KCN Tân Đức phải đăng ký lại phí quản lý hạ tầng
Tân Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ: Không chấp nhận cửa quyền, mặc cả
Động đất 3,2 độ richter ở Quảng Nam
Ông Huỳnh Văn Nén yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Vì một xã hội thông tin lành mạnh
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 10-04-2016
- Cập nhật : 10/04/2016
Vài nét về tân Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Tân Bộ trưởng Công Thương: Ưu tiên 6 nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ
Tân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, với tư cách thành viên của Chính phủ, chúng tôi xác định 6 nhiệm vụ ưu tiên trọng tâm của Chính phủ trong giai đoạn cuối của nhiệm kỳ này đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định và nêu rõ. Trách nhiệm của chúng tôi là sẽ triển khai và thực hiện với những yêu cầu cao nhất cho giai đoạn cuối của nhiệm kỳ của Chính phủ.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng xác định, trong năm 2016, nhiệm vụ hết sức nặng nề khi bối cảnh chung của thế giới chưa thuận lợi cho thúc đẩy sản xuất và chuyển biến thương mại. Vì vậy, giai đoạn còn lại của năm 2016, Bộ Công Thương tập trung quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ để đạt mục tiêu tăng trưởng Quốc hội yêu cầu, trong đó chỉ tiêu tăng trưởng sản xuất công nghiệp cũng như thương mại phải đạt được mức độ khả quan để đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Đồng thời, Bộ sẽ tập trung thể chế hóa các cam kết hội nhập, bởi hội nhập của chúng ta đã bước vào giai đoạn mới quyết liệt, sâu rộng khi hàng loạt cam kết bắt đầu phải được triển khai ngay trong năm 2016. Vì vậy, theo Bộ trưởng, thể chế hóa sớm để hoàn thiện khung pháp lý cũng như môi trường nhằm thúc đẩy cho các hoạt động hội nhập của doanh nghiệp là nhiệm vụ được ưu tiên.
Đối với những vấn đề tồn đọng đang bộc lộ, những tồn tại trong quản lý nhà nước của Bộ Công Thương đã được dư luận xã hội, đại biểu và cử tri nêu lên, tập thể lãnh đạo Bộ Công Thương sẽ khẩn trương nghiên cứu, tiếp tục rà soát và hoàn thiện lại khung pháp lý, đồng thời tổ chức thực hiện, khắc phục các tồn tại này nhằm đáp ứng yêu cầu chung của xã hội.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh sinh năm 1964, quê quán Quảng Ngãi. Ông từng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế, Giám đốc Quỹ Ngoại giao phục vụ kinh tế, Bộ Ngoại giao; Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisso (Mỹ); Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ; Thứ trưởng Bộ Công Thương, kiêm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông Trần Tuấn Anh được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, được Quốc hội bầu giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tại Bộ Công Thương, ông Trần Tuấn Anh được giao phụ trách trực tiếp lĩnh vực xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại; phát triển nguồn nhân lực, thương mại điện tử và công nghệ thông tin; quan hệ song phương, phát triển thị trường và các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước châu Mỹ.
Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhậm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Thống đốc Ngân hàng là thành viên Chính phủ trẻ nhất
Với kết quả 403 phiếu tán thành (chiếm 81,58%) và 83 phiếu phản đối (16,8%), ông Lê Minh Hưng trúng cử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo tờ trình của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí mới, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chánh văn phòng Trung ương Đảng.Sinh năm 1970, ông Hưng là một trong những người đứng đầu trẻ nhất trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam khi được bổ nhiệm ở tuổi 46 và cũng là thành viên Chính phủ trẻ nhất.
Thống đốc Lê Minh Hưng quê quán tại Sơn Tân, Hương Sơn, Hà Tĩnh, là con của cố Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương. Quá trình công tác của ông Hưng bắt đầu từ năm 1993 và kinh qua nhiều vị trí khác nhau nhưng đa số thời gian đều gắn bó với Ngân hàng Nhà nước.
Năm 1993, ông bắt đầu làm việc với vị trí chuyên viên Phòng Quỹ Tiền tệ quốc tế, Vụ Quan hệ quốc tế của Ngân hàng Nhà nước. Trong 5 năm làm việc tại đây, ông từng tham dự các khóa học kinh tế thị trường và phân tích tài chính của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) khi khóa học được tổ chức tại Đại học Kinh tế Tài chính Thượng Hải, Trung Quốc. Ngoài ra, ông cũng theo học và lấy bằng thạc sĩ kinh tế tại Đại học Tổng hợp Saitama, Nhật Bản.
Năm 1998, ông Hưng được bổ nhiệm vào vị trí Phó trưởng phòng rồi sau đó là Trưởng phòng, phòng Ngân hàng Phát triển châu Á, Vụ Hợp tác quốc tế và giữ chức vụ này đến năm 2002.
7 năm sau, năm 2009, ông trở thành Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và một năm sau là Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước.
Từ năm 2011 đến 2014, ông là Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó thống đốc. Từ tháng 11/2014 đến trước khi được bổ nhiệm làm Thống đốc, ông Hưng là Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Giám đốc Đại học Quốc gia trúng cử Bộ trưởng Giáo dục
Sáng 9/4, Quốc hội đã biểu quyết thông qua tờ trình của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ông Phùng Xuân Nhạ làm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, thay ông Phạm Vũ Luận.
Ông Nhạ nhậm chức khi kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 đang đến gần.
Trong hai năm qua, ông Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo kỳ thi đánh giá năng lực, lấy kết quả tuyển sinh vào các trường thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, được xã hội đánh giá cao.
"ĐH Quốc gia Hà Nội đã tích cực đổi mới phương thức tuyển sinh đại học và sau đại học bằng cách chủ động xây dựng phương án một bài thi tổng hợp để đánh giá toàn diện năng lực người học. Tôi rất hoan nghênh và đề nghị nhà trường chủ động làm việc với Bộ GD&ĐT xem xét, thí điểm thực hiện", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng đánh giá.Kết quả thi đánh giá năng lực cũng được nhiều đại học trên cả nước đăng ký sử dụng phục vụ công tác tuyển sinh.
Ông Phùng Xuân Nhạ năm nay 53 tuổi, quê Hưng Yên, có bằng tiến sĩ Kinh tế. Ông là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tốt nghiệp đại học ngành Kinh tế Chính trị năm 1985 tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông học sau đại học ngành Kinh tế Phát triển tại Đại học Tổng hợp Manchester (Anh), sau đó học tiến sĩ ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế tại Viện Kinh tế thế giới, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia năm 1999. Ông nghiên cứu sau tiến sĩ (Fulbright) tại trường Đại học Tổng hợp Georgetown, Mỹ (2001-2002). Ông được phong Phó giáo sư năm 2005.
Gần 30 năm kinh nghiệm giảng dạy trong và ngoài nước các môn học về kinh tế quốc tế; đầu tư nước ngoài và công ty xuyên quốc gia. Đến nay, ông Nhạ đã hướng dẫn được 9 nghiên cứu sinh, trong đó có 6 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án và 16 thạc sĩ; chủ trì 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 3 đề tài cấp Bộ, 3 đề tài trọng điểm. Ông Nhạ đã công bố được 34 bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nước; xuất bản 12 cuốn sách, gồm 2 giáo trình, 5 sách chuyên khảo, 5 sách tham khảo trong đó có 3 cuốn là tác giả độc lập, 2 cuốn bằng tiếng Anh.
Hiện ông Nhạ làm Chủ nhiệm Chương trình Khoa học Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2013-2018 "Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc".
Từ cán bộ của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ông về làm Phó chủ nhiệm khoa Kinh tế, rồi Hiệu trưởng Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Tháng 9/2010 đến 7/2011, ông giữ chức Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội. Đầu năm 2013 đến nay, ông làm Giám đốc và là Chủ tịch Hội đồng ĐH Quốc gia Hà Nội.
Tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản lần thứ 11 (tháng 1/2011), ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2011-2015.
Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản lần thứ 12 (tháng 1/2016), ông được bầu làm ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016-2020.