tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh tối 17-03-2016

  • Cập nhật : 17/03/2016

Tân Giám đốc Công an Hà Nội nói gì trong ngày nhậm chức?

thieu tuong doan duy khuong (ao trang) va lanh dao bo cong an, cong an ha noi.

Thiếu tướng Đoàn Duy Khương (áo trắng) và lãnh đạo Bộ Công an, Công àn Hà Nội.

Sáng 16/3, lãnh đạo Bộ Công an và Hà Nội đã công bố quyết định điều động thiếu tướng Đoàn Duy Khương giữ chức vụ Giám đốc Công an thành phố Hà Nội thay thế ông Nguyễn Đức Chung.

Thiếu tướng Đoàn Duy Khương sinh năm 1960 tại Nam Định. Ông vào ngành công an từ năm 1977 và đã trải qua quá trình đào tạo, công tác, trưởng thành từ cơ sở.

Trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Hà Nội, thiếu tướng Đoàn Duy Khương là Thư ký, Trợ lý cho Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trong thời gian 12 năm.

Phát biểu tại lễ công bố quyết định vào hôm nay (16/3), thiếu tướng Đoàn Duy Khương, tân Giám đốc Công an Hà Nội, cho biết: "Tôi rất vinh dự và xúc động được Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ công an và Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội, tổ chức trang trọng Lễ công bố quyết định giao nhiệm vụ Giám đốccông an thành phố Hà Nội. Trước hết, cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ công an, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội đã tín nhiệm, tin tưởng giao cho tôi nhiệm vụ quan trọng này, xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ , hỗ trợ của các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí đồng nghiệp ở Bộ Công an thành phố Hà nội, đặc biệt, là sự quan tâm đào tạo, giúp đỡ của đồng chí Bộ trưởng để tôi có được sự trưởng thành như ngày hôm nay.

Theo thiếu tướng Đoàn Duy Khương, đảm nhiệm vị trí Giám đốc Công an Hà Nội là vinh dự lớn nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề.

"Được giao nhiệm vụ Giám đốc Công an Thành phố Hà nội – Thủ đô, trái tim của cả nước và là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh và đối ngoại đất nước, tôi nhận thức sâu sắc rằng, đây là một vinh dự lớn, nhưng trách nhiệm cũng rất nặng nề. Vì vậy, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của chính bản thân, thì sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ công an và Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội; sự phối hợp, hiệp đồng của các đơn vị, sự cộng tác của các đồng chí trong Ban Giám đốc và toàn lực lượng Công an Thành phố là đặc biệt quan trọng".

Nói về công việc trước mắt, tân Giám đốc Công an Hà Nội cho biết, ông sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các phương án, kế hoạch, bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa 14, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của Thành phố nhiệm kỳ 2016 – 2021 và các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng, các lễ hội đầu năm trên địa bàn Thủ đô.

"Để hoàn thành trọng trách được giao, tôi cũng rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đùm bọc, giám sát, cùng những ý kiến đóng góp quý báu của các tầng lớp nhân dân Thủ đô và sự đồng lòng, chung sức của tất cả cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên Công an Thành phố", thiếu tướng Đoàn Duy Khương nói..


Tuyến metro đầu tiên tại TP.HCM có thể vận hành năm 2019

Tại buổi họp báo định kỳ diễn ra chiều 15.3 do Ban Quản lý (BQL) đường sắt đô thị TP.HCM (BQL) tổ chức, ông Hoàng Như Cương, Phó trưởng BQL, cho biết tình hình thi công tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên (tuyến metro số 1) về cơ bản đang gặp thuận lợi.
Theo ông Cương, nếu không có gì bất thường thì cuối năm 2020 TP.HCM sẽ hoàn thành toàn bộ và vận hành những chuyến tàu của tuyến metro đầu tiên. Riêng đoạn trên cao, về mặt kỹ thuật thì năm 2019 có thể được khai thác tạm. Tuy nhiên vấn đề là có hiệu quả hay không, hiện chủ đầu tư đã giao nhà thầu tư vấn tính toán cụ thể các yếu tố như vị trí quay đầu, xe buýt kết nối, làm sao để hành khách không đợi lâu tại ga Tân Cảng.
Đối với tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), sẽ có 679 hộ bị ảnh hưởng, trong đó 285 hộ giải tỏa trắng, BQL đã bàn giao ranh thu hồi đất cho UBND các quận lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng. Nếu năm 2017 hoàn tất giải phóng mặt bằng như kế hoạch thì năm 2018 chính thức thi công. Thời gian thi công khoảng 4,5 - 5 năm, như vậy đến năm 2023 - 2024 hoàn tất tuyến số 2.

Doanh nghiệp FDI có nhiều cuộc đình công nhất

Ngày 15-3, Bộ LĐ-TB&XH cho biết trong tháng 2 cả nước xảy ra 29 cuộc đình công, tăng 10 cuộc so với tháng 1.

Trong đó đình công xảy ra ở khối doanh nghiệp (DN) đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 20 cuộc (chiếm 68,97%), ở các DN dân doanh là chín cuộc (chiếm 31,03%).

Bộ LĐ-TB&XH cho biết các cuộc đình công chủ yếu liên quan tới vấn đề điều chỉnh lương tối thiểu năm 2016, việc thanh toán lương, thưởng của người lao động và việc thực hiện các chính sách của DN khi nâng lương, thanh toán phụ cấp, phúc lợi.

Để giảm thiểu đình công, Bộ sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng địa phương hỗ trợ để người lao động và người sử dụng lao động ngồi lại nhằm tìm ra tiếng nói chung, đặc biệt là công tác điều chỉnh tiền lương, thực hiện phụ cấp, nâng bậc lương nhằm đảm bảo quyền lợi các bên.


Di dời ga Đà Nẵng tốn gần 10.000 tỷ đồng

da nang se can den gan 10.000 ty dong de di doi ga duong sat ra ngoai thanh. anh: nguyen vu.

Đà Nẵng sẽ cần đến gần 10.000 tỷ đồng để di dời ga đường sắt ra ngoại thành. Ảnh: Nguyên Vũ.

Để dự án di dời ga Đà Nẵng và tái thiết phát triển thì phải cần đến gần 10.000 tỷ đồng. Dự kiến số tiền này sẽ vay Ngân hàng thế giới và huy động từ nguồn ngân sách địa phương.

Ngày 15/3, đại diện tư vấn của Ngân hàng thế giới (WB) có buổi làm việc với UBND TP Đà Nẵng về Dự án di dời ga đường sắt Đà Nẵng và tái phát triển đô thị.

Dự án di dời ga Đà Nẵng và tái phát triển đô thị có tổng mức đầu tư 442,23 triệu USD (tương đương 9.932 tỷ đồng). Trong đó, dự kiến vay ODA từ WB 334 triệu USD, phần vốn còn lại trị giá 107 triệu USD được huy động từ nguồn ngân sách địa phương.

Kinh phí dự trù cho các hạng mục ở giai đoạn I gồm: xây dựng tuyến đường sắt mới dài 16 km, xây mới ga khách Đà Nẵng, xây dựng 6 cầu vượt đường bộ (cầu Thanh Khê, cầu vượt quốc lộ 14B và 4 cầu vượt đường bộ) khoảng 7.000 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, sau khi phân tích 4 phương án mà Ban Quản lý dự án đường sắt (PMUR thuộc Bộ GT-VT) đã đưa ra, đại diện WB chú trọng phương án 1A.

Theo đơn vị này, đây là phương án phù hợp nhất vì phù hợp với quy hoạch, hướng phát triển và có sự kết nối đồng bộ với hệ thống hạ tầng trong tương lai.

"Nếu xây dựng theo phương án này, có thể tận dụng tối ưu tuyến đường sắt cũ, hành lang tuyến... để tái phát triển đô thị thông qua việc phát triển các phương tiện vận tải công cộng (BRT)", đại diện ngân hàng WB cho hay.

Theo lãnh đạo đơn vị này, phương án trên cũng sẽ tạo kết nối giữa nhà ga mới với đô thị mới hình thành. Đây là cơ hội để tạo động lực thúc đẩy khu đô thị trung tâm phía Tây TP Đà Nẵng phát triển.

Việc di dời ga hiện trạng đến vị trí mới tại quận Liên Chiểu đem lại những lợi ích như: hạn chế xe tải, xe hạng nặng, giảm ùn tắc giao thông...

"Chúng tôi đã thông báo dự án đến các nhà tài trợ và điều phối. Ngân hàng mong muốn UBND TP Đà Nẵng có thống nhất cao trong phương án để tháng 4 có đáp án và tháng 6 sẽ triển khai", đại diện WB phát biểu.

Đại diện lãnh đạo Sở GT-VT và Sở Xây dựng Đà Nẵng cũng cơ bản thống nhất theo hướng tuyến 1A mà WB đưa ra. Tuy nhiên, lãnh đạo hai Sở này đề nghị đơn vị tư vấn của WB nên đưa ra được hành lang tuyến cụ thể để biết diện tích trừ ra để sau này làm tuyến metro trên cao.

Về thiết kế, đại diện lãnh đạo Sở Xây dựng kiến nghị đơn vị tư vấn nên hoàn chỉnh hơn phương án bằng việc kết nối nhà ga đường sắt mới đến sân bay quốc tế Đà Nẵng vào trung tâm nội thành. Mục đích của việc kết nối này là tạo sự liên hoàn giữa các đầu mối giao thông quan trọng với nhau.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng, di dời ga đường sắt cũ và tái phát triển đô thị đang là dự án trọng tâm của TP. Ông thống nhất 6 điểm và 8 vấn đề mà tư vấn đã đưa ra.

Vị lãnh đạo này cũng cho hay, Bộ GT-VT đã có văn bản chốt phương án di dời ga đường sắt Đà Nẵng theo phương án 1A. Theo đó, phạm vi triển khai dự án bao gồm ga Đà Nẵng và công trình liên quan từ Km 750+000 đến Km806+000.

Ga mới Đà Nẵng sẽ tách ra làm hai ga hành khách và hàng hóa. Ga hành khách mới có quy mô (giai đoạn I) 33 ha, đặt tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu. Còn ga hàng hóa mới có quy mô 25 ha, đặt tại phường Hòa Hiệp Nam (gần vị trí đường Nguyễn Tất Thành nối dài, nằm trong khu đô thị mới Golden Hills City).


Hà Nội điều chỉnh tổng thể quy hoạch mở rộng Khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và

ha noi dieu chinh tong the quy hoach mo rong khu nha o minh giang - dam va

Hà Nội điều chỉnh tổng thể quy hoạch mở rộng Khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và

UBND TP Hà Nội vừa có quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 mở rộng Khu nhà ở Minh Giang - Đầm Và, xã Tiền phong, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Theo đó, tổng diện tích khu vực điều chỉnh tổng thể quy hoạch khoảng 167.789,4m2, trong đó: khu vực 1 có diện tích khoảng 155.243,3m2; Khu vực 2 có diện tích khoảng 12.546,1m2. Tổng quy mô dân số khu vực nghiên cứu lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch khoảng 2.535 người (trong đó khu vực 1 có dân số khoảng 2.475 người; khu vực 2 có dân số khoảng 60 người).

Khu đô thị Minh Giang - Đầm Và được quy hoạch và xây dựng mới đồng bộ thành tổ hợp hoàn chỉnh. Toàn khu được chia thành những khu chức năng bao gồm: Nhà chung cư (gồm 3 nhà chung cư cao 14 tầng với tổng diện tích sàn là 64.405m2); Biệt thự đơn lập (90 nhà biệt thự đơn lập cao 3 tầng, tổng diện tích sàn là 20.160 m2); Biệt thự song lập (34 nhà biệt thự song lập, cao 3 tầng, tổng diện tích sàn là 6.664m2); Nhà ở liền kề (150 nhà ở liền kề, cao 3 tầng với tổng diện tích sàn là 38.610m2)....


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục