Dự án cao ốc 5.000 tỷ đồng ở Cầu Giấy lộ nhiều sai phạm
10 tỷ đồng dành cho bắn pháo hoa ở Hà Nội
Giới kiến trúc: 'Hà Nội được trang trí theo kiểu trọc phú'
Anh phát hiện hầm trồng cần sa 200.000 USD của người Việt
Indonesia trao trả 10 ngư dân Việt Nam
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh trưa 31-03-2016
- Cập nhật : 31/03/2016
Nhật Bản sắp nới lỏng quy định visa cho du khách Việt Nam
Nhật Bản sắp nới lỏng quy định visa cho du khách Việt Nam
Báo Yomiuri của Nhật ngày 30/3 cho biết Chính phủ Nhật Bản sẽ thực hiện kế hoạch nới lỏng quy định thị thực (visa) đối với công dân năm nước, trong đó có Việt Nam.
Đây là nỗ lực nhằm tăng cường thu hút lượng khách du lịch đến Nhật Bản trong thời gian tới.
Theo báo Yomiuri, trọng tâm của kế hoạch nới lỏng các quy định cấp visa là các du khách đến từ năm nước gồm Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Nga và Việt Nam. Dự kiến, kế hoạch này sẽ được quyết định tại cuộc họp "Hoạch định tầm nhìn phát triển du lịch Nhật Bản trong tương lai" tổ chức ngày 30/3 có sự tham dự của Thủ tướng Shinzo Abe.
Theo các số liệu chính thức, trong tổng số 19,47 triệu lượt du khách quốc tế đến Nhật Bản trong năm 2015 có tới 5,61 triệu lượt du khách từ năm quốc gia trên (chiếm tới 28,4%).
Trong kế hoạch thúc đẩy du lịch, Chính phủ Nhật Bản xác định chú trọng các thị trường tiềm năng, cải thiện môi trường thu hút khách du lịch, trong đó thực hiện biện pháp chiến lược nới lỏng visa vào Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản còn thực hiện một số biện pháp như tăng số địa điểm được phủ sóng wifi miễn phí, cho phép các dịch vụ giao thông công cộng phổ biến tại Nhật Bản nhận đặt chỗ qua mạng Internet từ du khách nước ngoài.
Chính phủ Nhật Bản còn đặt mục tiêu đến năm 2020 Xứ sở Hoa anh đào đón 5 triệu lượt khách du lịch bằng tàu biển.
Úc bắt giữ 28 ngư dân Việt Nam đánh bắt hải sâm trái phép
Ấn Độ sẽ xây trạm thu tín hiệu vệ tinh ở Việt Nam trong quý 2
Doanh nghiệp bảo hiểm đóng thuế gần 5.000 tỷ đồng
Theo báo cáo của Bộ Tài chính tại cuộc họp báo chuyên đề về bảo hiểm ngày 29-3, trong giai đoạn 2011-2015, thị trường bảo hiểm đã đóng góp gần 5.000 tỷ đồng tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước.
Tại buổi họp báo, ông Doãn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) trình bày tóm tắt báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011-2015 và các giải pháp thực hiện giai đoạn 2016-2020.
Tính đến nay thị trường bảo hiểm Việt Nam có 61 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài, 17 DNBH nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
Trong giai đoạn này, tổng giá trị được bảo hiểm là 11,7 triệu tỷ đồng. Trong đó tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu vực doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế lên tới hơn 10 triệu tỷ đồng, tổng giá trị được bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ là 1 triệu tỷ đồng; trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, sức khỏe là 700 nghìn tỷ đồng.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy hiện nay gần 10 triệu người có bảo hiểm y tế, sức khỏe (6 triệu bảo hiểm nhân thọ, 4 triệu bảo hiểm phi nhân thọ); 12 triệu học sinh được bảo hiểm sức khỏe, tai nạn (tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm gần 60%); 18 triệu lượt khách được bảo hiểm hàng không (tỷ lệ thâm nhập 100%)…
Với kết quả nêu trên, trong giai đoạn 2011-2015, thị trường bảo hiểm đã hoàn thành các chỉ tiêu phát triển đặt ra tại Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011-2015.
Ngoài ra, đến hết năm 2015, tổng doanh thu toàn thị trường ước đạt hơn 84 nghìn tỷ đồng, đạt khoảng 2% GDP, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 16%/năm.
Tính đến 2015, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhằm sẵn sàng đáp ứng nghĩa vụ chi trả bồi thường cho khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng, tăng 2,36 lần so với năm 2010.
Tổng nguồn vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH ước đạt trên 157 nghìn tỷ đồng, tăng xấp xỉ 2 lần so với năm 2010.
Trong giai đoạn này, thị trường bảo hiểm đã đóng góp gần 5.000 tỷ đồng tiền thuế Thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước.
Trong đó, các DNBH nhân thọ đóng góp hơn 2.500 tỷ đồng, các DNBH phi nhân thọ đóng góp hơn 2.400 tỷ đồng, các DNBH đã góp phần ổn định kế hoạch huy động nguồn thu, hỗ trợ đảm bảo cân đối ngân sách Nhà nước.
Trả lời câu hỏi của báo chí, ông Doãn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho rằng: Bảo hiểm là “bà đỡ” nền kinh tế. 80% công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình lớn của Nhà nước được bảo hiểm. Đương nhiên khi có rủi ro, các DNBH sẽ nhanh chóng giải quyết cho cá nhân, tổ chức tham gia bảo hiểm, lưu ý là việc giải quyết phải phù hợp với hợp đồng giữa hai bên.
Ông Tuấn cũng nhắc lại vụ việc bất ổn xảy ra với các nhà đầu tư nước ngoài ở Hà Tĩnh, Bình Dương, Đồng Nai vào tháng 5-2014. “Khi có rủi ro với các nhà đầu tư nước ngoài, DN bảo hiểm là một trong những người đầu tiên đến hiện trường và đồng hành cùng nhà đầu tư khắc phục các thiệt hại” – ông Tuấn nói.
Ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý giám sát bảo hiểm bổ sung: Sau khi xảy ra sự kiện với các nhà đầu tư nước ngoài vào tháng 5-2014, ngày 6-6 Bộ trường Bộ Tài chính đã có mặt ở hiện trường. Khi đó, số tiền bảo hiểm dự tính sẽ bồi thường là 144 tỷ đồng. Nhưng đến nay tổng cộng có 916 tỷ đồng bảo hiểm bồi thường cho các DN bị thiệt hại ở 3 tỉnh, không chỉ góp phần làm an lòng nhà đầu tư, mà còn khôi phục niềm tin của nhà đầu tư.
Ngoài ra, với các chương trình bảo hiểm nhà nước như bảo hiểm thủy sản, bảo hiểm nông nghiệp… các DNBH sẵn sàng đáp ứng yêu cầu bồi thường bảo hiểm và trả tiền bảo hiểm khi có thiệt hại xảy ra cho khách hàng.
Các Bộ trưởng đã rất nỗ lực, nhưng tái cơ cấu kinh tế còn chậm
Đại biểu Quốc hội và cử tri đều nhận thấy rất rõ những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhà nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Đó là đánh giá của nhiều Đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về nhiệm kỳ công tác của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) chia sẻ rằng Quốc hội còn nhớ rõ, bước đầu vào nhiệm kỳ Chính phủ và các thành viên Chính phủ còn gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo, điều hành với những nguy cơ bất ổn về kinh tế vĩ mô, nguồn thu suy giảm mạnh.
Thế nhưng, với sự ủng hộ cũng như sự tăng cường giám sát của Quốc hội sau kỳ lấy phiếu tín nhiệm lần đầu, Thủ tướng Chính phủ và nhiều đồng chí Bộ trưởng, thành viên Chính phủ đã có sự bứt phá ngoạn mục, nâng hạng tín nhiệm rất ấn tượng.
“Đáng ghi nhận là Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăngquyết liệt, miệng nói tay làm; Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bìnhbình tĩnh, biết chia sẻ khó khăn với người dân và doanh nghiệp; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng kiên trì với đề án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và góp phần tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, Bộ trưởng Bộ Khoa học, công nghệ Nguyễn Quân khiêm nhường nhưng kiên trì tháo gỡ nút thắt khó khăn cho khoa học và công nghệ đã thành công” – Đại biểu Khánh nhìn nhận.
Không những vậy, các Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, Đinh Tiến Dũng, Hoàng Tuấn Anh đã thể hiện vai trò, vị trí người đứng đầu và quyết liệt thay đổi, nhất là vấn đề kiểm soát lễ hội chống bạo lực. Bởi vậy mà Đại biểu Khánh cho rằng, cử tri hoan nghênh và cảm ơn Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Bộ trưởng thành viên Chính phủ đã thể hiện mạnh mẽ vai trò của mình trong nhiệm kỳ vừa qua, đặc biệt là năm cuối nhiệm kỳ.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) thì cho rằng có ba điểm nổi bật trong nhiệm kỳ vừa qua của Chính phủ, đó là kiên trì 3 mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát, tăng trưởng hợp lý và giải quyết vấn đề an sinh xã hội; sự nỗ lực trong điều hành cũng như xây dựng của Chính phủ, trong xây dựng các Luật và Nghị định…; đặc biệt là đàm phán thành công các hiệp định song phương thế hệ mới…
Thế nhưng, thẳng thắn nhìn nhận Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm. Đó là nông nghiệp đang đứng trước khó khăn kép, về thị trường và điều kiện tự nhiên, thiên tai; phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn doanh nghiệp vừa và nhỏ chúng ta chậm ban hành; tình trạng doanh nghiệp trong nước suy yếu.
Ngoài ra, đó là những vấn đề về nợ công, lãng phí mà một phần nguyên nhân là dô Luật ngân sách nhà nước với cơ chế lồng ghép; việc thực hiện Luật tổ chức chính quyền địa phương và sắp xếp lại bộ máy…
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm - TP Hồ Chí Minh thì đặc biệt quan tâm đến việc nhận thức về kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ rõ và còn khác nhau. Dẫn đến, việc xây dựng thể chế, chính sách nhiều mặt còn lúng túng thiếu nhất quán chưa thật phù hợp, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để phát huy, phân bổ và sử dụng nguồn lực có hiệu quả.
“Tôi tự hỏi có lực cản nào trong Chính phủ hay do lợi ích nhóm chi phối.v.v...đã dẫn tới tình trạng đó và có hay không những vấn đề đủ rõ từ thực tiễn nhưng tư duy đổi mới chưa đủ mạnh mẽ, thiếu thống nhất trong nội bộ còn do lợi ích nhóm chi phối nên không đột phá trong đổi mới thể chế, nhất là tổ chức bộ máy nhà nước để đáp ứng yêu cầu phát triển” – Đại biểu Tâm đặt câu hỏi.
Do đó, vị đại biểu này bày tỏ mong muốn Chính phủ trong nhiệm kỳ mới, sẽ giải quyết thấu đáo vấn đề này. Đại biểu Khánh cũng kiến nghị Chính phủ cần quan tâm hơn đến vấn đề cải cách thể chế, giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quản lý điều hành.