Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải 'nuôi dưỡng' doanh nghiệp nội
Ngành tôm Việt Nam: Nên thay đổi cách tiếp cận về con giống?
Quy định chi tiết một số điều Luật Thống kê
Việt Nam - Thái Lan phát hành tem chung kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 06-08-2016
- Cập nhật : 06/08/2016
Điều hành tốt chính sách tiền tệ đến cuối năm 2016
Quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) là kiểm soát tăng trưởng tín dụng tốt đi đôi với bảo đảm an toàn hiệu quả, hướng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên. Đây là khẳng định của Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng về diễn biến thị trường tiền tệ thời gian qua và phương hướng điều hành đến cuối năm 2016.
Tín dụng tăng trưởng tăng đều từ đầu năm
Cụ thể, theo NHNN, đến ngày 20/7, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,84% so với tháng 12/2015, huy động vốn tăng 10,17%, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 8,02%, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng phương tiện thanh toán tăng nhanh so với cùng kỳ năm trước, nhưng lãi suất vẫn ổn định, thể hiện việc này chưa gây sức ép lên lạm phát là phù hợp diễn biến thị trường tiền tệ.
Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đánh giá: Tín dụng 7 tháng đầu năm tăng cao hơn so với cùng kỳ, với cơ cấu tín dụng tác dụng tích cực với sản xuất và tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng thực chất hơn. Đặc điểm tăng trưởng tín dụng năm nay khá đều từ đầu năm không “giật cục”, dồn vào cuối năm như một số năm trước.
Trong 2 tháng gần đây sau khi NHNN cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) cho vay ngắn hạn ngoại tệ phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu, tín dụng ngoại tệ bắt đầu tăng, hỗ trợ tốt cho DN. Đáng chú ý là, cơ cấu tín dụng trung và dài hạn có mức tăng cao hơn tín dụng chung, ở mức hơn 10%, có tác dụng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn. Tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) tăng 9%, chiếm tỉ trọng 8,5%.
“Đây là tỉ trọng cho vay tín dụng BĐS phù hợp nằm trong mức kiểm soát của hệ thống", Thống đốc nhận định.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 25/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở chính thức gia hạn “gói” 30 nghìn tỷ đồng, thực hiện đúng chủ trương của Chính phủ.
Về lãi suất, đại diện NHNN cho rằng cơ bản là ổn định, việc một số ngân hàng tăng lãi suất huy động là hiện tượng cục bộ, cơ bản lãi suất huy động là ổn định.
Theo số liệu các TCTD báo cáo NHNN, nợ xấu cuối tháng 5/2016 là ở mức 2,78% (dưới 3%). Tuy nhiên, Thống đốc thẳng thắn cho rằng đây là số báo cáo trên bảng cân đối, nếu nhìn thực chất tính toán các khoản nợ xấu chưa được xử lý đang nằm ở Công ty Quản lý tài chính của các tổ chức tín dụng (VAMC), cộng với một số khoản tín dụng đã được tái cơ cấu, thì con số nợ xấu cao hơn.
Điều hành lãi suất ổn định, hoàn thiện cơ chế xử lý nợ xấu
Về điều hành những tháng cuối năm, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết sẽ tiếp tục triển khai các công cụ chính sách tiền tệ, điều hành linh hoạt có sự phối hợp chặt chính sách tiền tệ và tài khóa, cụ thể là phối hợp với Bộ Tài chính để bảo đảm thanh khoản các TCTD.
Về điều hành tín dụng đến cuối năm, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, lãi suất trên thị trường có sức ép tăng do kỳ vọng lạm phát tăng, nhu cầu tín dụng trung và dài hạn cũng tăng, quan điểm của NHNN tiếp tục kiên định sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ giúp ổn định lãi suất huy động, giảm sức ép lãi suất cho vay. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cho biết cũng đã chỉ đạo các ngân hàng phải tiếp tục đơn giản các thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí, tăng hiệu quả vốn tín dụng. NHNN cũng phối hợp với các địa phương đẩy mạnh các chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp.
Riêng về tín dụng BĐS, tới đây, NHNN sẽ phối hợp với các đơn vị tập trung rà soát một số phân khúc tập trung tín dụng tiềm ẩn rủi ro, hoặc một số ngân hàng có tỉ trọng tín dụng cho BĐS tương đối cao hơn so với hệ thống chung.
“Quan điểm của NHNN là kiểm soát tăng trưởng tốt đi đôi với bảo đảm an toàn hiệu quả, hướng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ…”, Thống đốc nói.
Trong bối cảnh từ đầu năm có sức ép tăng mạnh lãi suất đầu vào và đầu ra, NHNN khẳng định tiếp tục duy trì lãi suất liên ngân hàng hợp lý, thanh khoản, thị trường ngoại hối ổn định…
Về quản lý thị trường ngoại hối, qua kênh mua bán ngoại tệ, NHNN tiếp tục mua vào ngoại tệ, ngay cả sau sự kiện “Brexit”, đến nay NHNN mua vào thêm gần 900 triệu USD, tổng ngoại tệ mua từ đầu năm gần 9 tỷ USD, tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao. NHNN sẽ tiếp tục điều hành tỉ giá trên cơ sở linh hoạt bám sát diễn biến thị trường, sẵn sàng ứng phó trước diễn biến nhanh, bất ngờ, quản lý chặt thị trường ngoại hối, thực hiện mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Về xử lý nợ xấu, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết: Theo chỉ đạo Chính phủ, NHNN đang hoàn thiện đề án tái cơ cấu các TCTD 2016-2020 gắn với với việc xử lý nợ xấu và các văn bản liên quan…Về xử lý tái cơ cấu 3 ngân hàng "0 đồng" và một số ngân hàng yếu kém và xử lý nợ VAMC, NHNN sẽ sớm có báo cáo Chính phủ. Ngoài ra, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng cũng cho rằng cần sớm tháo gỡ các vướng mắc về luật, để khơi thông pháp lý đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu.(Chinhphu)
Quan hệ thương mại, đầu tư giữa ASEAN+3 phát triển bền vững
Các Bộ trưởng vui mừng ghi nhận sự hợp tác giữa EABC, Trung tâm ASEAN-Trung Quốc, Trung tâm ASEAN-Nhật Bản và Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc trong thúc đẩy đầu tư và thương mại ngày càng nhiều cho hợp tác ASEAN+3.(VN+)
Công tác bổ nhiệm cán bộ có lỗ hổng nên “con voi chui lọt lỗ kim”
“Thủ tướng đã xác định chỉ bổ nhiệm người tài, không được chọn người nhà. Việc này quan điểm rất rõ ràng nhưng các vị cứ tranh thủ lúc thực quyền, lợi dụng chức quyền đưa người nhà vào…”, ông Lê Văn Cuông, ĐBQH khóa 11, 12 đoàn Thanh Hóa nói.
- Dư luận đang xôn xao việc Phó Bí thư tỉnh ủy Bình Định bổ nhiệm một số người thân vào vị trí lãnh đạo. Hiện Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc kiểm tra, quan điểm của ông về việc này thế nào?
Ông Lê Văn Cuông: Việc này Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang vào làm việc thì phải xem kết quả thế nào. Việc này, như lâu nay vẫn nói hay như hôm qua khi tiếp xúc cử tri, Thủ tướng cũng đã nói là tìm người tài chứ không tìm người nhà. Dư luận và các đồng chí lãnh đạo đã phê phán tình trạng người nhà rồi, có khi bổ nhiệm 'cả họ làm quan'.
Vấn đề này là một tệ nạn đang hoành hành, người dân rất phản ứng. Nếu như vị lãnh đạo nào không thấy được sai mà cứ lợi dụng chức quyền để tiếp tục đưa người nhà vào bộ máy nhà nước thì sẽ bị trả giá, không thể trốn tránh được trách nhiệm.
Nếu như các cơ quan chức năng của Trung ương vào kiểm tra làm rõ vấn đề này thì chắc chắn dư luận sẽ có thông tin cụ thể để phân biệt đúng sai và sẽ tỏ thái độ phản ứng phù hợp.
Nếu thông tin đó là chính xác, tôi nghĩ đây cũng là tình trạng “cố đấm ăn xôi”, dư luận, báo chí, người dân lên án rất nhiều về tình trạng bổ nhiệm người nhà, người thân vào các cơ quan nhà nước mấy năm nay rồi.
Nhất là gần đây Thủ tướng đã xác định chỉ bổ nhiệm người tài thôi, không được chọn người nhà. Việc này quan điểm rất rõ ràng nhưng các vị cứ tranh thủ lúc thực quyền, lợi dụng chức quyền đưa người nhà vào thì các cơ quan chức năng phải kiểm tra làm rõ và xử lý nghiêm chứ không thể để tình trạng này xảy ra phổ biến ở nhiều nơi thì rất nguy hiểm.
- Như ông nói thông điệp của Thủ tướng rất rõ ràng, vậy tại sao gần đây báo chí liên tục đưa tin về việc bố bổ nhiệm con, chồng bổ nhiệm vợ hay bổ nhiệm người thân trong gia đình vào các vị trí lãnh đạo?
Đây là một thực tế xảy ra nhưng rất đáng tiếc chế tài của ta xử lý chưa mạnh và làm kịp thời cho nên chưa có tính răn đe, ngăn chặn. Cùng lắm là rút kinh nghiệm với này khác. Đây là nguyên nhân dẫn đến “nhờn thuốc” vì chế tài không mạnh.
Vì vậy, đứng trước lợi ích của một bộ phận cán bộ, người ta thấy rằng, cơ hội, thời cơ đến người ta sẽ xử lý một cách nhanh chóng trước khi về hưu. Cùng lắm là kiểm điểm rút kinh nghiệm thôi nhưng người ta sẽ được rất nhiều lợi ích cho nên để mà ngăn chặn được tình trạng này và làm bài học cho những người đang có ý định, muốn như vậy thì phải có một chế tài mạnh mẽ, xử lý nghiêm khắc.
Phải xử lý kỷ luật người ra quyết định và những người không nằm trong diện được đề bạt nhưng được bổ nhiệm thì phải phế truất luôn, tước bỏ chức vụ. Chứ không thể đang trong lúc “hoàng hôn nhiệm kỳ” tranh thủ làm “chuyến tàu vét”, bổ nhiệm ồ ạt, hàng loạt người thân, những người cần trả ơn để về hưu, hạ cánh an toàn thì không thể được.
Bây giờ tệ nạn này đang phát triển rất mạnh mà mình không có giải pháp để ngăn chặn thì nói một đường họ làm một nẻo, cuối cùng cũng không giải quyết được vấn đề gì, làm mất niềm tin của người dân.
- Ông cho rằng việc bổ nhiệm người thân hiện nay đang diễn ra rất tràn lan. Vậy làm sao để có thể tìm được đúng người tài theo quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng?
Thực tế đang xảy ra như thế, vấn đề là các cơ quan chức năng phải vào cuộc tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao, lỗ hổng của cơ chế thế nào dẫn đến tình trạng lợi dụng như vậy để ngăn chặn. Tức là "ông quy trình" lâu nay đã làm hại đất nước rồi thì giờ phải xử “ông quy trình” này như thế nào chứ không thể để ông ngồi to đùng đó để che lấp “nhóm lợi ích” thì không được. “Nhóm lợi ích” lấp sau “ông quy trình” này để làm bậy. Bây giờ phải lật tẩy “ông quy trình” ra xử nghiêm khắc để lòi ra “nhóm lợi ích”.
Nói như vậy để thấy rằng, công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ của mình có lỗ hổng rất lớn nên "con voi chui lọt lỗ kim". Bây giờ các cơ quan chức năng phải thay đổi ngay.
Trong việc tuyển dụng, luân chuyển phải chống việc chạy chọt, chống những cơ chế để đưa người nhà vào bộ máy nhà nước. Trên cơ sở đó phải có cơ chế để phát hiện người tài.
Hiện có rất nhiều người tài chưa “lộ diện” đứng ra để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, phải ngăn chặn và xử lý những trường hợp lợi dụng chức quyền để đưa người nhà không đủ tiêu chuẩn hoặc người thân, những người có tiền chạy chọt vào bộ máy nhà nước, để họ không còn con đường nào thăng tiến một cách bất hợp pháp và tiêu cực được. Vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng có một cơ chế để xử lý công tác cán bộ cho phù hợp với tình hình hiện nay.(infonet)
Bắt tạm giam Phó TGĐ Công ty đa cấp lừa đảo chiếm đoạt 300 tỷ đồng
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Thông - Phó TGĐ Công ty CP đa cấp Phúc Gia Bảo.
Theo đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Thông - Phó TGĐ Công tyđa cấp CP thương mại đầu tư Phúc Gia Bảo về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền khoảng 300 tỷ đồng.
Theo kết quả điều tra, bị can Nguyễn Văn Thông đã trực tiếp ký 168 hợp đồng huy động vốn của khách hàng với tổng số tiền gần 13 tỷ đồng, với thủ đoạn lừa đảo là lấy mức lãi suất rất cao để dụ người chơi và người tham gia.
Cụ thể, nếu người tham gia đóng vào hơn 72 triệu đồng thì tổng số tiền nhận được sau 10 tháng đầu tư sẽ là hơn 2 tỉ đồng. Vì thấy lời cao nên nhiều người đã cả tin và góp tiền vào công ty này, nhưng sau một thời gian dài, khách hàng không nhận lại được đồng nào.