Mua bán axít dễ dàng: Cần xóa sổ các cơ sở kinh doanh hóa chất nhỏ lẻ
Lãnh đạo đường sắt quyết không nhận lỗi
Vì sao đại gia tại Cần Thơ bị bắt?
Năm nay, hàng nghìn nhân viên ngân hàng sẽ đối mặt nguy cơ bị mất việc
Thiết kế đô thị hai bên phố Thái Thịnh với tổng diện tích hơn 12ha
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 01-04-2016
- Cập nhật : 01/04/2016
Xử phạt 20 công ty vi phạm an toàn thực phẩm
Hà Nội chi 2.200 tỷ xóa 40 điểm ùn tắc
Vào một số ngày có mưa lớn hoặc cao điểm như khai giảng, trước Tết Nguyên đán, đường Nguyễn Xiển và Vành đai 3 Hà Nội đã từng ùn tắc vài km. Ảnh: Hoàng Anh (Zing).
Giải quyết triệt để 10 điểm ùn tắc
Trong năm 2015, nhờ đẩy nhanh tiến độ các dự án đảm bảo giao thôngvà tổ chức lại giao thông hợp lý nên Hà Nội đã giải quyết triệt để được 10 điểm ùn tắc giao thông. Cụ thể tại 2 nút giao thông quan trọng làhầm chui Thanh Xuân và hầm chui Trung Hòa khi đưa vào hoạt động đã giải quyết triệt để ùn tắc tại đây. Nhiều nút giao khác cũng giảm đáng kể ùn tắc như: Lạc Long Quân - Thụy Khuê, Lê Duẩn - Hai Bà Trưng, cầu Phương Liệt - dự án Vành đai 2...
Tuy nhiên, hiện vẫn còn 44 điểm ùn tắc nữa cần giải quyết, mà nguyên nhân chính do lưu lượng giao thông quá lớn, ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân còn kém; các công trình thi công chiếm dụng phần lớn lòng đường.
Đơn cử trục đường Trần Duy Hưng - Đại lộ Thăng Long giao với đường Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng (Thanh Xuân), ùn tắc ngày càng trầm trọng khi cách các nút giao đó chỉ khoảng 300m có hai đường nhánh từ đường Vành đai 3 (đường trên cao) xuống đường Phạm Hùng gây xung đột. Khu vực này luôn bị ùn tắc trong cao điểm từ 16h đến 19h.
Trao đổi với Báo Giao thông, Trung úy Trần Anh Hiệp (Đội CSGT số 6) cho biết, thiết kế nhánh rẽ từ đường trên cao xuống đường Khuất Duy Tiến gần với nút giao Trung Hòa đã tạo xung đột với dòng xe dưới đường Phạm Hùng khi đã quá đông, gây ùn tắc. Hơn nữa, nhiều ôtô đi lấn làn của xe máy, khiến xe máy phải đi trên vỉa hè, thậm chí không còn chỗ để lách cũng khiến giao thông ùn tắc.
Không chỉ có điểm này, ý thức giao thông kém đang là một trong nhiều nguyên nhân gây ùn tắc nghiêm trọng tại nút giao thông Bưởi. Có mặt tại đây, PV ghi nhận nhiều phương tiện không tuân thủ biển báo, thường đi ngược chiều từ đường Hoàng Quốc Việt qua nhánh N2 của dự án vào đường Vành đai 2, gây xung đột với dòng phương tiện từ Nhật Tân đi lên cầu Bưởi thế là ùn tắc.
Trong khi đó, theo thiết kế, nhánh N2 được tổ chức giao thông một chiều hướng từ đường Vành đai 2 ra Hoàng Quốc Việt. Phương án phân luồng cho các phương tiện từ Hoàng Quốc Việt đi lên Lạc Long Quân và Nhật Tân cũng đã được thông báo cụ thể.
Cần giải pháp đồng bộ
Ông Vũ Hà, Giám đốc Ban QLDA Đầu tư phát triển Giao thông đô thị(Sở GTVT Hà Nội) cho rằng, cần tăng cường TTGT hỗ trợ cùng CSGT túc trực để hướng dẫn giao thông, ngăn các phương tiện đi ngược chiều tại các điểm có nguy cơ ùn tắc.
Còn theo Trung úy Hiệp, để giảm được ùn tắc giao thông tại các điểm lên xuống của đường Vành đai 3, lực lượng CSGT đề xuất lắp thêm đèn tín hiệu tại lối mở Đại lộ Thăng Long lên đường Vành đai 3 để phân luồng, tránh xung đột.
Tại hội nghị sơ kết công tác đảm bảo TTATGT, giảm ùn tắc giao thông quý I do Sở GTVT Hà Nội tổ chức mới đây, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở khẳng định cần nhiều hơn nữa các giải pháp đồng bộ để kéo giảm ùn tắc. Nếu thực hiện quyết liệt, đồng bộ, tới đây có thể giải quyết được 14 điểm ùn tắc giao thông nữa. Trong đó, có 7 điểm do công trình đưa vào khai thác sử dụng và 7 điểm do tổ chức lại giao thông hợp lý.
Để làm được điều này, ông Viện yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình mục tiêu như cầu vượt Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc, cầu vượt Bạch Mai - Lê Thanh Nghị, cầu vượt Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái, cầu vượt Cổ Linh, cầu vượt Trần Hưng Đạo - Nguyễn Khoái. Cùng đó, thành phố cần đầu tư thêm các cụm đèn tín hiệu giao thông, camera giám sát giao thông để đủ điều kiện xử lý phạt nguội các trường hợp vi phạm.
* Trong giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội dự kiến sẽ cải tạo 50 tuyến đường, nút giao và lắp đặt 56 nút đèn tín hiệu. Lắp đặt cầu thép lắp ghép trên sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét…, lắp đặt 10 dàn Benley (cầu tạm kết cấu thép); 10 cầu vượt cho người đi bộ.
* Mới đây, Bộ Tài chính cũng có văn bản trình Chính phủ thống nhất về nguyên tắc áp dụng hình thức giao thầu đối với các công trình cấp bách được Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội thống nhất đề xuất. Theo đó, 8 dự án cấp bách hoàn thành trong năm 2016 để giảm ùn tắc giao thông bao gồm: Cải tạo, mở rộng cầu vượt tại nút giao Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc, cầu vượt tại nút giao Lê Thanh Nghị - Bạch Mai; cầu vượt Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái; cầu vượt nút An Dương - đường Thanh Niên, cầu vượt tại nút giao Trần Hưng Đạo - Lương Yên, nút giao Cổ Linh, hầm chui Lê Văn Lương - Vành đai 3, đường Vành đai 3 dưới đất đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long.
Thủ tướng đồng ý gia hạn gói 30.000 tỷ đồng đến khi giải ngân hết
Điều chỉnh quy hoạch khu đất 12,9ha giữa hai quận Nam Từ Liêm và Hà Đông
Phối cảnh tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan quy hoạch chi tiết Khu vực Ngòi - Cầu Trại, tỷ lệ 1/500.
Phát Đạt thâu tóm thêm khu đất vàng trị giá trên 45 triệu USD ở TP.HCM
Hôm nay 31/3, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim đã chính thức bàn giao khu đất vàng số 132 Bến Vân Đồn, Quận 4, TP. HCM cho Công ty Bất động sản Phát Đạt và Công ty Trường Phát Lộc (công ty này cũng thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Đạt, Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản Phát Đạt).
Thương vụ này trị giá trên 900 tỉ đồng (trên 45 triệu USD) và Phát Đạt đã hoàn tất việc chuyển tiền cho Nguyễn Kim từ ba tháng trước. Quận 4 là quận nhỏ nhất của TP. HCM, ba mặt đều giáp sông, nằm kế quận 1 và khu đô thị mới Nam Sài Gòn, Quận 7, trở thành vùng đất hấp dẫn các nhà đầu tư địa ốc từ khi thị trường bất động sản TP.HCM nóng lên.
Khu đất vàng này có nguồn gốc là dự án trung tâm thương mại và căn hộ với tổng diện tích sử dụng 7.619m2 tên là Caesar Plaza thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Vĩnh Hội. Công ty này được thành lập vào năm 2007 để triên khai dự án nhưng không triển khai được. Cuối năm 2013, Uỷ Ban Nhân Dân Quận 4 đã có công văn yêu cầu Chủ đầu tư cam kết khởi công xây dựng vào năm 2015 và hoàn thiện công trình vào năm 2017, nếu không sẽ thu hồi dự án.
Tính tới tháng 6/2014, doanh nghiệp dự án này được góp thêm vốn bởi năm cổ đông lớn. Trong đó, cổ đông lớn nhất là Công ty Nguyễn Kim (nắm giữ trên 44% vốn), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang (25%). Trước khi bán cho các công ty Trường Phát Lộc và Phát Đạt, Công ty Nguyễn Kim đã mua gom lại cổ phần của phần lớn các nhà đầu tư vào dự án và sau đó bán cho Công ty Trường Phát Lộc và Phát Đạt.
Theo thông tin từ ông Nguyễn Văn Đạt, Công ty Bất động sản Phát Đạt sẽ triển khai trên khu đất vàng này dự án có quy mô 728 căn hộ và 12.700m2 diện tích sàn xây dựng khu thương mại – dịch vụ, văn phòng với tổng số vốn đầu tư xây dựng dự kiến khoản 2.015 tỉ đồng (20% vốn tự có, 35% vốn vay và 45% vốn hay động từ khách hàng). Dự kiến dự án sẽ được bàn giao và đưa vào sử dụng đầu năm 2018.
Ngoài dự án 132 Bến Vân Đồn, Công ty Phát Đạt cũng đang triển khai mua lại một dự án khác là 239 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3. Hiện dự án này đã thực hiện nhận chuyển nhượng trên 80% số lượng căn hộ và dự kiến đến tháng 6/2016 sẽ chuyển nhượng 100% diện tích căn hộ. Ông Nguyễn Văn Đạt chưa tiết lộ giá trị thương vụ này.