Vài nét về tân Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Tân Bộ trưởng Công Thương: Ưu tiên 6 nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ
Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhậm chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Thống đốc Ngân hàng là thành viên Chính phủ trẻ nhất
Giám đốc Đại học Quốc gia trúng cử Bộ trưởng Giáo dục
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 09-04-2016
- Cập nhật : 09/04/2016
Đề nghị miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng, 18 Bộ trưởng, Trưởng ngành
Đồng chí Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCMđược đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm vị trí Bộ trưởng Bộ GTVT
Sáng 7/4, sau khi bầu các chức danh Phó Chủ tịch nước, Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày trước Quốc hội tờ trình về việc phê chuẩn miễn nhiệm 2 Phó Thủ tướng, 16 Bộ trưởng và 2 thành viên khác của Chính phủ.
Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ đối với: ông Hoàng Trung Hải – Uỷ viên Bộ Chính trị đã nhận trọng trách Bí thư Thành ủy Hà Nội; ông Vũ Văn Ninh (không tái cử Uỷ viên Trung ương Đảng khóa XII).
4 Bộ trưởng và trưởng ngành được đề nghị phê chuẩn miễn nhiệm vì đã nhận trọng trách mới và đang chờ phân công, gồm: Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang vừa được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước; Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là Uỷ viên Bộ Chính trị (chờ phân công nhiệm vụ); Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên làm Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương.
14 Bộ trưởng không tái cử Uỷ viên Trung ương Đảng sau Đại hội XII và tới tuổi nghỉ hưu, gồm có: Phùng Quang Thanh (Bộ Quốc phòng), Nguyễn Thái Bình (Bộ Nội vụ), Hà Hùng Cường (Bộ Tư pháp), Bùi Quang Vinh (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), Vũ Huy Hoàng (Bộ Công Thương), Nguyễn Minh Quang (Bộ Tài nguyên - Môi trường), Nguyễn Bắc Son (Bộ Thông tin - Truyền thông), Phạm Thị Hải Chuyền (Bộ LĐ-TB&XH), Hoàng Tuấn Anh (Bộ VH-TT&DL), Nguyễn Quân (Bộ Khoa học - Công nghệ), Phạm Vũ Luận (Bộ Giáo dục - Đào tạo), Trình Đình Dũng (Bộ Xây dựng)Giàng Seo Phử (Ủy ban Dân tộc), Huỳnh Phong Tranh (Thanh tra Chính phủ).
Các đại biểu Quốc hội sẽ thảo luận tại Đoàn trước khi biểu quyết chốt danh sách và bỏ phiếu kín phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm đối với các chức vụ trên vào buổi chiều.
Thanh Hóa: Thêm 3 dự án thủy điện đi vào vận hành từ cuối năm nay
Đáng chú ý nhất là dự án thủy điện Trung Sơn có công suất 260 MW, có tổng mứcđầu tư 7.775 tỷ đồng (tương đương 410 triệu USD), do Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư sẽ phát điện tổ máy đầu tiên vào tháng 11/2016 và vận hành các tổ máy tiếp theo với tiến độ 2 tháng/tổ, (sẽ hoàn thành toàn bộ công trình vào tháng 8/2017). Đây cũng là dự án thủy điện lớn nhất tại Thanh Hóa tính đến thời điểm hiện tại, được WB cho vay hơn 80% tổng mức đầu tư.
Dự án thủy điện Bá thước 1, công suất 60 MW do Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 2.072 tỷ đồng hiện đã đạt 72% khối lượng giải ngân vốn và dự kiến sẽ phát điện tổ máy đầu tiên trong quý IV/2016; dự án thủy điện Bái Thượng có công suất 6 MW, tổng mức đầu tư 152 tỷ đồng, dự kiến sẽ lắp máy vào quý III/2016 và hoàn thành vào cuối năm như cam kết.
Được biết, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 14 dự án thủy điện đã và đang triển khai đầu tư xây dựng. Tính đến thời điểm hiện tại mới có 3 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động. Đó là dự án thủy điện Cửa Đạt, dự án thủy điện Bá Thước 2 và dự án thủy điện Dốc Cáy.
Sự lạnh lùng của con số
Sự vênh nhau về số liệu thống kê giữa các cơ quan quản lý dường như không còn là chuyện lạ, vốn vẫn xảy ra.
Nhưng việc vênh nhau về con số nhập khẩu Salbutamol giữa các cơ quan quản lý khiến người tiêu dùng không khỏi hoảng sợ. Bởi đây đang được cho là chất "giết người", chỉ một lượng nhỏ, rất nhỏ đã đủ gây độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng nếu được dùng trong chăn nuôi, vậy mà số lượng chênh lệch tới cả tấn.
Thông tin được đưa ra từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường thì: Riêng trong năm 2015 đã có trên 20 doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hơn 9 tấn ( 9,140 tấn) Salbutamol. Trong số hơn 6 tấn đã bán ra thị trường, chỉ có khoảng 10 kg được sử dụng đúng mục đích (nghĩa là làm nguyên liệu dược phẩm). Còn lại, 6 tấn Salbutamol đã được sử dụng làm chất tạo nạc để trộn vào thức ăn chăn nuôi (3 tấn đang nằm trong kho doanh nghiệp).
Nhưng Bộ Y tế thì lại khẳng định rằng chỉ có khoảng 5 tấn Salbutamol được nhập về Việt Nam năm 2015 (5,215 tấn) và năm 2014 nhập 3,876 tấn.
Một thông tin khác được đăng trên báo Pháp luật dẫn nguồn từ Bộ NN&PTNT cho biết 9 tháng đầu năm 2015, có tới 68 tấn chất tạo nạc bị cấm trong chăn nuôi được nhập khẩu vào Việt Nam, trong khi lĩnh vực y tế chỉ sử dụng khoảng 3,5 tấn, số còn lại chưa biết ai nhập và hiện đang được sử dụng hay cất giấu ở đâu.
Những con số liên quan đến chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng đã được đưa ra một cách lạnh lùng, lớn hơn nó cho thấy sự thất bại, bó tay của cơ quan quản lý trong việc quản lý và ngăn chặn chất độc hại này.
Salbutamol là chất bị cấm tuyệt đối trong chăn nuôi vì khả năng tích lũy trong cơ thể người ăn thịt và gây ra các vấn đề về gan, thận nghiêm trọng. Sử dụng ở mức 15 ppm (phần triệu) đã có thể giúp lợn không chỉ tăng chiều dài mà mỡ giảm hẳn. Ở đây là hàng tấn, hàng tấn chất độc hại này đang được sử dụng trong chăn nuôi.
Một câu hỏi được đặt ra, cơ quan nào cấp phép cho việc nhập khẩu chất này cũng như quản lý chất này như thế nào để sử dụng cho đúng mục đích ? Đó là Bộ Y tế. Nhưng cơ quan này, đơn giản là Quản lý giám sát về số lượng nhập khẩu thôi, đã không chính xác, thì làm sao có thể đảm bảo sẽ quản chặt trong việc sử dụng ra sao?
Trong khi các cơ quan quản lý còn đang bận tranh cãi để tìm ra số lượng nhập khẩu chính xác thì hàng tấn chất độc hại này đã và đang đầu độc người tiêu dùng. Rõ ràng những con số được công bố cho thấy sự thất bại trong quản quản lý!
Hải quan An Giang: Bắt giữ 150 kiện hàng có dấu hiệu nhập lậu
Theo thông tin từ Cục Hải quan tỉnh An Giang, Chi cục HQCK Vĩnh Hội Đông vừa phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn bắt giữ 153 kiện hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu.
Cụ thể, ngày 6-4, Tổ kiểm soát thuộc Chi cục HQCK Vĩnh Hội Đông kết hợp với Công an xã Vĩnh Hội Đông tiến hành tuần tra, kiểm soát khu vực vành đai biên giới Campuchia - Việt Nam, tới khu vực ấp Vĩnh An, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang, lực lượng tuần tra phát hiện một chiếc ghe gỗ đang chạy về hướng Châu Đốc, trên ghe chở các bao tải hàng hóa.
Nghi vấn trên chiếc ghe chở hàng nhập lậu, Tổ kiểm soát ra tín hiệu cho người điều khiển chiếc ghe dừng lại để tiến hành kiểm tra. Thời điểm kiểm tra, trên ghe có một người đàn ông lái ghe khoảng 40 tuổi và vợ đi cùng. Qua xét hỏi ban đầu người lái ghe khai báo hàng hóa trên ghe là quần áo cũ và nhận là chở thuê cho người khác, không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
Tổ kiểm soát yêu cầu người lái ghe điều khiển phương tiện về trụ sở Chi cục Hải quan CK Vĩnh Hội Đông để làm rõ vụ việc. Người lái ghe đã không chấp hành hiệu lệnh mà tiếp tục điều khiển ghe chạy về hướng Châu Đốc, sau nhiều lần yêu cầu người lái ghe vẫn không chấp hành mà tiếp tục chạy ghe áp sát vào sà lan chở cát đang đậu bên sông, buộc dây vào sà lan, tắt máy rút chìa khóa máy và cùng người vợ bỏ chạy lên bờ. Do đêm tối, Tổ kiểm soát không truy đuổi kịp đối tượng. nên phân công lực lượng canh giữ hàng hóa và phương tiện để chờ lực lượng của Công an huyện và Đội Kiểm soát Cục Hải quan An Giang đến hỗ trợ.
Khoảng 10 phút sau có 3 chiếc vỏ lãi chở hơn 10 người áp sát vào chiếc ghe chở hàng hóa vi phạm và đứng lên trên ghe. Thấy có biểu hiện chống đối, Tổ kiểm soát đề nghị tăng cường thêm các lực lượng khác phối hợp. Sau khi thấy các lực lượng tăng cường phối hợp, gồm: Biên Phòng cửa khẩu Vĩnh Hội Đông, Công an huyện An Phú, Công an xã Vĩnh Hội Đông, Đội Kiểm soát cục Hải quan An Giang, các đối tượng đã lên vỏ lãi bỏ chạy.
Ngay sau đó các lực lượng phối hợp tiến hành áp tải phương tiện ghe gỗ và toàn bộ hàng hóa vi phạm về trụ sở Chi cục HQCK Vĩnh Hội Đông. Với sự chứng kiến của các lực lượng chức năng nêu trên, Chi cục HQCK Vĩnh Hội Đông tiến hành kiểm tra 153 kiện hàng hóa chở trên ghe gồm: 8.121 kg quần áo cũ: 407 kg ga trải giường; 1.271 kg Thú nhồi bông cũ; 1.257 đôi giầy dép cũ, 627 kg túi xách cũ; 95 kg thắt lưng cũ và 683 kg áo thun mới.
Tái bổ nhiệm bà Vũ Thị Mai giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính
Ngày 5-4-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 568/QĐ-TTg bổ nhiệm lại bà Vũ Thị Mai giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Thứ trưởng Vũ Thị Mai sinh ngày 29-7-1962, nguyên quán TP. Vinh, Nghệ An.
Bà Vũ Thị Mai là thạc sĩ Kinh tế và được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính từ ngày 11-3-2011. Trước đó, bà Mai từng là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
Với cương vị là Thứ trưởng Bộ Tài chính, trọng trách của bà Vũ Thị Mai là quản lý trực tiếp lĩnh vực quản lý nhà nước về chính sách thuế, phí, lệ phí, thanh tra tài chính (kể cả thanh tra nội bộ ngành); công tác văn phòng, báo chí, thông tin, xuất bản và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác công đoàn của Bộ Tài chính.
Cụ thể, Thứ trưởng Vũ Thị Mai trực tiếp phụ trách: Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Vụ Chính sách Thuế, Học viện Tài chính, Trường Đại học Tài chính - Marketing, Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tài chính - Hải quan, Trường Bồi dưỡng cán bộ Tài chính, Thời báo Tài chính, Tạp chí Tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.
Ngoài ra, bà Mai cũng người thực hiện chức trách người phát ngôn của Bộ Tài chính; theo dõi và chỉ đạo công tác tài chính - ngân sách của các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình.