Việt Nam: Cần sẵn sàng đối phó với những cú sốc
Phải nhìn vấn đề tăng trưởng dài hạn hơn
Linh hoạt chính sách để kiềm giữ CPI
Hạn mức trả bảo hiểm: Từ kinh nghiệm quốc tế tới đề xuất chính sách
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 07-08-2016
- Cập nhật : 07/08/2016
Chính phủ điện tử: Việt Nam xếp thứ 6 ở khu vực Đông Nam Á
Đây là báo cáo lần 9 của Liên Hợp quốc (vào các năm 2001, 2003, 2004, 2005, 2008, 2010, 2012, 2014, 2016), đưa ra đánh giá về mức độ phát triển Chính phủ điện tử của các quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc Liên hợp quốc. Khảo sát này không nhằm mục đích đánh giá sự phát triển theo các chỉ số tuyệt đối mà là giá trị tương đối, so sánh tương quan giữa các nước được khảo sát với nhau.
Theo báo cáo này, đã có sự tăng trưởng trong nhóm các nước có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử rất cao (chỉ số lớn hơn 0,75) từ 25 nước (13%) năm 2014 lên 29 nước (15%); các nước mới gia nhập nhóm này là Slovenia; Lithuania; Thụy Sỹ và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). 34% (65 nước) các nước có chỉ số Chính phủ điện tử phát triển cao (có chỉ số từ 0,5 đến 0,75), 35% (67 nước) các nước có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử trung bình (có chỉ số từ 0,25 đến 0,5); còn lại 32 nước (16%) có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử thấp (nhỏ hơn 0,25).
Cũng theo báo cáo này, Việt Nam là một trong những nước đã có những tiến bộ về mức độ phát triển Chính phủ điện tử. Cụ thể, Việt Nam đã từ nhóm các nước có chỉ số phát triển trung bình sang nhóm các nước có chỉ số phát triển cao; thứ hạng chung tăng 10 bậc, đứng thứ 89/193 quốc gia, vùng lãnh thổ (báo cáo năm 2014 xếp hạng 99).
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hiện đang xếp thứ 6, sau các nước: Singapore (thứ 4); Malaysia (thứ 60); Philippines (thứ 71); Thái Lan (thứ 77) và Brunei (thứ 83).
Qua báo cáo có thể thấy rằng Việt Nam đã đạt được những thành tựu, kết quả đáng kể trong việc phát triển chính phủ điện tử. Tuy chỉ đứng thứ 6 trong khu vực về chỉ số chung, nhưng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chúng ta đứng thứ 4 trong khu vực.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu đề ra tại Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ về Chính phủ điện tử là “phấn đấu đến hết năm 2016, Việt Nam nằm trong nhóm 4 và đến hết năm 2017 nằm trong nhóm 3 các quốc gia đứng đầu ASEAN về chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EDGI) của Liên hợp quốc”, chúng ta vẫn còn phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa. (TCTC)
Cải cách hành chính Thuế giúp giảm chi phí trên 7000 tỷ đồng/năm
Ngành Thuế nỗ lực mạnh mẽ trong cải cách hành chính
Tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam cho biết: Mặc dù gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới suy giảm, kinh tế trong nước chậm hồi phục, hoạt động SXKD gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và Bộ Tài chính, ngành Thuế cả nước đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách, đáp ứng yêu cầu chi tiêu của các cấp ngân sách.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực Thuế cũng như quyết tâm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thời gian qua, ngành Thuế được đánh giá là lĩnh vực tiên phong trong cải cách.Những bước tiến trong cải cách của ngành Thuế đã được cộng đồng doanh nghiệp và xã hội đánh giá cao.
Đánh giá về những nỗ lực này, Tổng cục trưởng Bùi Văn Nam cho biết, thực hiện nghị quyết số 19- NQ/CP, Tổng cục Thuế đã ban hành kế hoạch hành động để cụ thế hoá các nhiệm vụ mục tiêu thành các công việc cụ thể để triển khai. Đến nay, số giờ nộp thuế đã giảm từ 537 giờ/năm xuống còn 117 giờ/năm, ngang bằng với mức bình quân chung của các nước Asean-4. Việc cắt giảm giờ nộp thuế đã giúp giảm chi phí cho DN và xã hội tương ứng với 7000 tỷ đồng/năm Theo khảo sát của VCCI, có đến 71% người nộp thuế được khảo sát đã hài lòng với kết quả cải cách thuế.
Cùng với cải cách TTHC, công tác quản lý thuế cũng liên tục đổi mới và hiện đại hoá. Tính đến cuối tháng 7, cả nước đã có 99% số DN kê khai thuế qua mạng internet, có 95% số DN đăng ký nộp thuế điện tử. Đồng thời, triển khai rộng rãi ứng dụng CNTT trong quy trình xử lý công việc giữa cơ quan thuế trung ương và địa phương, giữa cơ quan thuế với các tổ chức, cá nhân nộp thuế… vừa nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, vừa tiết giảm chi phí trong quá trình triển khai.
Nhờ những cải cách mạnh mẽ đó đã giúp ngành Thuế luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách trong những năm qua. Mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và Việt Nam đầy khó khăn, thách thức nhưng bằng nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống Thuế đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2016, tổng thu do cơ quan thuế quản lý ước đạt 486.826 tỷ đồng, đạt 60,1% so với dự toán, bằng 105,2% so với cùng kỳ năm trước. Với đà này, Tổng cục Thuế phấn đấu sẽ hoàn thành vượt dự toán thu NSNN năm 2016 đã được Chính phủ giao, góp phần cùng cả nước hoàn thành nhiệm vụ phát triển KT-XH.
Cải cách hành chính Thuế giúp giảm chi phí trên 7000 tỷ đồng/nămPhát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoa Bình biểu dương và ghi nhận những bước tiến trong cải cách hành chính của ngành Thuế. Hệ thống Thuế cả nước đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt kết quả tốt trong thời gian qua. Đặc biệt, việc cải cách TTHC đã giúp DN và xã hội giảm chi phí trên 7000 tỷ đồng/năm là điều rất đáng được ghi nhận.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một số tồn tại của ngành Thuế đó là: Quy định về hóa đơn chứng từ, ưu đãi đầu tư còn chồng chéo, gây khó cho DN, nhất là các DN mới thành lập. Cộng đồng thế giới đã ghi nhận chỉ số nộp thuế của Việt Nam được cải thiện tăng 5 bậc, nhưng vẫn đứng ở nhóm cuối, 168/189 quốc gia. Ở trong nước, 86% DN cho rằng cần cải cách mạnh mẽ hơn nữa. Về ứng dụng công nghệ thông tin của ngành thuế, vẫn còn tình trạng nghẽn mạng, gây khó khăn, cho DN.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoa Bình lưu ý, cơ chế một cửa, một cửa liên thông chưa được thực hiện triệt để. Công tác thanh tra, kiểm tra còn chồng chéo, cơ quan đến sau không sử dụng kết quả thanh tra của cơ quan trước, gây tốn kém, mất thời gian của DN. Một phận cán bộ công chức, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thậm chí có trường hợp vòi vĩnh, gây phiền hà.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoa Bình nhấn mạnh, để thực hiện được mục tiêu quyết tâm xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ người dân và DN, Phó Thủ tướng đòi hỏi ngành Thuế phải xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, liêm chính.
Đồng thời, ngành Thuế cần nghiên cứu, rà soát chính sách thuộc thẩm quyền và chủ động đề xuất, kiến nghị các cấp sửa đổi, bổ sung những bất cập, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động SXKD, khuyến khích DN khởi nghiệp, đóng góp nguồn thu ổn định cho ngân sách, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm nay.
Cơ quan Thuế cần xem xét điều chỉnh các chính sách tránh trùng lắp, đưa các TTHC cải cách theo thông lệ quốc tế, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ, công khai thủ tục hành chính để người dân giám sát hoạt động của cơ quan thuế qua đó, hạn chế tham nhũng, tiêu cực.(TCTC)
Doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn 2.870 tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, trong 7 tháng đầu năm 2016, doanh nghiệp nhà nước đã thoái được 2.870 tỷ đồng, thu về 5.632 tỷ đồng.
Trong đó, các tập đoàn, tổng công ty đã thoái được 381 tỷ đồng, thu về 424 tỷ đồng tại 5 lĩnh vực gồm: chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng – tài chính, bất động sản, quỹ đầu tư.
Đồng thời, các tập đoàn, tổng công ty cũng thoái được 1.259 tỷ đồng, thu về 1.959 tỷ đồng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài 5 lĩnh vực trên.
Cũng trong 7 tháng đầu năm 2016, SCIC đã bán 1.229 tỷ đồng vốn cổ phần nhà nước, thu về 3.248 tỷ đồng.
Bộ Tài chính cho biết, tính đến ngày 20/7/2016, đã có 43 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.
Trong đó, có 6 tổng công ty bao gồm 2 tổng công ty thuộc Bộ Công thương, 1 tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng, 1 tổng công ty thuộc Bộ Quốc phòng và 2 tổng công ty thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Tổng giá trị thực tế của 43 doanh nghiệp đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa là 29.907 tỷ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là 22.240 tỷ đồng.
Theo phương án cổ phần hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vốn điều lệ của 43 đơn vị là 21.680 tỷ đồng, trong đó nhà nước nắm giữ 10.332 tỷ đồng, bán cho nhà đầu tư chiến lược 7.114 tỷ đồng, bán cho người lao động 267 tỷ đồng, tổ chức công đoàn 2,1 tỷ đồng, số lượng cổ phần bán đấu giá công khai là 3.954 tỷ đồng.(TCTC)
Hải quan Hà Nội hợp tác với UNODC về phòng chống rửa tiền
Ngày 1/8/2016, tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã tiếp và làm việc với đại diện Cơ quan phòng, chống tội phạm ma túy của Liên Hợp quốc (UNODC) về lĩnh vực huấn luyện chó nghiệp vụ phát hiện tiền mặt nhằm ngăn chặn các hành vi rửa tiền xuyên quốc gia.
Về phía Cục Hải quan TP. Hà Nội có ông Nguyễn Trường Giang, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TP. Hà Nội, lãnh đạo Chi cục Hải quan Nội Bài và toàn bộ huấn luyện viên chó nghiệp vụ tại Cục Hải quan TP. Hà Nội.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Trường Giang đã hoan nghênh chuyến thị sát và làm việc của đoàn chuyên gia UNODC. Đồng thời, ông Giang cho biết, thời gian qua, Cục Hải quan Hà Nội đã phối hợp với các chuyên gia UNODC truyền đạt các kiến thức cơ bản về phòng, chống buôn lậu tiền mặt cho cán bộ công chức hải quan Hà Nội về các xu hướng mới về thủ đoạn buôn lậu tiền mặt hiện nay.
Phó Cục trưởng Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh, chó nghiệp vụ là một trong những công cụ hữu hiệu để phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thủ đoạn buôn lậu tiền mặt và hi vọng đoàn chuyên gia sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ Cục Hải quan Hà Nội nói chung, Chi cục Hải quan Nội Bài nói riêng nâng cao năng lực chuyên môn (đặc biệt là lĩnh vực huấn luyện chó nghiệp vụ) góp phần phòng, chống các hành vi buôn lậu tiền, rửa tiền…
Ông Christopher Batt – Cố vấn khu vực về phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, phụ trách văn phòng UNODC tại Việt Namđánh giálực lượng hải quan là một trong số những cơ quan chức năng Việt Nam tham gia tích cực vào hoạt động phòng chống rửa tiền xuyên quốc gia.
Ông cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Hải quan Hà Nội, bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ để ngăn chặn những hành vi buôn bán, vận chuyển tiền mặt trái phép qua biên giới Việt Nam.
Trong khuôn khổ buổi làm việc, đoàn chuyên gia của UNODC cũng đã đi thị sát quy trình sử dụng chó nghiệp vụ, hoạt động kiểm tra, kiểm soát tại Nhà ga T2 Nội Bài nhằm phát hiện nhằmtrao đổi kinh nghiệm trong việc phát hiện những hành vi buôn lậu tiền, rửa tiền, vi phạm pháp luật hải quan(TCTC)