Viwasupco giao công ty mẹ làm nhà thầu đường ống nước Sông Đà 2
Còn cả nghìn xe điện 4 bánh chưa đăng kiểm
Quân đội Trung Quốc định đưa trái phép dân thường ra Hoàng Sa
Ủy ban Y tế thượng viện California cho phép người Việt bán bánh chưng
Malaysia đuổi bắt tàu Việt Nam chở hàng trăm kg hải sản
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 09-04-2016
- Cập nhật : 09/04/2016
6 tàu cá Trung Quốc hành nghề trái phép ở vùng biển Việt Nam
Biên phòng Quảng Bình phát hiện và đẩy đuổi 6 tàu cá đánh bắt trái phép trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Đức Trí
Biên phòng Quảng Bình cử hai tàu của Hải đội 2 cùng 17 cán bộ, chiến sĩ chia làm hai hướng, bám sát các tàu vi phạm. Đến chiều qua, nhà chức trách Quảng Bình tiếp cận và phát hiện 6 tàu cá Trung Quốc, cùng 28 ngư dân hành nghề trái phép trên vùng biển Việt Nam, không có giấy tờ tùy thân.
Ngay sau đó, Biên phòng Quảng Bình đã lập biên bản, đánh dấu tọa độ vi phạm, cảnh cáo và tổ chức phóng thích 6 tàu Trung Quốc hành nghề câu đáy ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Đình chỉ hoạt động kho pha chế sơn công ty TeaKang MTC Việt Nam
Kết quả kiểm tra công tác PCCC tại công ty TNHH TeaKang MTC Việt Nam của Cục cảnh sát PCCC và CNCH cho thấy, công ty này đã vi phạm nhiều quy định về PCCC.
Cụ thể, công ty tự ý làm thêm nhiều hạng mục bên ngoài nhà xưởng gây cản trở đường giao thông đối với xe chữa cháy hoạt động. Bố trí sắp xếp hàng hóa che lấp họng nước chứa cháy trong nhà; vị trí lắp đặt các nút báo cháy, nội quy quy định về PCCC chưa đảm bảo theo quy định. Việc bố trí hàng hóa trong nhà xưởng chiếm lối thoát hiểm, thiếu hệ thống biển báo chỉ dẫn thoát hiểm.
Khu vực pha chế sơn chưa đảm bảo về ngăn cháy lan đối với khu sản xuất, thiết bị điện sử dụng tại đây không phải là loại phòng nổ. Khu vực chứa dung môi bên ngoài xưởng bố trí gần khu vực công nghệ và hút thuốc lá của công nhân nhưng chưa có giải pháp ngăn cháy lan. Chưa có hồ sơ thiết kế và văn bản nghiệm thu đối với việc sự dụng hệ thống cấp khí đốt cho căn tin. Làm việc với đoàn kiểm tra, đại diện công ty đã nhận những sai phạm và thiếu sót trong quá trình tổ chức thực hiện công tác phòng cháy của công ty.
Với những vi phạm trên, Cục PCCC và CNCH đã yêu cầu phía công ty phải khắc phục ngay để đảm bảo yêu cầu các quy định về PCCC. Riêng đối với kho pha chế sơn, theo nhận định của các cán bộ đoàn kiểm tra là cực kỳ nguy hiểm và có nguy cơ xảy ra cháy nổ bất cứ lúc nào, đe dọa trực tiếp đến tính mạng hàng ngàn công nhân.
Do đó cuối giờ chiều cùng ngày, đoàn kiểm tra của Cục PCCC và CNCH đã ra quyết định đình chỉ hoạt động kho sơn của công ty. Trước đó vào sáng cùng ngày đoàn kiểm tra đã có buổi làm việc với Ban quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai và công ty cổ phần Sonadezi về công tác phòng cháy chửa cháy tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai nói chung và TP Biên Hòa nói riêng.
Trung Quốc ngang ngược nói giàn khoan hoạt động trong vùng biển của họ
Ngày 8-4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược nói rằng giàn khoan Hải Dương 981 đang hoạt động trong vùng biển của mình và tiến hành thăm dò bình thường.
Trong cuộc họp báo diễn ra cùng ngày ở Bắc Kinh, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã nhập nhằng khi nói rằng thao tác liên quan đến giàn khoan trên đang diễn ra trong các vùng biển không tranh chấp của Trung Quốc.
“Đó là hoạt động thăm dò thương mại bình thường. Chúng tôi hi vọng các bên liên quan hãy có quan điểm khách quan và có lý lẽ về vấn đề này”- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược nói.
Tuy nhiên, ông Hồng lại không nêu cụ thể giàn khoan đang hoạt động trong khu vực nào.
Trước đó, chiều 7-4, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã có phản ứng chính thức liên quan đến việc giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đi vào vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ từ đêm 3-4 để tiến hành tác nghiệp.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Theo thông tin từ các cơ quan chức năng Việt Nam, từ tối 3-4-2016, giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã di chuyển đến vị trí có tọa độ 17 độ 3 phút 12 Bắc - 110 độ 4 phút 18 Đông, để tác nghiệp. Đây là khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán phân định".
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ kế hoạch khoan và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi khu vực này, không có thêm các hành động đơn phương làm phức tạp thêm tình hình và có những đóng góp thiết thực cho hòa bình, ổn định ở Biển Đông".
"Việt Nam bảo lưu tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của mình đối với khu vực nói trên bằng tất cả các biện pháp hòa bình được luật pháp quốc tế cho phép để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp đó.”
Chiều 5-4 vừa qua, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã phản đối việc Trung Quốc cho vận hành hải đăng ở đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khẳng định hoạt động này là trái luật và đang xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Indonesia trao trả 18 ngư dân Việt Nam đánh bắt trái phép
Theo Vietnam+, các ngư dân được trao trả đợt này thuộc các tỉnh Bình Thuận, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Hà Tĩnh và Bà Rịa - Vũng Tàu. Họ làm việc trên 3 tàu BV 0411, BV 0397 và BTH 99451, bị bắt từ tháng hai trên vùng biển Natuna của Indonesia. Với công việc là thủy thủ thuần túy, họ không phải ngồi tù mà chỉ bị tạm giam để chờ hoàn thành các thủ tục đưa về nước.
Trong khi đó, thuyền trưởng và máy trưởng của những tàu này sẽ bị đưa ra xét xử và có thể phải chịu án tù từ 6 tháng đến 4 năm.
Tại các nơi giam giữ khác nhau ở Indonesia vẫn còn khoảng hơn 100 ngư dân Việt Nam chưa được trao trả. Bên cạnh đó, Đại sứ quán Việt Nam vẫn tiếp tục nhận được các thông tin về việc tàu cá Việt Nam và ngư dân bị bắt trên vùng biển của Indonesia.
Từ đầu năm đến nay đã có 9 đợt ngư dân Việt Nam được Indonesia trao trả với tổng số gần 80 người.
Các cơ quan thực thi pháp luật của Indonesia cũng ngày càng mạnh tay hơn trong việc tịch thu và cho phá hủy tàu của các nước ngoài bị bắt giữ, sau khi có phán quyết của tòa án. Ngày 5/4 vừa qua, Indonesia đã cho đánh đắm 23 tàu cá nước ngoài, trong đó có 10 tàu của Malaysia và 13 tàu của Việt Nam.
Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia thường xuyên gửi thông tin cảnh báo đến các địa phương và ngư dân. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán cũng làm việc với các cơ quan hữu trách của Indonesia để đảm bảo việc bắt và xét xử các tàu cá vi phạm phải theo đúng pháp luật Indonesia, đối xử nhân đạo với các ngư dân, xử lý vụ việc trên cơ sở quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Indonesia.
Tiễn các ngư dân tại sân bay quốc tế Soekarno-Hatta, đại sứ Hoàng Anh Tuấn chia sẻ với ngư dân niềm vui được về nước đoàn tụ với gia đình sau thời gian bị Indonesia giam giữ. Đại sứ nhắc nhở ngư dân Việt Nam cần tuân thủ pháp luật của Việt Nam và của nước bạn, đặc biệt không tái phạm việc đánh bắt cá trên vùng biển của Indonesia. Ông cũng bày tỏ lo lắng về con số ngư dân bị bắt tại Indonesia vẫn chưa có dấu hiệu giảm và hy vọng con số này sẽ giảm trong tương lai gần.
21 ủy viên Trung ương được giới thiệu vào Chính phủ
Chiều 8/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình danh sách để Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm một số Phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.Theo đó, các ông Trương Hoà Bình, Vương Đình Huệ, Trịnh Đình Dũng được đề cử chức Phó thủ tướng thay cho các ông Nguyễn Xuân Phúc vừa được bầu Thủ tướng, ông Hoàng Trung Hải làm Bí thư thành ủy Hà Nội và ông Vũ Văn Ninh được miễn nhiệm.
Từ trái qua, các ứng viên phó thủ tướng: ông Trịnh Đình Dũng, ông Trương Hòa Bình, ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Giang Huy.
Với việc Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam không có tên trong danh sách miễn nhiệm, cơ cấu nhân sự phó thủ tướng trong Chính phủ không thay đổi số lượng.
Ngoài 20 người đứng đầu các lĩnh vực đã thôi chức, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng tiếp tục tại vị.
Những ứng viên được giới thiệu vào vị trí trưởng ngành gồm:
1. Ông Ngô Xuân Lịch - Bộ trưởng Quốc phòng
2. Ông Tô Lâm - Bộ trưởng Công an
3. Ông Lê Vĩnh Tân - Bộ trưởng Nội vụ
4. Ông Lê Thành Long - Bộ trưởng Tư pháp
5. Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư
6. Ông Trần Tuấn Anh - Bộ trưởng Công thương
7. Ông Phạm Hồng Hà - Bộ trưởng Xây dựng
8. Ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường
9. Ông Trương Minh Tuấn - Bộ trưởng Thông tin Truyền thông
10. Ông Đào Ngọc Dung - Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội
11. Ông Nguyễn Ngọc Thiện - Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch
12. Ông Chu Ngọc Anh - Bộ trưởng Khoa học Công nghệ
13. Ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo
14. Ông Đỗ Văn Chiến - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
15. Ông Phan Văn Sáu - Tổng thanh tra Chính phủ
16. Ông Lê Minh Hưng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
17. Ông Mai Tiến Dũng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
18. Ông Trương Quang Nghĩa - Bộ trưởng Giao thông Vận tải
Quốc hội sẽ thảo luận và bỏ phiếu kín trước khi công bố kết quả vào ngày mai, 9/4.
Trước đó, Quốc hội đã miễn nhiệm 20 thành viên chủ chốt của Chính phủ với tỷ lệ tán thành như sau:
1. Ông Hoàng Trung Hải 469 (94%) phiếu
2. Ông Vũ Văn Ninh 451 (91%) phiếu
3. Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng 464 (94%)
4. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch 468 (94%)
5. Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội 459 (93%).
6. Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Nội vụ 463 (93%)
7. Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo 454 (92%)
8. Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công Thương 455 (92%)
9. Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư 403 (81%)
10. Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông 461 (93%).
11. Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Tư pháp 451 (91%)
12. Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ 461 (93%)
13. Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 473 (95%)
14. Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường 465 (94%).
15. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng thanh tra Chính phủ 456 (92%)
16. Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an 475 (96%)
17. Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải 462 (93%)
18. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 433 (87%).
19. Ông Nguyễn Văn Nên, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ 466 (91%)
20. Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Xây dựng 457 (92%)
Theo kết quả này, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh được khá nhiều đại biểu mong muốn không thôi chức: 76 phiếu, tương đương hơn 15% tổng số đại biểu. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng có 45 phiếu không đồng ý miễn nhiệm.