm chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Cảng quốc tế Cam Ranh.
Dự án này có nhiệm vụ: đón tiếp các loại tàu quân sự, tàu khách quốc tế; cung cấp dịch vụ hàng hải tại Căn cứ quân sự Cam Ranh; tăng cường quan hệ với các lực lượng hải quân quốc tế, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và khu vực; bảo đảm đồng bộ cho các tàu hoạt động, sẵn sàng chiến đấu; góp phần xây dựng khu vực Biển Đông hòa bình, ổn định.
Cảng Quốc tế Cam Ranh là một trong các cảng lớn nhất của Việt Nam tính theo chiều dài bến cập tàu với tải trọng tàu tối đa đến 110.000 DWT; có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm; là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8.
Đến nay dự án đã hoàn thành đúng tiến độ; đảm bảo chất lượng, mỹ quan theo thiết kế. Các trang thiết bị, máy móc phục vụ dự án cũng đã được triển khai đầu tư đồng bộ, đảm bảo khả năng hoạt động của dự án theo mục tiêu đã đề ra.
Trong năm 2016, TCP Cam Ranh tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực: Cung ứng dịch vụ hàng hải cho tàu quân sự, tàu du lịch; sửa chữa đầu bến và cung cấp dịch vụ du lịch cho thủy thủ đoàn, du khách.
Căn cứ quân sự Cam Ranh có vị trí chiến lược bao quát toàn bộ khu vực Biển Đông, là vị trí tiếp cận gần nhất các tuyến hàng hải quốc tế và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như các khu vực dầu khí tại thềm lục địa phía đông - nam Việt Nam.
Với vị trí địa lý nằm trong vịnh Bình Ba kín gió, vùng nước rộng, độ sâu ổn định trên 20m nước, khu vực ít chịu ảnh hưởng của giông bão, địa chất tốt phù hợp cho việc xây dựng các cầu cảng tiếp nhận các tàu quân sự, dân sự cỡ lớn như tàu sân bay có tải trọng 110.000 DWT, tàu khách có dung tích 100.000 GRT và sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan đến 200 m nước.
cang quoc te cam ranh se don tiep cac loai tau quan su, tau khach quoc te; cung cap dich vu hang hai tai can cu quan su cam ranh - anh: tran dang

Cảng quốc tế Cam Ranh sẽ đón tiếp các loại tàu quân sự, tàu khách quốc tế; cung cấp dịch vụ hàng hải tại Căn cứ quân sự Cam Ranh - Ảnh: Trần Đăng


Khiển trách và giáng chức nhiều cán bộ thanh tra xây dựng Hà Nội

khien trach va giang chuc nhieu can bo thanh tra xay dung ha noi

Khiển trách và giáng chức nhiều cán bộ thanh tra xây dựng Hà Nội

Sở Xây dựng Hà Nội vừa báo cáo UBND TP.Hà Nội việc thực hiện kỷ luật các cán bộ liên quan đến các sai phạm ở công trình 8B Lê Trực.
Theo báo cáo, ông Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Phó giám đốc Sở Xây dựng và bà Lê Thị Nhung, nguyên Trưởng phòng Quản lý cấp phép đã nghỉ hưu nên không thuộc diện bị xử lý kỷ luật theo nghị định 34/2011/NĐ-CP.
Cán bộ cấp cao nhất bị kỷ luật là ông Hoàng Ngọc Vinh, Phó chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội bị kỷ luật ở hình thức khiển trách.
Ông Nguyễn Cương Quyết, Đội trưởng đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình bị kỷ luật giáng chức, điều chuyển công tác vì “không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng để xảy ra hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Phạm Hùng Phương, Phó đội trưởng đội Thanh tra xây dựng quận Ba Đình bị kỷ luật giáng chức, chuyển công tác khác và không giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng.
Sở Xây dựng Hà Nội cũng kỷ luật khiển trách đối với ông Hoàng Ngọc Vinh, Phó chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội. Chuyên viên phòng quản lý cấp phép Lê Văn Đức bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách.
Sở này cũng báo cáo kỷ luật, buộc thôi việc đối với ông Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Tổ trưởng Thanh tra xây dựng phường Điện Biên. Kỷ luật cảnh cáo đối với ông Phạm Quốc Hùng, chuyên viên thanh tra xây dựng quận Ba Đình. Kỷ luật cảnh cáo, chuyển công tác đối với ông An Quốc Việt, cán sự Đội Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình và ông Nguyễn Ngọc Anh, chuyên viên Đội Thanh tra Xây dựng quận Ba Đình.
Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội được giao ban hành quyết định xử lý kỷ luật cán bộ hình thức khiển trách đối với ông Đoàn Văn Bằng và bà Chu Thị Huyền, chuyên viên Thanh tra xây dựng quận Ba Đình.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục