Người Pháp sau khi chiếm 6 tỉnh Nam kỳ 1862, đào ngay con kênh rất dài, rất rộng phía bắc Sài Gòn, suýt soát lũy Bán Bích 1772. Nhưng họ đã bỏ dở con kênh dài nhất nhưng cũng "bí ẩn" nhất Sài Gòn.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 31-03-2016
- Cập nhật : 31/03/2016
Trung Quốc bắt nhóm buôn người với hơn 100 lao động Việt
Cảnh sát khu tự trị Quảng Tây hồi đầu tháng bắt 9 người Trung Quốc vì tổ chức đưa lao động trái phép đến các nhà máy ở hai tỉnh nói trên, China Youth Daily hôm nay đưa tin.
Vụ trấn áp này diễn ra sau khi nhà chức trách nhận được tin báo từ cuối tháng hai, về một người phụ nữ Việt Nam định đưa nhóm đông lao động vượt biên trái phép đến Quảng Tây, rồi đi đến các nhà máy.
Theo đó, nhóm buôn người thực hiện yêu cầu từ "các nhà máy có nhu cầu tìm kiếm các lao động giá rẻ". Đường dây này bao gồm những kẻ sắp xếp việc vận chuyển và quản lý một nhà kho trung chuyển, nơi lao động ở trước khi qua biên giới.
Mỗi một lao động muốn làm việc ở Quảng Đông và Phúc Kiến phải trả từ 600 đến 1.000 NDT, tương đương hơn 90 USD đến hơn 150 USD làm phí môi giới và các chi phí đi lại. Những kẻ buôn người sắp xếp xe cộ và canh chừng ở các khu vực thu phí trên đường cao tốc và trạm xăng.
Trong những kẻ bị bắt, một lái xe chở 29 lao động Việt đến khu nhà kho ở Giang Châu, thuộc thành phố Sùng Tả, khu tự trị Quảng Tây, được trả công hơn 2.800 NDT (hơn 450 USD).
Khai báo với cảnh sát, một người Việt khoảng 40 tuổi, cho hay anh định đến nhà máy đóng ngói ở Giang Môn, Quảng Đông, làm việc. Anh được báo cho biết công ty sẽ trả cho công nhân khoản lương 3.000 NDT mỗi tháng, tương đương hơn 460 USD.
Người này cho hay anh đi xe bus mất 10 tiếng đồng hồ để tới biên giới và sau đó lên một chiếc xe ba bánh khác đến nhà kho ở Sùng Tả.
Theo Cơ quan kiểm soát biên giới ở Quảng Tây, trong ba tháng đầu năm nay có hơn 2.300 người và 59 tổ chức liên quan đến 34 vụ nhập cư trái phép bị bắt, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ quan công an nội địa Trung Quốc đã đưa 930 người nhập cư trái phép đến biên giới Quảng Tây để trục xuất về Việt Nam. Gần 3.000 người bị trục xuất tính đến tháng ba năm nay.
Bộ GTVT yêu cầu xử phạt xe máy điện không đăng ký từ ngày 1-7
Theo đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam tăng cường kiểm tra chứng nhận chất lượng đối với xe máy điện theo quy định tại Thông tư số 44 về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy.
Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh phổ biến nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng xe máy điện.
Trong đó tập trung vào các đối tượng như người dân, học sinh, sinh viên, các cơ sở, hộ kinh doanh, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, buôn bán xe đạp điện. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và lưu thông xe máy điện trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông của Sở phối hợp với các lực lượng Cảnh sát tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các trường hợp xe máy điện vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ (không đội mũ bảo hiểm); phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp lưu hành xe máy điện trên đường nhưng chưa đăng ký (kể từ ngày 1-7 trở đi).
Từ 2016, mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với xe công
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 34 và Thông tư 35 công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia và hướng dẫn trình tự, thủ tục mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức này.
Mua sắm tập trung tài sản nhà nước được chia thành mua sắm tập trung cấp quốc gia và mua sắm tập trung cấp bộ, ngành, địa phương.
Theo đó, Bộ Tài chính yêu cầu từ năm 2016 mua sắm tập trung cấp quốc gia sẽ được áp dụng đối với ô tô bao gồm ô tô phục vụ công tác cho các chức danh, ô tô phục vụ công tác chung, ô tô chuyên dùng (trừ ô tô chuyên dùng có gắn kèm trang thiết bị chuyên dùng, ô tô có cấu tạo đặc biệt theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ, ô tô chuyên dùng tại đơn vị vũ trang nhân dân).
Các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, TP tổng hợp nhu cầu mua sắm ô tô của đơn vị và gửi về Bộ Tài chính trước ngày 30-5-2016. Bộ Tài chính có trách nhiệm rà soát nhu cầu mua sắm, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, định mức do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Trên cơ sở đó, đơn vị mua sắm tập trung quốc gia thực hiện việc lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu cung cấp ô tô và ký thỏa thuận khung với đơn vị trúng thầu. Cơ quan đơn vị sử dụng xe trực tiếp ký hợp đồng mua bán, thanh toán, tiếp nhận xe với đơn vị trúng thầu trên cơ sở thỏa thuận khung đã ký.
Đối với mua sắm tập trung cấp bộ, ngành, địa phương thì các bộ, cơ quan trung ương và các tỉnh, TP tùy theo tính chất, đặc điểm và điều kiện thực tế của mình để công bố danh mục mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, địa phương trước ngày 30-6-2016.
Theo Bộ Tài chính, với việc đưa phương thức mua sắm tập trung đi vào vận hành một cách chuyên nghiệp sẽ giảm bộ máy và biên chế trong mua sắm công; tiết kiệm chi ngân sách do giảm giá mua, giảm chi phí thực hiện các thủ tục liên quan đến đấu thầu.
Bên cạnh đó, khắc phục được tình trạng mua sắm vượt tiêu chuẩn, định mức, vượt nhu cầu thực tế và mua sắm xa xỉ, không hiệu quả. Hạn chế tiêu cực, sai phạm trong việc mua sắm công do việc thực hiện mua sắm được chuyên nghiệp hóa, công khai, minh bạch; góp phần thực hiện mục tiêu chi tiêu công có hiệu quả.
Vận chuyển hàng hóa không bắt buộc phải mang theo hợp đồng vận tải
Ông Trần Ngọc Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Bà Rịa-Vũng Tàu, cho rằng việc quy định cụ thể số lượng xe sẽ gây hạn chế những doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, đồng thời không có tính cạnh tranh cao, ảnh hưởng quyền lợi người tiêu dùng (Chính phủ quy định: Từ ngày 1-7 doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt phải có số lượng phương tiện tối thiểu là 20 xe trở lên đối với TP trực thuộc trung ương, 10 xe trở lên đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương, năm xe trở lên tại huyện nghèo).
Ông Thọ cũng cho rằng tiến độ cấp phù hiệu cho doanh nghiệp vận tải hiện rất chậm, bị Sở GTVT “ngâm”. “Như TP.HCM nếu đủ điều kiện chỉ sau hai ngày là cấp nhưng Bà Rịa-Vũng Tàu có khi là năm ngày. Vì vậy, tôi đề nghị khi doanh nghiệp đủ điều kiện thì cấp phù hiệu ngay lập tức. Bởi doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vận tải bỏ ra nhiều tỉ đồng, nếu thời gian cấp kéo dài thì doanh nghiệp không hoạt động được…”.
Ông Trần Ngọc Thọ, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa Bà Rịa-Vũng Tàu, cho rằng việc quy định cụ thể số lượng xe gây hạn chế những doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Ông Trần Ngọc Thọ cũng chỉ ra những bất cập trong vận chuyển hàng hóa. Cụ thể, một phương tiện chuyển hàng từ TP.HCM ra Hà Nội nhưng khi trả hàng xe tải về không. Tuy nhiên, trên đường đi gặp một người dân cần vận chuyển 10 tấn hàng vải thiều, muốn chở nhưng họ không biết gọi ai. Nếu gọi một xe từ Hà Nội vận chuyển vào TP.HCM mất ít nhất 50 triệu đồng. Nhưng nếu tôi nhận vận chuyển số hàng đó thì chỉ có 20 triệu đồng. Như vậy nó có lợi cho đôi bên, giá thành vận chuyển giảm đồng nghĩa với việc người tiêu dùng được lợi.
Việc bắt buộc phải có hợp đồng vận tải kèm theo khiến tài xế không thể chở hàng: “Theo tôi, hợp đồng vận tải này không cần thiết. Nếu cần thì trong những trường hợp bất khả kháng như xe có đơn hàng ban đêm, đi gấp, không mang theo được hợp đồng vận tải thì lái xe có thể dùng bản chụp gửi qua email cho các tài xế và lực lượng chức năng có thể kiểm tra trên email của tài xế là đủ… Hiện nay CSGT đang rất gắt cái này và sẵn sàng xử phạt doanh nghiệp”.
Liên quan đến vấn đề này, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, khẳng định khi vận chuyển hàng hóa không bắt buộc phải mang theo hợp đồng vận tải. Chỉ cần mang theo giấy vận tải từ các điểm xếp hàng. “Tất cả nội dung này đã được quy định trong các văn bản của Bộ GTVT. Nếu ở đâu đó lực lượng kiểm tra vẫn xử phạt, đề nghị nhà xe phản hồi về đường dây nóng để thanh tra, kiểm tra…” - bà Hiền khẳng định.
Về vận tải hành khách tuyến cố định trên 300 km, phải có quy mô 20 xe, 10 và năm xe tùy thuộc vào địa phương, khu vực có điều kiện kinh tế khác nhau và nhiều điều kiện khác… Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho rằng việc đưa ra quy định như trên là yêu cầu từ thực tiễn mô hình hoạt động của doanh nghiệp vận tải trên toàn quốc và các điều kiện về an toàn giao thông.
Cũng theo ông Thọ, các Sở GTVT không nên “ngâm” giấy tờ của các doanh nghiệp. Nếu hồ sơ đầy đủ tối đa hai ngày phải cấp phù hiệu ngay cho doanh nghiệp. “Sắp tới, Bộ GTVT sẽ có văn bản chỉ đạo các Sở GTVT, những cái gì không cần thiết thì phải loại bỏ ngay…” - ông Thọ nhấn mạnh.
Phải có tổ chức độc lập giám sát doanh nghiệp nhà nước
Ngày 29-3, Học viện Tài chính đã tổ chức Hội thảo khoa học “Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam”
PGS-TS Nguyễn Đăng Nam ((khoa Tài chính DN, Học viện Tài chính) cho rằng kiểm soát viên tài chính, kiểm toán nội bộ trong tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở Việt Nam hiện nay thường đứng về phía DN hơn là đại diện chủ sở hữu, tức Nhà nước. Nhìn ra thế giới, như Singapore hay Hàn Quốc chẳng hạn, đều có hội đồng đánh giá với đa số thành viên độc lập không điều hành DNNN đến từ khu vực tư.
Tuy nhiên ở Việt Nam, hệ thống DNNN được phân ra nhiều tầng, lớp, cả chiều dọc và chiều ngang do nhiều cơ quan, tổ chức quản lý và đại diện chủ sở hữu. Thực trạng này dẫn đến phân tán về tổ chức, tản mạn, thiếu thống nhất trong theo dõi, giám sát, đánh giá DNNN. Trong khi chưa có sự quản lý tập trung thì đánh giá, giám sát đều do các DNNN tự thực hiện, sau đó trình Bộ Tài chính xem xét.
“Việc không thông qua một chuyên gia hay tổ chức độc lập nào tất yếu dẫn đến đầu tư ngoài ngành, sử dụng vốn kém, thậm chí vi phạm cả pháp luật. Kinh nghiệm một số nước cho thấy việc cấu trúc lại và thành lập cơ quan đầu mối quản lý, giám sát vốn, tài sản chuyên trách là một bước đi cần thiết” - ông Nam đánh giá.
Ông Nam dẫn chứng như mô hình Ủy ban Quản lý và giám sát tài sản nhà nước của Trung Quốc cũng là một bài học tham khảo rất hay cho Việt Nam. Ưu điểm lớn của Ủy ban Quản lý và giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc là đã tách được quyền sở hữu và quyền kinh doanh trong một chủ thể nhà nước, “chia nhau đại diện” thay cho “phân cấp quản lý”. Giám sát về một mối và trực thuộc chính phủ, giúp bảo toàn và tăng vốn trong DNNN.