Đến năm 2020, cả nước có trên 27 triệu ha đất nông nghiệp
Khu vực ga Hà Nội sẽ thành khu trung tâm công cộng dịch vụ - văn hóa?
Nghịch lý tăng phí quốc lộ 5 và đường cao tốc Hà Nội – Sài gòn: Biện pháp cực đoan?
Lừa đảo, một giám đốc quỹ nhân ái bị khởi tố
Vụ 3.600 sổ đỏ của dân bị "giam": Sẽ cấp phát sổ cho dân trong quý II
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 10-04-2016
- Cập nhật : 10/04/2016
Vay 20 tỷ yên xây cầu dây văng Mỹ Thuận 2 trên cao tốc Trung Lương - Cần Thơ
Đây là đề xuất về Dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 trên tuyến cao tốc Trung Lương – Cần Thơ vừa được Ban quản lý dự án 7 trình lên Bộ Giao thông vận tải
Cụ thể, cầu Mỹ Thuận 2 có tổng chiều dài tuyến 4,05 km với điểm đầu tại Km103 + 700 (điểm giao giữa Quốc lộ 1 và đường dẫn cầu Mỹ Thuận hiện tại) tại tỉnh Tiền Giang; điểm cuối tại Km107+750 tại tỉnh Vĩnh Long.
Điểm nhấn tại Dự án là cầu dây văng Mỹ Thuận 2 có bề rộng 32 m, gồm 6 làn xe
với nhịp chính được xây dựng kết cấu dây văng với sơ đồ nhịp là 240 m +550 m + 240 m; nhịp dẫn là dầm Super T, dài 40 m.
Phần được được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 120 km/h, rộng 33 m, quy mô 6 làn xe. Tuyến đi qua địa phận 2 tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang với tổng diện tích chiếm dụng khoảng 71,2 ha.
Theo ước tính của Ban quản lý dự án 7, tổng mức đầu tư Dự án là khoảng 25 tỷ yên, tương đương 4.545 tỷ đồng, trong đó vay ODA Nhật Bản 20 tỷ yên, phần còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Cầu Mỹ Thuận 2 là một phần của đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ, có vai trò quan trọng trong việc tăng năng lực giao thông qua sông Tiền và duy trì giao thông trên toàn tuyến.
Hiện, ¾ cầu lớn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang được xây dựng, trong đó cầu Cổ Chiên hoàn thành vào tháng 6/2015; Cao Lãnh, Vàm Cống hoàn thành vào năm 2017.
Theo tính toán lưu lượng giao thông thiết kế giờ cao điểm và sự phân bố giao thông khi hoàn thiện cầu Cao Lãnh, Vàm Cống cho thấy, nếu không xây dựng cầu Mỹ Thuận 2, cầu Mỹ Thuận hiện có trên Quốc lộ 1 sẽ bị quá tải, gây ùn tắc giao thông với lưu lượng xe lên tới trên 3.500 PCU/giờ.
Cầu Mỹ Thuận 1 nằm trên tuyến QL1 bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long. Dự án được khởi công ngày 6/7/1997 và hoàn thành ngày 21/5/2000. Cầu Mỹ Thuận có chiều dài 1.535m trong đó phần cầu dây văng dài 350m; rộng 23,66m; cao 116,5m. Tổng nguồn vốn đầu tư: 90,86 triệu đô la Úc, trong đó Chính phủ Úc tài trợ 66%, vốn đối ứng phía Việt Nam là 34%. Dự án do công ty Snowy Mountains Engineering Corp (Úc) nghiên cứu khả thi. Công ty Maunsell Engineering (Úc) thiết kế. Chủ đầu tư là Bộ GTVT. Công ty Baulderstone Hornibrook (Úc) là nhà thầu chính, với sự trợ giúp của Freyssinet (Pháp) trong việc kéo dây cáp. Nhà thầu phụ là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6.
Xây dựng Khu du lịch sinh thái Mũi Móng Tay (Kiên Giang): Chủ đầu tư lập lờ… sinh khó!
Lấn bấn cũ - mới
Ngày 6/11/2008, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Công văn số 1009 UBND-TH với chủ trương giao 6 ha đất tại xã Cửa Cạn, huyện Phú Quốc cho Bộ chỉ huy (BCH) Biên phòng Kiên Giang làm chủ đầu tư để mở rộng Khu hợp tác biên phòng quốc tế. Phần đất mở rộng này có 2 bên bãi biển tuyệt đẹp và tiếp nối với 2,4 ha (gồm mũi và hòn Móng Tay gần đó) thuộc đất quốc phòng hiện hữu do BCH Biên phòng Kiên Giang quản lý.
Sau khi có chủ trương giao đất, BCH Biên phòng Kiên Giang được Bộ Tư lệnh Biên phòng cho phép kêu gọi nhà đầu tư hợp tác đầu tư khai thác nâng cấp thành Khu nhà nghỉ, resort 5 sao có tên Khu du lịch sinh thái mũi Móng Tay, kết hợp kinh doanh với phục vụ tiếp đón hợp tác biên phòng quốc tế. Theo đó, năm 2008, Công ty TNHH MTV Toàn Thịnh Phát (Công ty Toàn Thịnh Phát) đã ứng vốn 2 tỷ đồng giao BCH Biên phòng Kiên Giang để tiến hành khảo sát, đo đạc và đền bù giải tỏa.
.
Đến ngày 11/10/2011, Bộ Tư lệnh Biên phòng có văn bản đồng ý cho BCH Biên phòng Kiên Giang chính thức ký Hợp đồng nguyên tắc Hợp tác đầu tư khai tháckinh tế với Công ty Toàn Thịnh Phát để thực hiện Dự án, với diện tích trên 6 ha đất nhà nước sắp giao và 2,4 ha đất quốc phòng hiện hữu. Công ty Toàn Thịnh Phát sẽ đầu tư khoảng 170 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất và vốn lưu động, phía chủ đầu tư thu tiền cho thuê sử dụng đất hàng năm. Sau 49 năm, nhà đầu tư sẽ bàn giao toàn bộ cơ sở vật chất cho chủ đầu tư.
Chủ tịch HĐQT Công ty Toàn Thịnh Phát, ông Nguyễn Văn Dũng cho biết, sở dĩ việc chưa khởi công dự án kéo dài nhiều năm qua là do công tác đền bù giải toả bị chậm. Hiện vẫn còn vướng khoảng 2% diện tích, nhưng lại nằm trong lối đi chính, nên khó triển khai Dự án. Đồng thời cũng đang chờ chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục để chính quyền sớm giao đất.
“Thế nhưng, vào cuối năm 2013, bỗng xuất hiện nhà đầu tư khác vào triển khai đầu tư trên khu đất này. Đó là Công ty TNHH Đầu tư A&B ký Hợp đồng hợp tác Dự án với Chủ đầu tư là Bộ Tư lệnh Biên phòng. Hiện nay, ngoài thi công trên đất quốc phòng hiện hữu, nhà đầu tư này còn đang thi công xây dựng hơn 2 ha thuộc khu đất nhà nước có chủ trương giao cho chủ đầu tư và nằm trong đất Hợp đồng hợp tác đầu tư của chúng tôi”, ông Dũng bức xúc nói.
Vội vàng trên “đất ảo”?
Từ khi phát hiện có thêm nhà đầu tư mới thực hiện dự án trên phần đất đã có “chủ trương” giao cho mình, Công ty Toàn Thịnh Phát gửi nhiều văn bản yêu cầu phía chủ đầu tư giao đất để triển khai dự án. Nhưng phía chủ đầu tư trả lời do đền bù chưa dứt điểm và UBND tỉnh chưa có Quyết định giao đất, nên BCH Biên phòng Kiên Giang không thể giao đất cho nhà đầu tư. Trong khi đó, vào ngày 18/11/2013, Bộ Tư lệnh Biên phòng có Công văn số 3193/BTLBP - PKT, truyền đạt nội dung về việc đã ký Hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty TNHH Đầu tư A&B và yêu cầu BCH Biên phòng Kiên Giang bàn giao 4,4 ha đất trong dự án này cho đối tác triển khai thi công.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư mới đây, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư A&B, ông Hà Văn An cho biết, Công ty đã ký Hợp đồng hợp tác đầu tư trên toàn bộ diện tích dự án này với Bộ Tư lệnh Biên phòng. Từ đầu năm 2015 đến nay, ngoài xây dựng trên đất quốc phòng liền kề (2,4 ha), đơn vị đang thi công xây dựng trên 2 ha của phần đất 6 ha đất mà chính quyền có chủ trương giao đất cho chủ đầu tư. Ông An cho biết thêm, các thủ tục pháp lý triển khai xây dựng tại dự án này đều do Bộ Quốc phòng cấp phép và phê duyệt. Thế nhưng, trong buổi làm việc với phóng viên Báo Đầu tư, ông An không đưa ra những văn bản chứng minh cho những phê duyệt đó.
“Lúc ký Hợp đồng hợp tác đầu tư dự án này, chúng tôi không biết, trước đó BCH Biên phòng Kiên Giang đã ký Hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Toàn Thịnh Phát. Dù vậy, chúng tôi sẵn sàng thoả thuận với chủ đầu tư sẽ ứng trước tiền thuê đất hàng năm của Công ty A&B với chủ đầu tư để chi bồi thường hợp đồng cho Công ty Toàn Thịnh Phát, khi họ không tham gia dự án này nữa”, ông An chia sẻ quan điểm một cách khá cởi mở.
Sau khi Công ty Toàn Thịnh Phát gửi nhiều tờ trình, ngày 10/12/2015, Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang ra Công văn số 5901/VP - KTTH truyền đạt ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, đề nghị BCH Biên phòng Kiên Giang sớm xử lý dứt điểm Hợp đồng hợp tác tại khu vực này. Đồng thời giao UBND huyện Phú Quốc kiểm tra việc xây dựng tại khu vực này, nếu phát hiện xây dựng không phép thì xử lý theo quy định.
Ông Phạm Văn Sáng, Chỉ huy trưởng BCH Biên phòng Kiên Giang cho biết: “Hợp đồng ký trước đây đã bị vô hiệu, có thể coi đất thực hiện Dự án là đất ảo, vì chủ trương giao đất chưa được luật hóa bằng quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Chúng tôi đề nghị UBND tỉnh thu hồi chủ trương trước đó. Sau khi hoàn tất thủ tục thu hồi, chủ đầu tư sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng với các bên liên quan” (BĐT)
Sung công quỹ xe Lexus nhập lậu giá hơn 1,6 tỷ đồng
Mưa đá to bằng quả trứng gà ở Nghệ An
Chiều 9/4, ông Lô Văn Quang - Chủ tịch UBND xã Mai Sơn, huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra tố lốc kèm theo mưa đá.
Theo đó, khoảng 16h chiều nay, mây đen kéo đến kèm theo gió mạnh. Ít phút sau mưa bắt đầu ập xuống kèm theo đá với lượng dày đặc. Đá to bằng quả trứng gà và kéo dài hơn 15 phút.
Tương tự tại xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn cũng xảy ra tình trạng mưa đá. Ông Lô Văn Dũng- Cán bộ văn phòng xã này, xác nhận và nói đá to bằng quả nhãn, rơi xuống rất nhiều, kéo dài hơn 15 phút mới dừng.
Thông tin từ chính quyền hai xã, mưa đá xảy ra trên toàn xã, đến 16h40 thì ngừng. Địa phương vẫn đang thống kê thiệt hại do mưa đá, tố lốc gây ra.
Người dân sinh sống ở đây cho biết, họ đang lo lắng hoa màu bị thiệt hại do mưa đá gây ra.
"Tôi đang điện thoại cho các bản để xác nhận thiệt hại ban đầu. Thông tin mới nhận có bản Piêng Mừn, xã Mai Sơn bị tố lốc lam hư hại hai mái nhà dân", ông Quang cho biết.
Còn tại xã Mỹ Lỹ, ông Lô Văn Liễu, Chủ tịch xã cũng báo cáo tương tự.
Vào ngày 29/3/2015, một cơn lốc kèm mưa đá cũng bất ngờ trút xuống khu vực xã Mai Sơn nhưng không gây thiệt hại về người, một số diện tích hoa màu, nhà ở bị hư hỏng.
Malaysia bắt 23 ngư dân Việt Nam bị cáo buộc đánh bắt trái phép
Tất cả ngư dân này đều không có giấy tờ tùy thân và đã được đưa lên bờ để phục vụ công tác điều tra.
Theo ông Khoo, cả hai tàu cá trên được cho là đang trên đường về Việt Nam với số hải sản đánh bắt được.
Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia đã gửi công hàm và liên hệ với các cơ quan chức năng sở tại để tìm hiểu vụ việc.