Việt Nam đề nghị Australia đối xử nhân đạo với 29 ngư dân bị bắt
"Tổng thống Obama trông đợi chuyến thăm Việt Nam"
Vụ Minh Béo, đại diện Tổng Lãnh sự Việt Nam làm việc với trại giam
Thủ tướng đồng ý thành lập đại học y dược vốn nước ngoài
Chuyên gia nước ngoài khảo sát địa chất ở Lý Sơn
Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ngành dệt may, Báo cáo tài chính, nguy cơ phá sản, giá dầu thô
- Cập nhật : 31/03/2016
(Kinh te)
Trao đổi với Dân trí trong giờ nghỉ của Quốc hội chiều qua (30/3), một số đại biểu Quốc hội tỏ thái độ gay gắt với nạn kinh doanh đa cấp bất chính, gây hại cho người dân.
Kẽ hở về khen thưởng cho bán hàng đa cấp
Trả lời Dân trí, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Sỹ Cương đặc biệt tỏ ý không hài lòng với hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về loại hình kinh doanh, bán hàng đa cấp (BHĐC).
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương:"Kiểm tra, thanh tra sau cấp phép kinh doanh đa cấp bị buông lỏng".
Đề cập đến vụ việc gần nhất là Công ty Liên Kết Việt có hành vi lừa đảo 6 vạn người dân, ông nói:"Hiện tượng đó diễn ra bao nhiêu năm nay rồi nhưng không được quản lý nghiêm túc, cứ cấp giấy phép xong là coi như xong, muốn làm gì thì làm. Rõ ràng công tác kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực này đã bị buông lỏng".
Cụ thể hơn, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu việc Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương tuy đã kiểm tra, xử phạt Công ty Liên Kết Việt nhưng lại "đút ngăn kéo, không công bố kết quả kiểm tra với Công ty này để sau đó, các hoạt động lừa đảo của công ty này vẫn diễn ra".
"Gần đây, Bộ Công Thương, mới có động thái kiểm tra, thu hồi một số giấy phép của một số doanh nghiệp BHĐC, nhưng từ đó, người ta cũng mới ngã ngửa ra là đã có rất nhiều giấy phép cho loại hình kinh doanh này được cấp", ông nói.
Từng là Chánh Thanh tra Bộ Nội vụ, ông Nguyễn Sĩ Cương cho rằng, để xử lý nghiêm, chấn chỉnh loại hình dịch vụ BHĐC thì sau các vụ việc như Liên Kết Việt, hoàn toàn có thể truy trách nhiệm, xử lý hành chính với các tổ chức, cá nhân liên quan đã không làm đúng trách nhiệm của mình.
"Với chính quyền địa phương cũng thế, phải quy được trách nhiệm chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, xã đến đâu. Vì vụ việc lừa đảo như vậy đã diễn ra trên 27 tỉnh, thành phố. Tại sao không làm được ? Người ta quá làm được, vấn đề có làm hay không thôi", ông Cương nêu ý kiến.
Cũng theo đại biểu QH của tỉnh Ninh Thuận, việc những người lãnh đạo các công ty BHĐC có các hoạt động mời một số cán bộ lãnh đạo Nhà nước, tướng lĩnh quân đội, thậm chí cả đại biểu cơ quan dân cử..tham gia các sự kiện của họ, nhằm tạo vỏ bọc để gây niềm tin với công chúng thì cũng cần phải xem xét.
"Đây là kẽ hở mà cơ quan quản lý nhà nước về khen thưởng là Bộ Nội vụ cũng cần kiểm tra, kiểm soát, phát hiện những trường hợp giả mạo khen thưởng nhà nước. Thực tế, khen thưởng khá nhiều nhưng hiện tượng giả bằng khen Thủ tướng thực tế đã phát hiện trường hợp nào đâu?. Trong khi có cả Ban Thi đua khen thưởng nhà nước, có cả cơ quan thanh tra để thực hiện", ông Cương nói.
"Tôi biết, có rất nhiều trường hợp khen thưởng làm giả, đến khi phát hiện ra, cơ quan thi đua khen thưởng không hề hay biết trong khi Ban thi đua khen thưởng Trung ương, Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ các tỉnh đều có bộ phận thanh tra", đại biểu Cương nói thêm.
"Hiện nay, tội phạm tràn về các vùng nông thôn rất nhiều, trong đó có cả BHĐC. Người dân các vùng nông thôn, miền núi không được tuyên truyền, ít thông tin lại nghèo khó nên nhiều người dễ bị sinh lòng tham, bị mắc lừa. Quản lý nhà nước ở vùng nông thôn lại lỏng lẻo. Cho nên, nếu không củng cố năng lực, kiện toàn chính quyền địa phương thì có những điều Chính phủ làm không còn mấy ý nghĩa", ông Cương bày tỏ.
"Tôi nói điều trên, bởi lẽ, một chương trình hay một dự án Nhà nước hỗ trợ được cho người dân tầm cho 60 ngàn hộ là đã rất lớn. Nhưng đây, một Công ty kinh doanh đa cấp họ đã lừa đảo, gây thiệt hại lớn cho 60 ngàn người và cũng là cho 60 ngàn hộ dân là quá kinh khủng", ĐBQH tỉnh Ninh Thuận bức xúc nói.
Phần lớn các Công ty kinh doanh đa cấp là tiêu cực
Đồng tình với ông Nguyễn Sỹ Cương, ông Nguyễn Anh Sơn, Trưởng đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Nam Định bày tỏ thái độ:"Cá nhân tôi biết đến các Công ty BHĐC phần lớn là có hoạt động tiêu cực. Cho nên, quản lý nhà nước cần phải siết chặt lại, không thể để các vụ lừa đảo như Công ty Lô Hội, Công ty Liên Kết Việt xảy ra thêm nữa".
"Nhiều doanh nghiệp BHĐC thường sử dụng thủ đoạn, mánh lới mời người có vị trí, địa vị cao trong bộ máy Nhà nước để dễ dàng thu hút sự tin cậy của người dân. Có người cũng vô tình mà mắc bẫy thành ra tiếp tay cho làm bình phong, chỗ dựa cho các công ty đa cấp đánh lừa người dân", ông Nguyễn Anh Sơn nhận xét.
Về điều này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, "Nhiều người có danh tiếng, các cán bộ, công chức nhà nước cũng bị lợi dụng, mời mọc, thậm chí nhận phong bì, phong bao, không tỉnh táo, rồi tham gia vào những hoạt động như thế, gây hại cho xã hội dù có thể là không phải chủ ý, đồng lõa. Có những vụ tuy chưa có chứng cớ khẳng định anh chủ ý tham gia nhưng dù vô tình cũng rất đáng chê trách.Vì đã là cán bộ nhà nước, khi được mời mọc thì cũng phải cân nhắc, vị trí công tác của mình có ảnh hưởng xã hội chung không", ông bày tỏ quan điểm.
ĐBQH Nguyễn Anh Sơn nêu quan điểm:"Tôi nghĩ là cơ quan quản lý như Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương đã không giám sát đến nơi đến chốn nên đến giờ, việc khắc phục hậu quả những vụ việc BHĐC như vụ Liên kết Việt rất khó khăn. Khi ra quyết định cấp phép xong, cơ quan quản lý đã không theo dõi sát xem trên thực tế, công ty được cấp có làm đúng thế không. Đó là vấn đề thực tế nên cần phải kiểm tra, nêu gây hại xử lý phải xử lý bằng hình sự".