Ưu tiên triển khai tốt Hiệp định Hợp tác Việt Nam-Lào
CPI Hà Nội tháng 4: Nhóm giao thông, xăng dầu tăng cao nhất trong kỳ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Không để giấy phép con cản trở sản xuất kinh doanh
Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT: Chất cấm trong chăn nuôi đã được khống chế
Thành phố Hồ Chí Minh quyết tâm ngăn chặn thực phẩm bẩn
Kí kết 45 hợp đồng kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại TPHCM
- Cập nhật : 15/11/2015
(Kinh te)
Hội nghị nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong nước, đề xuất các giải pháp để gắn chặt mối liên kết 3 nhà gồm nhà quản lý, nhà sản xuất và nhà phân phối.
Ngày 29/9, Hội nghị Chắp nối cung cầu hàng hóa giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn với hệ thống phân phối khu vực phía Nam năm 2015 được Bộ Công Thương tổ chức.
Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng, ông Vũ Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại -VITIC (Bộ Công Thương) cùng đại diện các Sở Công thương, Hiệp hội ngành hàng và 83 doanh nghiệp tham dự.
Hội nghị nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong nước, đề xuất các giải pháp để gắn chặt mối liên kết 3 nhà gồm nhà quản lý, nhà sản xuất và nhà phân phối. Qua đó, hội nghị tạo điều kiện kết nối và tăng cường phối hợp giữa các cơ cở công nghiệp nông thôn với các doanh nghiệp đầu mối tiêu thụ và phân phối sản phẩm, hàng hóa… góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho biết, những năm qua, nhiều mô hình liên kết được hình thành và hoạt động có hiệu quả như mô hình liên kết trực tiếp của các siêu thị hiện đại Coop Mart, Satra, Lotte Mart… ký kết với các nhà cung ứng; Mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất – phân phối – tiêu thụ hàng hóa được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lựa chọn như Hapro, TH True Milk, Kinh Đô… Bên cạnh đó, sự liên kết tiêu thụ hàng Việt qua kênh phân phối lưu động như Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn cũng đã góp phần tích cực cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường nông thôn…
Tuy nhiên, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng chỉ ra một số khó khăn, hạn chế đối với việc tiêu thụ sản phẩm công nghiệp nông thôn khi đưa sản phẩm vào bán tại chợ truyền thống hay siêu thị. Nguyên nhân do hạn chế về thương hiệu, sản lượng hàng, nhà sản xuất chưa thống nhất các thỏa thuận cần thiết về điều kiện giao hàng, quá trình thanh toán về kế kết hợp đồng với các kênh phân phối lớn.
Thông báo kết quả kết nối cung cầu hàng hóa năm 2014, Bà Nguyễn Thị Hồng nói Chương trình có sự tham gia của 1.132 doanh nghiệp, bao gồm 433 doanh nghiệp sản xuất, 147 doanh nghiệp phân phối, 525 doanh nghiệp tiêu thụ; 8 tổ chức tín dụng. Đặc biệt, 347 hợp đồng đã được ký kết giữa đơn vị phân phối tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp sản xuất.
Tại Hội nghị này, 45 hợp đồng cũng sẽ được ký kết giữa đơn vị phân phối tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp sản xuất như Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) với Công ty TNHH MTV mắm Bà giáo khỏe 55555, cơ sở sản xuất bún – bánh phở ba Khánh, HTX Bưởi 5 roi Mỹ Hòa; Liên hiệp HTX TM Tp. HCM (Saigon Co.op) ký với Cơ sở sx đường thốt nốt Lan Nhi, CTCP Tứ Quý Đồng Tháp…