tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 03-04-2016

  • Cập nhật : 03/04/2016

Lọt doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường

Chưa có số liệu chính thức nào về việc thực hiện các quy định về môi trường của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam. Nghiên cứu tác động môi trường của khu vực FDI tại Việt Nam mà Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) vừa công bố đã phát hiện ra điều này.

Đây có lẽ là vấn đề lớn nhất trong câu chuyện dài tập trong mối quan hệ giữa dự án FDI và môi trường ở Việt Nam. Nếu không xây dựng và cập nhật được bộ dữ liệu này một cách đẩy đủ, chính xác, thì đánh giá về tác động của FDI tới nền kinh tế Việt Nam cũng như các đề xuất chính sách liên quan sẽ rất khó cân bằng.

Đáng lo ngại là, việc thiếu bức tranh tổng thể với các mục tiêu định lượng rõ ràng đang ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực thi định hướng thu hút FDI sạch hơn, tiêu thụ ít năng lượng, giảm phát thải... Hệ quả là, nghiên cứu này của CIEM cảnh báo, ngày càng nhiều dấu hiệu FDI trong lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường đầu tưvào Việt Nam.

chi co khoang 66% trong so 289 khu cong nghiep tren ca nuoc co tram xu ly nuoc thai tap trung

Chỉ có khoảng 66% trong số 289 khu công nghiệp trên cả nước có trạm xử lý nước thải tập trung

Có thể thấy khá rõ tình trạng này khi phân tích các góc độ khác nhau trong mối liên hệ chung với khu vực FDI. Ở góc độ thu hút FDI, 67% doanh nghiệp FDI hoạt động ở Việt Nam thuộc ngành sản xuất có giá trị gia tăng thấp, 80% có công nghệ trung bình, 14% sử dụng công nghệ thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng và khả năng phát thải cao. Các tỷ lệ này hoàn toàn trái ngược với con số 0,2% dự án FDI nằm trong lĩnh vực cấp nước và xử lý chất thải, nghĩa là chỉ khoảng 28 dự án tính từ năm 1988 đến nay.

Ở góc độ thực thi quy định về môi trường của các doanh nghiệp FDI, 45% chưa áp dụng quy trình sản xuất ít phát thải, 69% không thực hiện quá trình giảm phát thải nếu đó không phải là quy định bắt buộc… Đặc biệt, các khảo sát cũng cho thấy, chi phí rẻ vẫn là yếu tố quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp lựa chọn công nghệ.

Trong khi đó, nếu đứng ở góc độ quy định pháp luật, có khá đầy đủ các quy định để giảm thiểu các tác động về môi trường của khu vực doanh nghiệp FDI. Nghiên cứu của CIEM cũng phát hiện rằng, các doanh nghiệp đa quốc gia, các doanh nghiệp đến từ các quốc gia phát triển, có quy định cao về tiêu chuẩn môi trường thường có sự chủ động trong tìm hiểu và thực thi các quy định về môi trường.

Rõ ràng, mối quan hệ rất mật thiết, tác động qua lại giữa vai trò của các bộ, ngành và chính quyền địa phương và trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi các quy định môi trường không có gì phải bàn. Nhưng tại sao mối quan tâm của các chủ thể trong mối quan hệ này lại chưa cùng hướng, chưa tạo nên những đột phá trong thu hút FDI và tác động tích cực của nguồn vốn này tới mục tiêu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của Việt Nam.

Các doanh nghiệp thì kêu ca rằng, sự phức tạp, chồng chéo và thay đổi nhanh của các quy định về môi trường cản trở chính nỗ lực muốn thực thi của họ. Vai trò của chính quyền địa phương, cơ quan quản lý ngành trong cung cấp và cập nhật thông tin về môi trường cũng như thúc đẩy thực thi quy định này rất mờ nhạt. Trong khi đó, nhiều địa phương cho rằng, thiếu cơ chế phối hợp giữa các cơ quan môi trường, thiếu ngân sách, nhân lực cho hoạt động giám sát môi trường, thậm chí có thiết bị, nhưng không đủ kinh phí vận hành…

Mọi việc càng trở nên đáng lo ngại khi đặt các phân tích trên trong tổng thể thực thi quy định về môi trường của các khu công nghiệp, khi chỉ có khoảng 66% trong số 289 khu công nghiệp trên cả nước có trạm xử lý nước thải tập trung, tỷ lệ này cao hơn nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, lên tới 75%.

Có thể thấy, mối quan hệ giữa các chủ thể chỉ tạo ra tác động tích cực cho các bên liên quan nếu nó được ràng buộc bởi những mục tiêu, cơ chế chính sách khả thi và có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, mà đầu vào của các cơ chế này là bộ số liệu chính thức, đầy đủ…


Thanh tra vi phạm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Nghị định này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và người đứng đầu cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; tiêu chuẩn, chế độ của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; hoạt động thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế gồm: Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

Hằng năm, căn cứ Định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Chính phủ, của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo Thanh tra Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc khi được người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giao.

Hằng năm, căn cứ Định hướng chương trình thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại địa phương, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh; gửi kế hoạch thanh tra để báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh.

Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh sẽ thanh tra những vụ việc khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế hoặc khi được người đứng đầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thanh tra cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh giao.

Nguyên tắc hoạt động thanh tra là phải tuân theo pháp luật; bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; tiến hành thường xuyên, gắn liền với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.


Người Việt đang 'giãy giụa' giữa mê cung thực phẩm bẩn

Đó là một thực tế đang tồn tại ở Việt Nam khi mà người dân như lạc vào mê cung thực phẩm, không biết đâu là sạch, đâu là bẩn và không biết nên ăn để chết từ từ hay nhịn ăn để chết đói.

Nếu bị đặt vào trường hợp như thế, chắc hẳn ai cũng sẽ chọn phương án “ăn để chết từ từ”, vì đằng sau họ còn cả một tương lai, còn cả một gia đình. Điều đó có thể thấy được rằng, vì sao hàng năm số người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng, mặc dù công nghệ y học để điều trị các căn bệnh này ngày càng hiện đại.

Một vị giáo sư đầu ngành, đồng thời là Chủ tịch Hội ung thư Việt Nam – GS Nguyễn Chấn Hùng cũng thừa nhận, ăn những thực phẩm có tồn dư hóa chất, chất cấm sẽ nhiễm những chất gây ung thư vào cơ thể, nhưng chắc chắn rằng không phải hôm nay ta ăn mai ta mắc ung thư, mà nó sẽ phải mất thời gian tích tụ dần dần.

Điều này càng được minh chứng rõ ràng hơn, khi phóng viên tiến hành làm một cuộc khảo sát nhỏ tại Bệnh viện K Trung ương, đa số các bệnh nhân mắc ung thư đều khẳng định: “Không biết vì sao mình mắc”. Với câu hỏi, liệu có phải do ăn thực phẩm bẩn nên mắc bệnh ung thư ? Đa số những người bệnh chỉ nghi ngờ chứ không dám khẳng định.

Đó là dễ hiểu khi họ không hề hay biết nguồn nước họ ăn đang bị các nhà máy đầu độc bằng các chất thải công nghiệp, họ không hề hay biết miếng thịt lợn họ ăn hàng ngày đang được nuôi bằng những chất cấm hoặc bị tiêm thuốc ăn thần, rau họ mua ở chợ đang tồn dư một lượng thuốc trừ sâu đáng kể.

Họ không phát hiện ra là bởi những loại thực phẩm chứa chất độc hại họ ăn hàng ngày đó không gây ngộ độc hoặc ung thư ngay, mà nó sẽ tích tụ 5 năm, 10 năm sau đó sẽ phá hủy hệ thống tế bào của cơ thể và dần dần các tế bào có lợi cho cơ thể sẽ bị thay thế bằng các tế bào “lạ”, khi hội tụ đủ các yếu tố, các tế bào “lạ” đó sẽ phát triển thành các tế bào gây ung thư. Đó chính là lý do vì sao khi mắc ung thư người bệnh thường không thể biết chính xác nguyên nhân là gì.

“Hiện nay ở Việt Nam đang lên cơn sốt về vấn đề thực phẩm bẩn, dường như ngày nào tôi cũng nghe thấy ở đâu đó nói về thực phẩm bẩn, từ việc tiêm trực tiếp cho đến chất ướp, bảo quản thực phẩm, thuốc trừ sâu. Đây thật sự là vấn đề “quốc nạn”, nếu nhà nước và người dân không vào cuộc một cách quyết liệt và chặn đứng vấn đề này thì dân tộc chúng ta không biết đi về đâu, sức khỏe người dân không biết sẽ ra sao”, đó là nhận định của GS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương khi nói về thực phẩm bẩn.

Phân tích về mối quan hệ giữa thực phẩm bẩn và ung thư, GS Đức cho rằng, các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đều chỉ ra rằng nguyên nhân gây bệnh ung thư do 2 yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Trong đó các yếu tố nội sinh như do gen, di truyền ở Việt Nam chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

“Phần lớn ung thư là do môi trường trong đó các loại thực phẩm bẩn gây ra. Thói quen của người Việt như rượu bia, hút thuốc lá, lười vận động cũng là một trong số những nguyên nhân gây bệnh”, GS Đức nói.

Như vậy có thể thấy rằng, nếu không có những biện pháp triệt để và không có những hành động quyết liệt để giải quyết tận gốc vấn đề thực phẩm bẩn, thì chắc chắn một điều rằng chỉ 5-10 năm nữa con số mắc mới bệnh ung thư sẽ tăng theo cấp số nhân.


Buôn lậu hơn 4 nghìn tấn đường từ Campuchia về Việt Nam

Ngày 1/4, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 8 bị can trong đường dây buôn lậu 4.338 tấn đường từ Campuchia về Việt Nam tiêu thụ.
vu buon lau duong cat bi to cong tac lien nganh phat hien.

Vụ buôn lậu đường cát bị tổ công tác liên ngành phát hiện.

8 bị can gồm: Vi Ngươn Thạnh, 50 tuổi; Huỳnh Hữu Tân, 41 tuổi; Trần Thị Thu Hồng, 41 tuổi; Lê Tòng Quang, 25 tuổi; Huỳnh Trung Hòa, 43 tuổi và Nguyễn Văn Tùng, 26 tuổi, cùng trú tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang; Dương Quang Thố, 37 tuổi, trú tại huyện An Phú, tỉnh An Giang cùng Trần Thị Hoa Phượng, 38 tuổi, trú tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Cả 8 đối tượng đều bị truy tố về tội buôn lậu, quy định tại Điều 153, Bộ Luật Hình sự. Đồng thời phân công cho Viện KSND tỉnh An Giang cử kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự đối với vụ án theo quy định của pháp luật.

Theo cáo trạng, vào hồi 1h ngày 7/2/2015, tại khu vực Cống Ba Nhịp, xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang (sát biên giới Việt Nam – Campuchia), cơ quan an ninh điều tra (ANĐT)– Bộ Công an phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ thuộc Tổng cục An ninh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh An Giang bắt quả tang Trần Thị Thu Hồng, Huỳnh Trung Hòa đang tổ chức vận chuyển 44 bao đường mang nhãn mác doanh nghiệp tư nhân Minh Minh Long (tổng trọng lượng 2,2 tấn) từ Campuchia về Việt Nam. Trong đó, có 16 bao đường đã được chất lên ôtô tải, còn 28 bao đường vẫn đang nằm trên 2 xuồng máy.

Từ lời khai của các đối tượng, cơ quan ANĐT lập tức thi hành lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Vi Ngươn Thạnh, Lê Tòng Quang, Nguyễn Văn Tùng, Trần Thị Hoa Phượng, kết quả thu giữ thêm gần 485 tấn đường và một số tài liệu liên quan đến hành vi buôn lậu đường từ Campuchia về Việt Nam của các đối tượng.

Cũng trong sáng 7/2/2015, theo chỉ đạo của Tổng cục An ninh, Bộ Công an, Công an TP Hồ Chí Minh, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ đã đồng loạt kiểm tra hành chính các cơ sở kinh doanh đường cát của một số cá nhân, doanh nghiệp là "đối tác" của Vi Ngươn Thạnh, qua đó phát hiện, thu giữ thêm hơn 88 tấn đường cát.

Kết quả điều tra xác định, từ năm 2012 đến năm 2014, Vi Ngươn Thạnh cùng các thành viên trong gia đình đứng tên thành lập một loạt doanh nghiệp tư nhân như Công ty TNHH MTV Thiên Thiên Phước, Công ty TNHH MTV TM-DV Hoàng Bảo Long và doanh nghiệp tư nhân Minh Minh Long.

Sau đó, Vi Ngươn Thạnh lấy pháp nhân của các doanh nghiệp nêu trên để mua đường của các nhà máy trong nước với mục đích vừa bán lẻ thu lời vừa lấy hóa đơn chứng từ để hợp thức hóa số đường cát buôn lậu từ Campuchia về Việt Nam.

Điển hình, vào cuối tháng 12/2014, do nhu cầu tiêu thụ đường trong nước tăng cao dịp Tết, Thạnh móc nối với một đối tượng ở Campuchia có tên “Út cò” để vận chuyển đường lậu từ Campuchia và Thái Lan về Việt Nam tiêu thụ với giá 550 nghìn đồng/bao (50kg/bao).

Để vận chuyển đường buôn lậu về Việt Nam, Thạnh thuê Huỳnh Hữu Tân tổ chức vận chuyển số đường này từ Campuchia về tập kết tại Cống Ba Nhịp, xã Vĩnh Tế, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang với giá 20 nghìn đồng/bao.

Nhằm tránh sự phát hiện, kiểm tra của lực lượng chức năng, Huỳnh Hữu Tân, Trần Thị Thu Hồng thuê Huỳnh Trung Hòa và 5 đối tượng khác làm nhiệm vụ canh gác tại Cống Ba Nhịp. Nhóm của Hòa có nhiệm vụ gọi điện thông báo cho đối tượng Tân và Hồng nếu phát hiện lực lượng chức năng tuần tra để tạm dừng việc vận chuyển, che giấu số đường buôn lậu...

Cơ quan tố tụng xác định, từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2/2015, Vi Ngươn Thạnh và đồng phạm đã buôn lậu tổng cộng 4.338,4 tấn đường cát từ Campuchia về Việt Nam tiêu thụ, với tổng giá trị gần 61 tỷ đồng.


Giày sản xuất tại làng nghề nhưng mang… thương hiệu quốc tế

Đội Quản lý thị trường số 13, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội ngày 2/4 cho biết: Đang xem xét hoàn tất hồ sơ xử lý gần 3.000 đôi giày sản xuất tại làng nghề Châu Can, Phú Xuyên, Hà Nội, nhưng lại được dập mác thương hiệu Lacoste…

Trước đó vào chiều 31/3, Phòng An ninh kinh tế, CATP Hà Nội, sau nhiều thời gian trinh sát đã phối hợp cùng Đội quản lý thị trường số 13 bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất giày da tại thôn Nghĩa Lập, xã Châu Can, Phú Xuyên, Hà Nội, do ông Nguyễn Văn Tấn (SN 1975), trú tại huyện Phú Xuyên, làm chủ.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện hàng nghìn đôi giày thành phẩm và một số nguyên phụ liệu trong đó chủ yếu là lót giày được gắn thương hiệu Lacoste. Tại xưởng có 2 công nhân đang bôi keo dán giày làm giả nhãn hiệu giày nổi tiếng Lacoste, xung quanh còn có hàng nghìn đôi giày khác chất đống chờ đưa đi tiêu thụ.

giay chat dong thanh nui cho mang di tieu thu.

Giày chất đống thành núi chờ mang đi tiêu thụ.

Tổ công tác đã lập biên bản, tịch thu 2.800 đôi giày da giả Lacoste và 10kg lót giày. Ông Nguyễn Văn Tấn là chủ cơ sở trình bày, cơ sở sản xuất nhận được đơn đặt hàng của khách với số lượng lớn và giày phải có chữ nhãn hiệu Lacoste. Vì thế, ông Tấn đã thuê gia công làm giày ở làng nghề, sau đó mua lót giày in chữ Lacoste và logo hình cá sấu.

dam bao don hang, chu co so da mua lot giay co chu lacoste.

Đảm bảo đơn hàng, chủ cơ sở đã mua lót giày có chữ Lacoste.

Hiện lực lượng chức năng đã liên hệ với Công ty Lacoste, gửi mẫu sản phẩm đến văn phòng đại diện của công ty Lacoste ở Việt Nam giám định hàng hóa, khi có kết quả sẽ có hình thức xử phạt, tiêu hủy toàn bộ số hàng giả nói trên.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục