tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 01-04-2016

  • Cập nhật : 01/04/2016

Đà Nẵng tiếp tục đứng ngôi đầu bảng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

da nang 3 nam lien tiep dung dau ve chi so nang luc canh tranh cap tinh.

Đà Nẵng 3 năm liên tiếp đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Theo Bảng xếp hạng PCI 2015, Đà Nẵng năm thứ 3 liên tiếp trụ vững tại ngôi đầu bảng với số điểm 68,34, đánh dấu lần thứ 6 thành phố này dẫn đầu cả nước kể từ khi chỉ số PCI được công bố.
Xếp thứ hai và thứ ba là Đồng Tháp với 66,39 điểm và Quảng Ninh với 65,75 điểm. Hai địa phương này được đánh giá là những tỉnh có nhiều sáng kiến cải cách hành chính và đổi mới chất lượng điều hành.
Xếp thứ tư và thứ năm trong danh sách lần lượt là Vĩnh Phúc với 62,56 điểm và Lào Cai với 62,32 điểm. Báo cáo cũng ghi nhận 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2015 là TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Quảng Nam, Long An và Thanh Hóa khi nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía doanh nghiệp dân doanh.
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá, năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam phần lớn được quyết định bởi chất lượng điều hành và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh cấp tỉnh. Sự năng động, tiên phong của lãnh đạo địa phương, sự chuyên nghiệp, mẫn cán của bộ máy công chức các tỉnh, thành phố đang quyết định tốc độ và đường hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.
Cũng theo báo cáo, chất lượng điều hành kinh tế các tỉnh, thành tiếp tục duy trì xu hướng cải thiện. Tuy nhiên, chi phí không chính thức còn phổ biến, môi trường cạnh tranh chưa bình đẳng vẫn là một số trở ngại chính theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp trong nước. 
Điều tra PCI 2015 ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc của môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp dân doanh tăng quy mô đầu tư vốn tiếp tục tăng nhẹ (10,9%), quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp tăng cao, trung bình là 16,5 tỷ đồng, gấp đôi so với quy mô năm 2015. Cũng trong năm 2015, gần một nửa doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong thời gian tới. 
Trong chương phản ánh ý kiến của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước về môi trường kinh doanh năm 2015, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn lực như vốn, đất đai, cập nhật thông tin về chính sách và pháp luật, chịu gánh nặng lớn về chi phí không chính thức và chưa được hưởng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh có chất lượng và chi phí phù hợp.
Đáng lo ngại, quy mô doanh nghiệp càng lớn thì gánh nặng về thủ tục hành chính, thanh, kiểm tra của các cơ quan nhà nước địa phương lại càng gia tăng.
Từ cảm nhận của 1.584 doanh nghiệp FDI cho thấy Việt Nam tiếp tục được đánh giá tích cực so với các quốc gia cạnh tranh về sự ổn định của chính sách, mức độ rủi ro thu hồi tài sản thấp, khả năng tham gia của doanh nghiệp nước ngoài vào quá trình hoạch định các chính sách cao và mức thuế hợp lý.
Tuy nhiên, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn kém hấp dẫn về chi phí không chính thức, gánh nặng quy định, chất lượng của cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ công như y tế và giáo dục. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư FDI đang lo ngại trước những rủi ro về kinh tế vĩ mô và những thay đổi trong quy định pháp luật hoặc thuế khiến lợi nhuận của họ có thể giảm sút. 
Về khả năng hấp thụ vốn và hiệu ứng lan tỏa của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, báo cáo cho thấy hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ các đối tác nước ngoài đến các doanh nghiệp trong nước tương đối hạn chế, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao.
Điều tra PCI 2015 cũng cho thấy, các doanh nghiệp trong nước có sự nhận biết về TPP thấp hơn so với các doanh nghiệp FDI dù tỷ lệ doanh nghiệp biết tới hiệp định này tăng từ 68% năm 2014 lên 78% năm 2015.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thảo luận với Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về chuyến thăm của ông Obama

tong thong obama don chao thu tuong nguyen tan dung cua viet nam den du hoi nghi cap cao asean - my o bang california. - anh: reuters

Tổng thống Obama đón chào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam đến dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ ở bang California. - Ảnh: Reuters

Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã thảo luận về mục tiêu trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama vào tháng Năm.

Ngoài ra, hai bên đã trao đổi về các vấn đề song phương và khu vực như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, hợp tác an ninh hàng hải, nhân quyền và cải cách tư pháp...

Theo Washington Times, Tổng thống Mỹ sẽ thăm Việt Nam trong dịp tới Nhật Bản dự hội nghị thượng đỉnh G7 thường niên. 

Ông Obama như vậy sẽ là Tổng thống Mỹ thứ ba liên tiếp thăm Việt Nam. Ông Bill Clinton năm 2000 là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau thời kỳ chiến tranh. Sau đó, Tổng thống Mỹ George W. Bush thăm Việt Nam năm 2006. 


Quảng Ninh quyết tâm hoàn thành nhiều dự án trọng điểm trong năm 2016

Hiện nay toàn tỉnh Quảng Ninh đang triển khai những bước cuối cùng của công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp.
du an san bay van don se quyet tam hoan thanh trong nam 2018. anh minh hoa.

Dự án sân bay Vân Đồn sẽ quyết tâm hoàn thành trong năm 2018. Ảnh minh họa.

Đó là chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ 5 được tổ chức vào sáng 30/3 tại TP Hạ Long.

Cụ thể, trong năm 2016, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh bắt buộc các dự án Công viên Đại dương, nghĩa trang An Lạc và nhà máy xử lý rác thải của Tập đoàn Indevco, sân golf của Tập đoàn FLC phải xong...; sân bay Vân Đồn, phần lõi Khu Công viên phức hợp có casino và đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái cũng phải hoàn thiện trong năm 2018.

quang canh hoi nghi.

Quang cảnh hội nghị.

Theo báo cáo của BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh, trong quý I, BCH Đảng bộ tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai các công việc chuẩn bị tổ chức bầu cử các cấp. Đến nay Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức xong hội nghị hiệp thương lần thứ 1 và lần thứ 2 đảm bảo đúng tiến độ thời gian, dân chủ, đúng luật và phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định và đạt kết quả tích cực: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 8,1%; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 8.800 tỷ đồng, doanh thu du lịch ước đạt gần 2.000 tỷ đồng. Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Trong quý I đã cấp mới, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án với tổng mức đầu tư gần 4.500 tỷ đồng.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh, Quảng Ninh đang trong giai đoạn phát triển thông qua quá trình tích tụ nhiều lợi thế, trong đó phải kể đến việc Trung ương đã tháo gỡ các cơ chế chính sách cho Đặc Khu Kinh tế Vân Đồn, ban hành một số chính sách đặc thù cho địa phương, người dân đồng thuận với tỉnh trong triển khai thực hiện các dự án lớn.

Ông Nguyễn Văn Đọc nêu rõ: “Đây là thời cơ lớn nhất của chúng ta, mà chúng ta không chớp được thời cơ này để phát triển kinh tế trong nay và năm sau thì tôi cho rằng chúng ta không thể có được thời cơ này nữa. Nếu chúng ta không làm được thì tỉnh chúng ta không thể phát triển được. Trước hết là trách nhiệm của chúng ta và nếu cao hơn nữa là trách nhiệm với nhân dân”.

Ông Nguyễn Văn Đọc cũng chỉ đạo, trong năm 2016 bắt buộc các dự án Công viên Đại dương, Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh, toàn bộ dự án khu vực Bến Đoan của Tập đoàn VinGoup, dự án Cổng tỉnh, nghĩa trang An Lạc và nhà máy xử lý rác thải của Tập đoàn Indevco, sân golf của Tập đoàn FLC phải xong. Trong năm 2017, dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Nhà thi đấu thể thao vùng Đông Bắc, khu công nghiệp Texhong Hải Hà phải thực hiện xong. Trong năm 2018 phải xây dựng xong sân bay Vân Đồn, phần lõi Khu Công viên phức hợp có casino và đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

Hiện nay toàn tỉnh Quảng Ninh đang triển khai những bước cuối cùng của công tác bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp, do vậy, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương tập trung cho công tác bầu cử được thực hiện tại địa bàn trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, đảm bảo đúng quy trình, luật định.


Thu giữ hơn 2,5 tấn phụ gia làm bim bim không rõ nguồn gốc

Chủ lô hàng cho biết sẽ bán lại số phụ gia này cho các cơ sở sản xuất bim bim, nước ngọt.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Ngày 30/3, Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) - Công an TP Hà Nội cho biết vừa phát hiện và thu giữ hơn 2,5 tấn phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc xuất xứ.

Theo đó, vào khoảng 11 giờ ngày 29/3, Đội 6 (PC49) phối hợp cùng đoàn liên ngành 389 TP tiến hành kiểm tra kho hàng có địa chỉ tại lô công nghiệp số 5, KCN Thạch Thất - Quốc Oai (xã Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Nội).

Quá trình kiểm tra, tổ công tác phát hiện hơn 2,5 tấn phụ gia thực phẩm do nước ngoài sản xuất, có chữ Trung Quốc trên bao bì. Tại thời điểm kiểm tra, đại diện chủ lô hàng là bà Đinh Thị Mai (27 tuổi, trú tại Đan Phượng, Hà Nội) không cung cấp được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Bước đầu, chủ lô hàng khai nhận số phụ gia trên đã thu gom từ hàng trôi nổi trên thị trường nhằm bán cho các cơ sở sản xuất bim bim, nước ngọt trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, chủ lô hàng chưa kịp thực hiện đã bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ.

Các chiến sĩ Đội 6 cho biết khi mở cửa kho hàng để kiểm tra, mùi hóa chất nồng nặc khiến mọi người bị cay mắt, khó thở. Dù lực lượng chức năng đã đeo khẩu trang trong suốt quá trình kiểm đếm tang vật nhưng trong người vẫn có cảm giác mệt mỏi.

Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra mở rộng.

Trước đó, ngày 10/3, Đội 6 phối hợp cùng Đội quản lý thị trường số 11 cũng đã phát hiện và thu giữ hơn bốn tấn phụ gia thực phẩm có chữ Trung Quốc của một kho hàng tại xã Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội).


Lãi vay “cắt cổ” bóc lột người nghèo

Chỉ cần giấy tờ xe chính chủ, chứng minh thư nhân dân (CMTND) hoặc đơn giản là thẻ sinh viên, hợp đồng công việc... nhiều chủ cửa hàng cho vay, hỗ trợ tài chính ở Thủ đô sẵn sàng cho vay nhưng với lãi suất “cắt cổ”.
mot so diem cho vay lai suat cao o thu do.

Một số điểm cho vay lãi suất cao ở Thủ đô.

“Hút máu” sinh viên
Cổng trường Đại học (ĐH) Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có đến 5-6 điểm cho vay, cầm đồ mọc lên. N.P.Q, một sinh viên luôn trong tình trạng “cháy túi” chia sẻ: “Ở đây, chỉ có một số ít sinh viên đi vay để đóng tiền học thôi, còn lại khá nhiều bạn chơi cá độ, cờ bạc phải đi vay lãi. Nhiều bạn không trả được, phải gọi cả bố mẹ lên trả thay”.

Như để chứng minh, Q. cho chúng tôi theo chân vào một điểm vay sinh viên. Một căn phòng nhỏ kê một chiếc bàn với hai chiếc ghế. Người đàn ông gầy gò, trạc trung niên tiếp chúng tôi. Biết khách đến vay tiền, chẳng cần rót nước, với thái độ lạnh nhạt, ông ta hỏi Q. về CMTND và thẻ sinh viên. Sau khi xem xét một lượt, người đàn ông bật máy tính rồi hỏi mật khẩu vào trang cá nhân.

Q. kín đáo cho biết: “Ông ta kiểm tra trang cá nhân của mình xem có đúng sinh viên ở trường này không, tình trạng học lực, hạnh kiểm thế nào?”. Một lát, người đàn ông này bảo Q. gọi điện cho bố hoặc mẹ, nói chuyện gì cũng được nhưng phải bật loa ngoài. Người đàn ông đề nghị Q. ghi lại số điện thoại vừa gọi, đồng thời cẩn thận kiểm tra lại trên điện thoại xem có chính xác không.

Thấy đáng tin, người đàn ông này bảo Q. ký vào một tờ giấy trên đó ghi rõ số tiền vay là 5 triệu đồng rồi để lại cả CMTND và thẻ sinh viên lại. Q. hỏi lãi suất thì được trả lời 7.000 đồng/triệu/ngày. Ký xong, người đàn ông mở tủ lấy tiền đưa cho Q. và nói: “5 triệu trừ đi 350 nghìn, lãi của 10 ngày”. Cầm tiền ra khỏi cửa, Q. cho biết ở đây khách đều bị “cắt phế” trước như thế. Cũng theo lời Q., sinh viên hay vay vốn sau khi “thế chấp thẻ” thường báo mất thẻ sinh viên để nhà trường làm thêm thẻ nữa để đến trường.

Với những sinh viên vay tiền lãi suất nóng, nỗi lo thường trực là trả lãi hàng ngày và trả gốc khi đáo hạn. V.B.Đ., quê ở Bắc Giang, sinh viên tại ĐH Công nghiệp Thái Nguyên, trót nghiện game online nên Đ. đổ khá nhiều tiền cho các quán net. Tiền bố mẹ cho đóng học, Đ. nhanh chóng nướng vào các trò chơi trên Internet.

Đến kỳ đóng học phí, Đ. bắt buộc phải vay ngoài. Khi hạn trả nợ cận kề cũng là lúc Đ. thường xuyên nhận được điện thoại đôn đốc của các chủ nợ. Không nghe máy thì ngay lập tức chủ nợ điện thoại cho gia đình với lý do nghe rất mùi mẫn: “Cháu là bạn của Đ., không hiểu mấy ngày hôm nay Đ. bị làm sao mà không nghe máy?” khiến cả nhà một phen hốt hoảng.

Không chỉ có vậy, một tốp thanh niên tóc xanh, tóc đỏ đến gõ cửa phòng trọ, “hỏi thăm sức khỏe” của Đ. theo lệnh của chủ nợ khiến Đ. đứng ngồi không yên. Nghĩ quẩn, một buổi chiều Đ. đánh liều vào phòng của một số bạn nữ trộm chiếc laptop đi bán lấy tiền trả nợ. Vụ việc bị phát giác, Đ. bị đưa lên công an, đình chỉ học.

Nhiều khuất tất dưới vỏ bọc “hỗ trợ tài chính”
 

Lực lượng tham gia thị trường cho vay nặng lãi đang có sự phát triển nhanh về số lượng và không chỉ có các cá nhân mà rất nhiều doanh nghiệp cũng tham gia. Khảo sát qua các tờ rơi, chúng tôi nhận thấy nhiều doanh nghiệp như Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ T.T., Công ty cổ phần T.P., (đều ở Khương Thượng), Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ V.L.H (Ô Chợ Dừa), Công ty TNHH Q.M.... cũng thông báo cho vay tín chấp, hỗ trợ tài chính phục vụ tiêu dùng, kinh doanh.

Theo thông tin trên tờ rơi về trường hợp cho vay qua lương, chúng tôi tìm đến một địa chỉ trên phố Trần Điền (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội). Cửa hàng trưng biển cho vay, hỗ trợ tài chính ngay mặt đường. Trong nhà, có tên là Cty TNHH thương mại và dịch vụ T.T. Tiếp chúng tôi là một thanh niên trẻ khoảng trên 20 tuổi. Thấy khách hàng, người đàn ông đang sửa bàn ghế bên cạnh vội dừng lại, bảo người đưa cho điện thoại và chụp ảnh khách.

Chụp ảnh xong, người này lại tiếp tục sửa bàn ghế, trên ngực lộ vài ba hình xăm. Chúng tôi nói đang cần tiền vì có một người em bị tai nạn đang nằm Bệnh viện Việt Đức. Thấy vậy, người đàn ông xăm trổ góp lời: “Chắc là phải mổ cả đầu thì mới vay đến bằng đấy”, rồi tiếp tục truy vấn: vì sao không gọi điện cho bố mẹ, lấy tiền đâu ra trả nợ, bị tai nạn mấy hôm rồi sao bây giờ mới đi vay...

Có vẻ nhã nhặn hơn một chút, người thanh niên trẻ hỏi chúng tôi nhiều thông tin, từ tên, tuổi, địa chỉ nhà ở, nhà trọ, cửa hàng, mức thu nhập, dạng hợp đồng công việc… và ghi lại vào một tờ giấy rồi tư vấn: “Với mức thu nhập của anh là 5,5 triệu/tháng, lại phải trả tiền thuê nhà, chúng em chỉ cho vay được khoảng 10 triệu thôi. Mức lãi là 4.000 đồng/triệu/ngày”, người này nói.

Theo thông tin trên một tờ rơi khác ghi đơn vị cho vay là “Ngân hàng 100% vốn nước ngoài” nhưng không ghi tên ngân hàng cụ thể, với các hình thức cho vay không thế chấp, không bảo lãnh, vay theo lương, theo bảo hiểm nhân thọ và vay theo... tiền điện.

Chúng tôi liên hệ trực tiếp với một người có tên là Hùng, số điện thoại 0911.0813xx thì được tư vấn: Nếu muốn vay thì phải có giấy xác nhận tạm trú tại Hà Nội, có bảng lương và có thể được vay đến 50 triệu đồng nhưng anh ta sẽ đến tận nhà để kiểm tra thực tế. Khi hỏi ngân hàng 100% vốn nước ngoài là đơn vị nào thì Hùng cho biết, anh ta đang làm cho Ngân hàng thịnh vượng Việt Nam - VPBank. Trong khi, VPBank hiện nay là Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước chứ chưa bao giờ là ngân hàng 100% vốn nước ngoài.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục