Trung Quốc bất ngờ đề xuất cơ chế hợp tác ở Biển Đông
Sao bệnh viện tư không đấu thầu mà mua được thuốc giá thấp?
Hạ thủy tàu hậu cần nghề cá hiện đại nhất VN
Xin visa vào Hàn Quốc phải xét nghiệm bệnh lao
Hải quan Đồng Nai công khai trả lời các câu hỏi phiền toái
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 10-03-2016
- Cập nhật : 10/03/2016
Hà Nội: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết KCN Thăng Long
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Thăng Long, tỷ lệ 1/2000 tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Theo đó, tổng diện tích đất nghiên cứu điều chỉnh cục bộ khoảng 2,04ha nhằm bổ sung quỹ đất với chức năng cung cấp xăng dầu và bãi đỗ xe để kinh doanh phục vụ hoạt động Khu công nghiệp Thăng Long cho các đối tượng: cán bộ, công nhân lao động và phương tiện giao thông chuyên chở hàng hóa, nguyên vật liệu; Làm cơ sở để quản lý xây dựng thống nhất theo quy hoạch được duyệt.
Về nguyên tắc, việc điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất không làm ảnh hưởng đến định hướng chung trong quy hoạch khu vực; mạng lưới giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật giữ nguyên theo Quy hoạch đã được phê duyệt; Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong khu vực điều chỉnh đảm bảo phù hợp với định hướng Quy hoạch phân khu đô thị N4 đã được phê duyệt, quy định tại Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế và các quy định hiện hành; Đồng thời, đảm bảo khớp nối đồng bộ về không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu vực nghiên cứu; Các điều kiện về kỹ thuật để tổ chức thực hiện. Các nội dung khác không thuộc nội dung điều chỉnh cục bộ ô đất này được giữ nguyên theo quy hoạch đã được Bộ Xây dựng và UBND TP phê duyệt.
Về nội dung điều chỉnh cục bộ quy hoạch: Khu vực đề xuất điều chỉnh cục bộ có diện tích 2,04ha được xác định các chức năng: đất cây xanh, đất nghĩa địa và đất nhà máy nước. Nay đề xuất điều chỉnh các chức năng: trạm xăng dầu có diện tích khoảng 0,8ha; Bãi đỗ xe có diện tích là 1,24ha.
Dự án đường bộ cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa sẽ sớm được phê duyệt
Tại cuộc họp xem xét Dự án đường bộ cao tốc đoạn Ninh Bình (Mai Sơn) - Thanh Hóa (Quốc lộ 45) và đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa vừa được tổ chức, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn chỉnh các bước chuẩn bị để sớm phê duyệt Dự án.
Cụ thể, tại cuộc họp sau khi nghe báo cáo và ý kiến của các đơn vị tham dự, Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu các đơn vị liên quan, căn cứ vào dự kiến kế hoạch và nguồn vốn ngân sách hỗ trợ, khẩn trương xây dựng các phương án tài chính cụ thể cũng như thực hiện các bước chuẩn bị dự án khác, làm sao đến cuối tháng 3/2016 có thể chuyển sang thực hiện các bước tiếp theo như công tác đấu thầu, GPMB...
Ngoài ra, đơn vị tư vấn phải sắp xếp để trong tuần cuối tháng 3 đoàn công tác của Bộ có thể kiểm tra, rà soát lại lần cuối tại hiện trường các phương án thiết kế, mặt bằng.... trước khi Dự án được chính thức phê duyệt.
Dự án đường bộ cao tốc đoạn Ninh Bình (Mai Sơn) - Thanh Hóa (Quốc lộ 45) và đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa có tổng chiều dài khoảng 106km được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A (TCVN 5729-2012), vận tốc thiết kế 120km/h (châm chước các vị trí cầu lớn, hầm vận tốc thiết kế 100km/h), mặt cắt ngang 06 làn xe.
Dự kiến, giai đoạn 1 sẽ xây dựng với quy mô 04 làn xe hạn chế, vận tốc thiết kế 80km/h (bình diện, mặt cắt dọc theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A). Trong đó, Dự án đường bộ cao tốc đoạn Ninh Bình (Mai Sơn) - Thanh Hóa có điểm đầu tại Km274+345 (điểm tiếp nối với dự án đầu tư xây dựng tuyến nối cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với Quốc lộ 1, thuộc địa phận xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) và điểm cuối tại Km341+000 (điểm giao với Quốc lộ 45 thuộc địa phận xã Trung Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) với chiều dài tuyến khoảng 66,92 km và Dự án đường bộ cao tốc đoạn Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa có điểm đầu tại Km341+000 (Giao với Quốc lộ 45 thuộc địa phận xã Trung Chính, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa), kết thúc tại Km380+000 tại nút giao với đường Nghi Sơn - Bãi Trành, thuộc địa phận xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), chiều dài tuyến khoảng 39km.
Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến khoảng 20 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch, nguồn vốn ngân sách hỗ trợ dự án có thể được sử dụng để đầu tư xây dựng một số công trình cụ thể, GPMB và một số hạng mục để thực hiện chuẩn bị đầu tư hoặc có thể chia ra thành các tiểu dự án cụ thể.
Đà Nẵng: 240 tỷ đồng đầu tư tuyến đường phục vụ APEC 2017
Dự án do UBND TP làm chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án giao thông nông thôn là đơn vị được giao điều hành, triển khai thực hiện dự án này. Theo đó, dự án sẽ tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp những tuyến đường đối ngoại như: Ngô Quyền - Ngũ Hành Sơn - Lê Văn Hiến, Nguyễn Văn Linh - Võ Văn Kiệt, Cách Mạng Tháng 8 - 2 tháng 9 - Bạch Đằng, Trần Phú - 3 tháng 2, Duy Tân - Nguyễn Văn Thoại, Tiên Sơn - Hồ Xuân Hương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Tri Phương - Nguyễn Hữu Thọ (từ nút giao thông Điện Biên Phủ đến đường Cách Mạng Tháng 8), và một số đượng đối nội gồm: Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thị Minh Khai, Đống Đa, Triệu Nữ Vương, Nguyễn Du, Hàm Nghi - Lê Đình Lý, Ngô Gia Tự, Hải Phòng và đường Nguyễn Công Trứ.
Đối với các tuyến đường thiếu cây xanh, dự án sẽ thực hiện trồng cây xanh tạo bóng mát và đồng bộ mỹ quan đô thị; lát gạch vỉa hè và thay thế bó bồn đã bị xuống cấp, hư hỏng; bổ sung ghế đá, xây dựng mới một số bồn hoa tạo cảnh quan đối với các tuyến đường du lịch.
Gmobile và Vietnamobile trở lại, có lợi hại hơn xưa?
Thông tin chi tiết chưa được tiết lộ, song chủ đầu tư của cả hai nhà mạng Vietnamobile và Gmobile đều đã nộp các hồ sơ cần thiết lên các cơ quan chức năng để xin chuyển đổi mô hình hoạt động của mình.
Cụ thể, Hanoi Telecom và Hutchison Asia Telecommunications (Hồng Kong) - chủ sở hữu thương hiệu Vietnamobile - xin chuyển đổi từ mô hình hợp tác kinh doanh (BCC) sang thành công ty cổ phần; Công ty cổ phần Viễn thông di động Toàn Cầu (Gtel) - chủ sở hữu thương hiệu Gmobile - sẽ chuyển từ hình thức đầu tư trong nước sang đầu tư nước ngoài và nhiều khả năng sẽ là liên doanh với một đối tác nước ngoài để triển khai việc đầu tư, kinh doanh hạ tầng mạng viễn thông.
Không chỉ là “xin chuyển đổi hình thức đầu tư”, nguồn tin riêng của Báo Đầu tư cho biết, Vietnamobile sẽ nâng vốn đầu tư thêm 210 triệu USD. Con số của Gtel thậm chí còn khủng hơn rất nhiều: lên tới 2 tỷ USD.
Chi tiết các dự án này chưa được công bố. Và cũng còn phải mất nhiều thời gian để cả hai nhà mạng này nhận được sự chấp thuận chủ trương từ Chính phủ Việt Nam cũng như hoàn tất các thủ tục đầu tư cần thiết. Song nhìn vào các động thái này có thể thấy, cả Vietnamobile và Gmobile đang sẵn sàng “nghênh chiến” với 3 đại gia Viettel, Vinaphone và MobiFone.
Có thể, hơi quá khi nói rằng đó là sự “nghênh chiến”, nhưng rõ ràng, những nỗ lực này của Gmobile và Vietnamobile không gì khác ngoài mục tiêu giành thêm thị phần trên thị trường viễn thông rất “béo bở” của Việt Nam.
Hiện, thị trường viễn thông Việt Nam vẫn đang nằm trong tay ba “con voi” Viettel, Vinaphone và MobiFone, với trên 90% thị phần. Sách Trắng công nghệ thông tin năm 2014 cho biết, Vietnamobile chỉ chiếm 4,07% thị phần, còn Gmobile chiếm 3,22% thị phần dịch vụ điện thoại di động 2G và 3G. Trong khi đó, với thị trường dịch vụ điện thoại 2G, thì thị phần của Gmobile là 3,83% và Vietnamobile là 4,43%.
Chưa có số liệu thị phần của năm 2015, song báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, năm qua, MobiFone đạt tổng doanh thu pháp lệnh khoảng 36.900 tỷ đồng, lợi nhuận ước đạt 7.395 tỷ đồng. Trong khi đó, con số ở Viettel là doanh thu 222.700 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 45.800 tỷ đồng. Còn tại VNPT, tổng doanh thu của doanh nghiệp này ước đạt 89.122 tỷ đồng, trong đó doanh thu kinh doanh viễn thông - CNTT đạt 80.811 tỷ đồng.
Cả ba nhà mạng này cũng đều đạt kết quả tăng trưởng thuê bao ấn tượng, với 29,7 triệu thuê bao của Vinaphone, tăng 3,3 triệu thuê bao so với cuối năm 2014. Với MobiFone, riêng thuê bao phát triển mới đã đạt 15 triệu thuê bao, vượt 33,6% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, Viettel phát triển thêm 6,8 triệu thuê bao, lũy kế toàn mạng 56,4 triệu thuê bao trong năm qua.
Trong khi đó, với chất lượng mạng lưới ổn định, độ phủ sóng gần 63 tỉnh thành trên cả nước, năm 2015, số thuê bao di động 2G và 3G của Vietnamobile ước đạt gần 11 triệu thuê bao. Năm 2015, nhà mạng này ước đạt tổng doanh thu 9.950 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 177 tỷ đồng.
So sánh các con số để thấy sự lép vế của hai nhà mạng Vietnamobile và Gmobile tại thị trường Việt Nam. Do vậy, dù tăng vốn đầu tư và thực hiện tái cấu trúc lại, họ cũng sẽ chưa phải là mối đe dọa đối với ba đại gia Việt Nam. Song rõ ràng, động thái này của hai nhà mạng nước ngoài, sẽ “hun nóng” thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian tới. Và chẳng sớm thì muộn, không ít thì nhiều, các ông lớn cũng sẽ phải để ý tới động thái của các nhà đầu tư nước ngoài.
Tất nhiên, kết quả cuối cùng tới đâu, sẽ còn phải chờ đợi. Trước hết chờ hai nhà mạng này hoàn tất các thủ tục đầu tư cần thiết. Và chờ các động thái tái cấu trúc tiếp theo, xem khoản vốn mà họ bỏ ra, sẽ được đầu tư vào đâu và nhằm mục đích gì, có hiệu quả hay không...
Thực tế thì thị trường viễn thông Việt Nam nhiều năm qua, dù rất tiềm năng nhưng lại không có quá nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài. Trước đây, SK Telecom (Hàn Quốc) và VimpelCom (Nga) đều lần lượt tham chiến ở thị trường Việt Nam, song rồi cũng đã lần lượt rút lui, khiến các thương hiệu Sfone rồi Beeline chỉ còn là dĩ vãng.
Hiện, chỉ còn nhà đầu tư nước ngoài duy nhất là Hutchison Asia Telecommunications ở lại với thị trường viễn thông Việt Nam, nhưng kết quả kinh doanh cũng không mấy khả quan.
Sắp tới, sẽ thêm một đối tác mới của Gtel. Tên tuổi của đối tác này chưa được tiết lộ, bởi thế “sóng” trên thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian sắp tới thế nào sẽ càng thêm bí ẩn.
Xi măng Long Sơn sẽ đi vào hoạt động trong quý III/2016
Dự án Nhà máy Xi măng Long Sơn do Công ty TNHH Long Sơn làm chủ đầu tư, tọa lạc tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng trên diện tích quy hoạch 60,35 ha.
Đến thời điểm này, đơn vị thi công đã hoàn thiện hơn 85% khối lượng thi công toàn nhà máy. Một số hạng mục công trình chính đã hoàn thành, như: Tháp si - lô chứa bột liệu, clinker, xi măng; các trạm đập thạch cao, nhà nghiền than, đập sét; nhà làm nguội clinker...
Ông Trịnh Quang Hải, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Long Sơn cho biết, dự kiến đến tháng 5/2016 sẽ cho chạy thử một số thiết bị và toàn bộ nhà máy trong tháng 6, phấn đấu đến tháng 9/2016 sẽ vận hành chính thức, đưa sản phẩm ra thị trường.
Trước đó, tháng 10/2014, Công ty TNHH Long Sơn được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 26121000129 để thực hiện Dự án Nhà máy Xi măng Long Sơn, tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 3.960 tỷ đồng, công suất dự kiến 6.000 tấn clinker/ngày, tương đương 2,3 triệu tấn xi măngnăm, trong đó vốn góp để thực hiện dự án khoảng 792 tỷ đồng. Sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nội địa và một phần dành cho xuất khẩu.
Được biết, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), chi nhánh Tam Điệp đã đồng ý tài trợ 3.100 tỷ đồng cho Công ty TNHH Long Sơn thực hiện Dự án này.
Công ty TNHH Long Sơn có vốn điều lệ 390 tỷ đồng, trụ sở chính tại 24/3 phường Trung Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.