tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 07-08-2016

  • Cập nhật : 07/08/2016

Quảng Nam có tuyến vận tải container hàng hải quốc tế đầu tiên

Cảng Chu Lai có khả năng tiếp nhận tàu hàng từ 10.000 đến 20.000 tấn, không cần qua các cảng trung chuyển hàng hoá đường biển từ Đà Nẵng và TP HCM.

Ngày 5/8, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công ty cổ phần ôtô Chu Lai - Trường Hải (Thaco) khai trương tuyến vận tải container hàng hải quốc tế đầu tiên tại cảng Chu Lai (xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành). Chuyến tàu biển đầu tiên từ Hàn Quốc ghé cảng Chu Lai, có trọng tải lên đến 20.000 tấn.Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, cảng Chu Lai là cảng tổng hợp loại 2 đã được Thủ tướng phê duyệt. Cảng có khả năng tiếp nhận tàu hàng từ 10.000 đến 20.000 tấn và là cảng kín gió, gần quốc lộ 1A và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi thuận lợi cho việc giao thương.

cang chu lai (quang nam) don chuyen tau van tai container quoc te dau tien sang 5/8. anh: nguyen dong.

Cảng Chu Lai (Quảng Nam) đón chuyến tàu vận tải container quốc tế đầu tiên sáng 5/8. Ảnh: Nguyễn Đông.

"Tỉnh Quảng Nam xác định tiếp tục xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, lấy ngành công nghiệp ôtô làm chủ lực và kèm theo đó là các ngành phụ trợ khác, trong đó mở rộng cảng biển để thúc đẩy vận tải hàng hải quốc tế", ông Thu nói và cho biết từ năm 2009 đã nạo vét cảng từ Kỳ Hà đến Tam Hiệp.

Theo ông Thu, sản lượng cảng Chu Lai mỗi năm hơn 1 triệu tấn hàng ở thời điểm hiện tại. Việc đón tàu hàng quốc tế mà không phải qua cảng trung chuyển Đà Nẵng hay TP HCM là sự kiện quan trọng, mở ra cơ hội các tàu container quốc tế cập cảng, không chỉ là Hàn Quốc mà tương lai sẽ là Nhật Bản và các nước trong cộng đồng ASEAN.

Ông Nguyễn Xuân Sang, Cục trưởng Cụ hàng hải Việt Nam cho biết, cảng Chu Lai từ đầu năm tính đến 31/7 đã đạt 981.000 tấn, tăng hơn 30% so với cùng kỳ. Với độ sâu hơn 8,4m, cảng đảm bảo đón tàu trọng tải 20.000 tấn.

"Cảng Chu Lai đón tàu container quốc tế đã giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí vận chuyển, bốc xếp, từ đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được tăng lên. Cảng biển cũng cần nạo vét thêm để có thể đón tàu có trọng tải lớn hơn", ông Sang nói. 

Cùng ngày, Thaco cũng khởi công mở rộng cảng Chu Lai - Trường Hải với 170m cầu cảng về phía thượng lưu, đạt tổng chiều dài gần 500m, có vốn đầu tư trên 200 tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư tại Cảng lên trên 800 tỷ đồng và sẽ hoàn thành vào tháng 2/2017.(VNEX)

Tiền tệ 7 tháng đầu năm: Tỉ giá êm ru

Tối 5-8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) gửi đi thông báo về việc điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) bảy tháng đầu năm. 

Kết quả cho thấy mặt bằng lãi suất tiếp tục ổn định, tỉ giá USD/VND thấp hơn khoảng 0,8% so với cuối năm 2015 và thấp xa so với tỉ giá trần. 

Cụ thể tỉ giá USD/VND giao dịch trên thị trường liên ngân hàng giảm và tương đối ổn định trên mặt bằng mới quanh tỉ giá mua ngoại tệ của NHNN (22.300 VND/USD). Tính thanh khoản thị trường tốt, nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của khách hàng được đáp ứng đầy đủ.

Tâm lý găm giữ ngoại tệ giảm, hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) mua ròng ngoại tệ từ nền kinh tế, nhờ đó NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước. Ngày 24-6, mặc dù thị trường tài chính thế giới biến động mạnh do sự kiện "Brexit" nhưng tỉ giá USD/VND chỉ tăng nhẹ do tác động tâm lý.

Cũng theo NHNN, trong bảy tháng đầu năm 2016, NHNN đã điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng chủ động, linh hoạt để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD.

Mặc dù có áp lực tăng nhưng với việc thực hiện linh hoạt các giải pháp điều hành của NHNN, mặt bằng lãi suất huy động được giữ ổn định. Qua đó giảm sức ép lên lãi suất cho vay của các TCTD trong điều kiện lạm phát có xu hướng tăng nhanh.

Mặt bằng lãi suất huy động sau khi tăng khoảng 0,2%-0,3%/năm trong ba tháng đầu năm thì đã được một số TCTD điều chỉnh giảm và mặt bằng lãi suất về cơ bản tiếp tục diễn biến ổn định. Đối với lãi suất cho vay, mặc dù lãi suất huy động tăng nhẹ trong những tháng đầu năm nhưng mặt bằng lãi suất cho vay của các TCTD vẫn tương đối ổn định.

Từ cuối tháng 4, thực hiện chủ trương của Chính phủ và NHNN về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại nhà nước và một số ngân hàng thương mại cổ phần đã điều chỉnh giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đồng thời tích cực triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi.

NHNN cho biết những tháng cuối năm sẽ tiếp tục chỉ đạo TCTD thực hiện các biện pháp cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay;

Cùng với đó, tăng cường kiểm soát tăng trưởng tín dụng của hệ thống TCTD đảm bảo an toàn, hiệu quả; tập trung tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khởi sự doanh nghiệp; kiểm soát tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; thực hiện các giải pháp tạo điều kiện trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Ngoài ra, NHNN khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, theo dõi sát diễn biến thị trường, vốn khả dụng của các TCTD, kế hoạch phát hành, giải ngân TPCP để chủ động, kịp thời trong điều hành CSTT.(PLO)

Tỉnh Vĩnh Phúc mời gọi nhà đầu tư Anh

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh sẵn sàng đóng vai trò cầu nối cho các doanh nghiệp Anh tới tìm hiểu cơ hội làm ăn ở Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhằm thúc đẩy kết nối quan hệ giữa các doanh nghiệp và địa phương của Việt Nam và Anh, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đã phối hợp với đoàn công tác tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu tiềm năng thế mạnh, cũng như các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc tới các doanh nghiệp Anh. 

Tham dự tọa đàm có Đại sứ Việt Nam tại Anh Nguyễn Văn Thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Trì và đại diện cơ quan, ban, ngành của tỉnh. Về phía Anh có đại diện một số công ty, trường học và ngân hàng tham dự. 
 
 
quang canh buoi toa dam.

Quang cảnh buổi tọa đàm.

 

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo nhấn mạnh Việt Nam là một trong những nền kinh tế đang nổi với tốc độ phát triển kinh tế trong 20 năm qua đạt trên 6%. Theo ông Nguyễn Văn Thảo, trong các địa phương của Việt Nam thì Vĩnh Phúc là một điểm sáng về phát triển kinh tế. Dù chỉ là tỉnh nhỏ với hơn 1 triệu dân song Vĩnh Phúc đã hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư từ các nước lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc... và đây là câu trả lời đầy sức thuyết phục với các nhà đầu tư. 

Đại sứ quán Việt Nam tại Anh sẵn sàng đóng vai trò cầu nối cho các doanh nghiệp Anh tới tìm hiểu cơ hội làm ăn ở Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Vĩnh Phúc.

Trưởng đoàn công tác tỉnh Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Văn Trì đã giới thiệu khái quát về địa phương mình với những lợi thế như vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào và hạ tầng kỹ thuật về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Tính đến cuối tháng 6/2016, Vĩnh Phúc đã thu hút được 837 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có 221 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 3,435 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã và đang làm ăn thành công tại Vĩnh Phúc như Toyota, Honda (Nhật Bản), Piaggio (Italy), Partron Vina, Heasung Vina, Jahwa, Sindoh (Hàn Quốc)... 

Ông Nguyễn Văn Trì khẳng định cam kết của ban lãnh đạo tỉnh hỗ trợ mạnh mẽ nhà đầu tư và bày tỏ mong muốn Vĩnh Phúc sẽ sớm có sự hiện diện của các nhà đầu tư Anh trong các lĩnh vực mà tỉnh đang đẩy mạnh phát triển như nông lâm nghiệp công nghệ cao, viễn thông, cơ khí, đào tạo nghề, chăm sóc y tế và điều dưỡng...

Ông Paul Smith, Chủ tịch điều hành bộ phận cung cấp giải pháp công nghệ NashTech thuộc Công ty đào tạo nhân lực Harvey Nash bày tỏ quan tâm tới chiến lược phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc. Là doanh nghiệp Anh đã có mặt tại Việt Nam từ hơn 15 năm qua và có nhiều kinh nghiệm làm ăn với Việt Nam, ông Smith gợi ý rằng nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho lực lượng lao động sẽ góp phần đáng kể giúp một địa phương thu hút nhà đầu tư nước ngoài. 

Một số doanh nghiệp khác đặt câu hỏi về kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như chính sách ưu đãi thuế của Vĩnh Phúc đối với doanh nghiệp nước ngoài. 

Kết thúc tọa đàm, các doanh nghiệp Anh khẳng định sẽ tiếp tục liên lạc với tỉnh và Đại sứ quán để tìm hiểu cụ thể hơn cơ hội hợp tác và tiềm năng đầu tư đối với doanh nghiệp mình.(TTXVN)

Luật ông nói gà, luật bà nói vịt: Biết nghe theo ai?

Bước đầu rà soát 37 luật đã phát hiện ra hàng trăm điều luật không đảm bảo quyền tự do kinh doanh.

Hiện nay nhiều luật và các văn bản hướng dẫn kèm theo liên quan đến đầu tư, kinh doanh mâu thuẫn, không tương thích gây ra nhiều rào cản cho doanh nghiệp (DN) và người dân.

Các luật đá nhau

“Luật Giáo dục 2005 và Luật Đầu tư 2014 có nhiều xung đột, chồng chéo gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư” - bà Nguyễn Kim Dung, Giám đốc Pháp chế và Đối ngoại của Trung tâm Giáo dục Apollo, nhận định. Bà Dung dẫn chứng Luật Đầu tư đã quy định về danh mục hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng Nghị định 73/2012 hướng dẫn Luật Giáo dục cũng quy định về danh mục này. Không những thế, nghị định này còn yêu cầu nhà đầu tư phải nộp đề án tiền khả thi, giải trình kinh tế kỹ thuật.

Chưa hết, Luật Đầu tư đã quy định dự án đầu tư trong lĩnh vực giáo dục đại học (ĐH) không thuộc danh mục thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ  nhưng Nghị định 73/2012 vẫn đòi phải có chủ trương của Chính phủ. Cụ thể, nghị định này ghi rõ: Dự án đầu tư trường ĐH phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

Bà Dung còn nói: “Luật Đầu tư 2014 quy định đối với các dự án không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ và UBND cấp tỉnh thì thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong 15 ngày. Đáng tiếc là trên thực tế, một số cơ quan cấp phép như Sở Nội vụ, Sở GD&ĐT các địa phương vẫn căn cứ Nghị định 73 để lấy ý kiến thẩm tra rồi mới cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Điều này gây phiền hà, tốn chi phí và thời gian của DN” - bà Dung phản ánh và đề nghị sớm sửa đổi, bãi bỏ một số điều tại Nghị định 73 nói trên.

Cũng khổ sở do thủ tục rườm rà, đá nhau giữa các luật và văn bản dưới luật nên trong thư gửi cho Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Đậu Anh Tuấn mới đây, chủ một DN kể đơn vị này chỉ chở mấy cây sắt dài 6 m nhưng không thể dùng xe tải to, phải dùng xe nhỏ. Khi dùng xe nhỏ thì cây sắt thừa ra khỏi thùng xe hoặc nếu chở một cuộn sắt thì phải dựng lên, thành ra cuộn sắt cao hơn thùng xe dẫn đến có thể bị phạt.

Để khắc phục tình trạng này, DN phải cắt cây sắt, cuộn thép hoặc cuộn tôn thành những đoạn nhỏ, cuộn nhỏ. Nhưng khi cắt để thuận tiện chuyên chở thì không còn nhãn, tem ở tất cả thanh, cuộn sắt. Thế là các lực lượng chức năng mà điển hình là quản lý thị trường vin vào những cớ bất khả kháng này để phạt DN.

“Quy định về tem, nhãn hàng hóa chỉ phù hợp với thực phẩm, đồ ăn, đồ uống… chứ không phù hợp và gây khó khăn cho DN nhiều ngành hàng khác. Do vậy đề nghị phải xem xét lại quy định về quá khổ, quá tải tại Thông tư 46/2015 của Bộ GTVT cũng như quy định về tem, nhãn hàng hóa tại Nghị định 89/2006 của Chính phủ để tạo thuận lợi cho DN làm ăn đàng hoàng” - đại diện công ty đề nghị.

nguoi dan dang lam thu tuc dang ky kinh doanh tai so kh&dt tp.hcm. anh: htd

Người dân đang làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở KH&ĐT TP.HCM. Ảnh: HTD

Ông Bùi Hữu Chỉnh, đại diện Công ty TNHH Đầu tư, Xây dựng và Dịch vụ Tân Đạt (Hà Nội), cho rằng cần bãi bỏ chứng chỉ hành nghề xây dựng vì nhiều người đã học ĐH, có bằng thạc sĩ mà quy định lại buộc họ phải thực hiện các khóa đào tạo để cấp chứng chỉ hành nghề là không hợp lý.

“Đây chính là các giấy phép con nhằm hạn chế quyền kinh doanh của người dân và gián tiếp tiếp tay cho các hành vi vi phạm khác như việc đi mượn chứng chỉ, mượn bằng và dẫn đến hàng loạt hệ lụy khác” - ông Chỉnh nói.

Nhiều điều luật đã lạc hậu

Trưởng ban Pháp chế VCCI Đậu Anh Tuấn cho hay trong thời gian gần đây, qua rà soát các điều tại các luật liên quan đến kinh doanh, VCCI nhận thấy có quá nhiều quy định tréo ngoe giữa các luật. Chính điều này dẫn đến tình trạng “ông chẳng, bà chuộc” trong môi trường kinh doanh.

“Bước đầu rà soát 37 luật, tập trung vào các vướng mắc lớn trong các luật có tác động ở phạm vi rộng, kể cả luật mới được ban hành đã phát hiện ra hàng trăm điều luật không đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho người dân và DN. Thực tế có những điều luật đã rất lạc hậu hoặc trùng lặp với Luật DN, Luật Đầu tư và cần phải bãi bỏ hoặc sửa đổi” - ông Tuấn nói.

Chẳng hạn như Luật Thương mại quy định giao Chính phủ quy định chi tiết về hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện là không còn cần thiết vì Luật Đầu tư đã quy định cụ thể danh mục này. Như vậy là trùng lắp và đá nhau khiến DN không biết phải tuân theo luật nào cho đúng.

Nói về thực tiễn các luật liên quan đến DN và môi trường kinh doanh, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc nhận xét Luật DN, Luật Đầu tư đi một đằng, các luật chuyên ngành đi một nẻo; Luật Đầu tư nêu rõ các bộ, ngành không được ban hành điều kiện kinh doanh nhưng các luật chuyên ngành lại vẫn giao bộ, ngành quy định giấy phép; Luật DN chỉ rõ DN không cần con dấu, các luật chuyên ngành lại vẫn yêu cầu DN phải đóng dấu vào tài liệu, giấy tờ gửi cơ quan nhà nước...

“Đây chính là những nút thắt cần phải tháo gỡ sớm để tạo thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của DN” - ông Lộc nhấn mạnh.(PLO)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục