tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 02-04-2016

  • Cập nhật : 02/04/2016

Bác đề nghị xây dựng khu hành chính tập trung của Nghệ An

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Nghệ An thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng việc đầu tư xây dựng Khu trung tâm hành chính tập trung tại các địa phương.
phoi canh tong the khu hanh chinh tap trung tinh nghe an (anh: vnexpress)

Phối cảnh tổng thể khu hành chính tập trung tỉnh Nghệ An (Ảnh: VnExpress)

Xét đề nghị của tỉnh Nghệ An về việc xây dựng khu hành chính tập trung các sở, ngành cấp tỉnh, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND tỉnh Nghệ An và các địa phương thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 2128/TTg-KTN ngày 24/11/2015 về việc tạm dừng việc đầu tư xây dựng Khu trung tâm hành chính tập trung tại các địa phương.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn 2128/TTg-KTN ngày 24/11/2015 về việc tạm dừng việc đầu tư xây dựng Khu trung tâm hành chính tập trung tại các địa phương; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung tại các địa phương trong thời gian qua và đề xuất giải pháp phù hợp, trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả và trong bối cảnh ngân sách nhà nước gặp khó khăn, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, để có điều kiện đánh giá kỹ hơn và rút kinh nghiệm việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các địa phương tạm dừng triển khai thực hiện việc đầu tư xây dựng Trung tâm hành chính tập trung.


Hà Nội: Khẩn trương lập quy hoạch không gian ngầm của thành phố

Đó là một trong những thông tin có trong văn bản của Văn phòng UBND TP nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Nguyễn Thế Hùng về thực hiện thông báo của Bộ Giao thông vận tải, UBND TP Hà Nội trong triển khai công tác quản lý nhà nước, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Theo đó, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Hùng giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội khẩn trương lập quy hoạch không gian ngầm của thành phố để phê duyệt trong năm 2016.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương chuẩn bị dự án và đăng ký vốn ODA để triển khai thực hiện 2 tuyến đường sắt đô thị tuyến số 7, 8 và tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống tàu điện ngầm trong phạm vi nội đô thành phố.

Cùng với đó, giao Sở GTVT nghiên cứu triển khai phương án kết nối giao thông giữa hệ thống đường sắt đô thị với hệ thống giao thông công cộng; đẩy mạnh, tập trung đầu tư khai thác tuyến xe buýt nhanh BRT; điều chỉnh các tuyến buýt đồng thời với việc chuyển đổi phương tiện xe buýt cho hợp lý với hạ tầng giao thông…

Ngoài ra, Sở GTVT phải tăng cường phối hợp với Công an thành phố chỉ đạo các lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra, xử phạt đối với các phương tiện, tổ chức điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý. Phối hợp với Tổng Công ty vận tải Hà Nội xây dựng các tiêu chuẩn chung để làm căn cứ kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm đầu tư bến xe khách theo hình thức xã hội hóa. Đồng thời với việc nâng cao năng lực hạ tầng của các bến xe, tập trung nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức giao thông hợp lý. 

Bên cạnh đó, giao Sở Xây dựng tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, cân đối đủ quỹ nhà tái định cư cho các dự án hạ tầng giao thông, giải quyết nhanh các thủ tục liên quan tới dự án đầu tư, tạo thuận lợi để sớm hoàn thành các dự án và tăng cường công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố.

Ban chỉ đạo GPMB thành phố có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung đẩy nhanh công tác GPMB các công trình, dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố, kịp thời giải quyết vướng mắc về cơ chế, chính sách trong GPMB, tái định cư. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền phải tổng hợp, báo cáo UBND TP.


Đà Nẵng: 140 tỷ đồng xây Khu dân cư KCN Hoà Khánh mở rộng

UBND Đà Nẵng vừa có quyết định chấp thuận đầu tư dự án Khu dân cư Khu công nghiệp Hoà Khánh mở rộng do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng làm chủ đầu tư.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Dự án có diện tích 118.749,4m2, tại phường Hoà Khánh Bắc và Hoà Hiệp Nam, ranh giới sử dụng đất phía Tây Bắc giáp đường quy hoạch, phía Tây Nam giáp Trạm xử lý nước thải Liên Chiểu và Khu công nghiệp Hoà Khánh mở rộng, phía Đông Bắc giáp Khu tái định cư Hoà Hiệp 4, phía Đông Nam giáp đường số 5 Khu công nghiệp Hoà Khánh.

Chủ đầu tư sẽ xây dựng khu dân cư mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, gồm các hạng mục: san nền, giao thông, cấp nước, thoát nước, thoát nước thải, cấp điện và cây xanh, thông tin liên lạc, chiếu sáng. Dự án sẽ được hoàn thành vào tháng 1/2019. Tổng mức đầu tư dự án hơn 140 tỷ đồng.


Bổ sung Dự án Becamex - Bình Định vào KKT Nhơn Hội

Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương bổ sung khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex - Bình Định vào quy hoạch khu kinh tế Nhơn Hội.

mot goc khu cong nghiep vsip o binh duong do becamex idc hop tac voi lien minh cac nha dau tu singapore (anh: thesaigontimes)

Một góc Khu công nghiệp VSIP ở Bình Dương do Becamex IDC hợp tác với liên minh các nhà đầu tư Singapore (Ảnh: Thesaigontimes)

Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Bình Định tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành liên quan để lập, trình duyệt Đề án nêu trên theo quy định.

Được biết, dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex - Bình Định (VSIP Bình Định) được quy hoạch đầu tư xây dựng trên địa bàn xã Canh Vinh, huyện Vân Canh; do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - TNHH một thành viên BECAMEX IDC làm chủ đầu tư; Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tư vấn quy hoạch và liên kết vốn đầu tư dự án.

Được biết, đầu tháng 8/2015, UBND tỉnh Bình Định và BECAMEX IDC đã ký kết biên bản ghi nhớ nghiên cứu, khảo sát xúc tiến Dự án VSIP Bình Định, với tổng diện tích 2.370 ha (gồm cả Cụm công nghiệp Canh Vinh). Đến cuối năm 2015, Dự án VSIP Bình Định được được điều chỉnh xuống còn 2.308 ha, giảm 62 ha so với quỹ đất dự kiến cho dự án ban đầu.


Hà Nội quy hoạch 8 tuyến buýt nhanh

Xe buýt nhanh được quy hoạch lâu dài trên 8 tuyến và 3 tuyến quá độ khi có lưu lượng lớn sẽ chuyển thành đường sắt đô thị hoặc monorail (đường một ray).
ha noi se co 8 tuyen xe buyt nhanh va 3 tuyen qua do

Hà Nội sẽ có 8 tuyến xe buýt nhanh và 3 tuyến quá độ

Theo Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg, giai đoạn đến năm 2020, xe buýt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong thị phần vận tải của hệ thống giao thông công cộng Thủ đô Hà Nội.

Xe buýt nhanh được quy hoạch lâu dài trên 8 tuyến và 3 tuyến quá độ khi có lưu lượng lớn sẽ chuyển thành đường sắt đô thị hoặc monorail (đường một ray).

8 tuyến xe buýt nhanh (BRT) gồm: 1- Kim Mã - Lê Văn Lương - Yên Nghĩa, chiều dài khoảng 14 km; 2- Ngọc Hồi - Phú Xuyên (đi theo Quốc lộ 1 cũ), chiều dài khoảng 27 km; 3- Sơn Đồng - Ba Vì, chiều dài khoảng 20 km; 4- Phù Đổng - Bát Tràng - Hưng Yên, chiều dài khoảng 15 km; 5- Gia Lâm - Mê Linh (Vành đai 3), chiều dài khoảng 30 km; 6- Mê Linh - Sơn Đồng - Yên Nghĩa - Ngọc Hồi - Quốc Lộ 5 - Lạc Đạo (Vành đai 4), chiều dài khoảng  53 km; 7- Ba La - Ứng Hòa chiều dài khoảng 29 km; 8- Ứng Hòa - Phú Xuyên, chiều dài khoảng 17 km. Một số tuyến đường sắt đô thị khi chưa xây dựng có thể sử dụng hình thức xe buýt nhanh: Tuyến số 4, số 8, và tuyến Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai.

Theo thực tế giao thông của từng giai đoạn, có thể xem xét bố trí tuyến xe buýt nhanh trên một số tuyến đường có đủ điều kiện về hạ tầng.

Xây dựng 7 bến xe khách khu đô thị trung tâm

Cũng theo Quy hoạch, nâng cấp, cải tạo các bến xe hiện có, gồm: Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát, Gia Lâm, Thường Tín; xây dựng mới bến xe khách Xuân Mai thành bến xe cấp 3 kết hợp điểm trung chuyển xe buýt.

Xây dựng một số bến xe khách trong giai đoạn trung hạn tại các khu vực: Phía Nam (Nam Vành đai 3, phường Yên Sở, quận Hoàng Mai, diện tích khoảng 3,4 ha); phía Tây (khu vực Nam Quốc lộ 32, Xuân Phương, huyện Từ Liêm, diện tích khoảng 3 - 5 ha); phía Bắc (khu vực Vân Trì và Hải Bối, huyện Đông Anh diện tích khoảng 3 - 5 ha).

Xây dựng mới các bến xe khách liên tỉnh kết hợp các điểm đầu cuối xe buýt tại mỗi khu vực:

Khu đô thị trung tâm gồm: 1- Bến xe Yên Nghĩa (quận Hà Đông) diện tích khoảng 7 ha; 2- Bến xe phía Đông Bắc (Cổ Bi, huyện Gia Lâm) diện tích khoảng 8 - 10 ha; 3- Bến xe phía Nam (Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì) diện tích khoảng 11 ha; 4- Bến xe Đông Anh diện tích khoảng 5,3 ha; 5- Bến xe Phùng (huyện Đan Phượng) diện tích khoảng 8 - 10 ha; 6- Bến xe phía Tây (huyện Quốc Oai) diện tích khoảng 5 - 7 ha; 7- Bến xe phía Bắc (Nội Bài) diện tích khoảng 5 - 7 ha.

Khu đô thị vệ tinh gồm: Bến xe Phú Xuyên diện tích khoảng 5 ha; bến xe Xuân Mai diện tích khoảng 5 ha; bến xe Nam Hòa Lạc diện tích khoảng 5 ha; bến xe Bắc Hòa Lạc diện tích khoảng 5 ha; bến xe Sơn Tây 2 diện tích khoảng 5 ha; bến xe Nam Sóc Sơn diện tích khoảng 5 ha; bến xe Bắc Sóc Sơn diện tích khoảng 5 ha.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục