Doanh nghiệp TP.HCM nợ BHXH 3.000 tỉ đồng
Đà Nẵng sẽ ưu tiên đột phá với kinh tế tư nhân
Dự án Gang thép Thái Nguyên: Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương tự chịu trách nhiệm
Việt Nam đề nghị Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông

Việt Nam đề nghị ASEAN và Trung Quốc hợp tác xử lý vấn đề Biển Đông
Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc diễn ra hôm nay tại Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc, dưới sự chủ trì của bộ trưởng ngoại giao nước chủ nhà và Singapore. Hội nghị tập trung thảo luận hai nội dung là quan hệ ASEAN – Trung Quốc và vấn đề Biển Đông. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam dự hội nghị.
Tại hội nghị, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh Biển Đông có tầm quan trọng đặc biệt đối với quan hệ ASEAN – Trung Quốc cũng như hòa bình, an ninh khu vực. Ông bày tỏ quan ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông và hệ lụy liên quan.
Phó thủ tướng kêu gọi ASEAN và Trung Quốc tăng cường đối thoại và hợp tác để xử lý vấn đề Biển Đông, tuân thủ các cam kết bằng hành động cụ thể, nhất là giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tranh chấp, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Phó thủ tướng khẳng định Việt Nam và ASEAN coi trọng quan hệ với Trung Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của Quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc đối với hòa bình, an ninh và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Ông đề xuất định hướng đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối, môi trường và biến đổi khí hậu, nông nghiệp, an ninh lương thực và an ninh nguồn nước, tăng cường phối hợp trong xử lý các thách thức an ninh chung ở khu vực, kể cả ở Biển Đông.
Tại hội nghị, các bộ trưởng ngoại giao còn thảo luận phương hướng và biện pháp tiếp tục thúc đẩy hợp tác ASEAN - Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, tích cực phối hợp tiến hành các hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ đối thoại trong năm 2016.
Về vấn đề Biển Đông, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, coi đây là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước, trước hết là ASEAN và Trung Quốc.
Các bộ trưởng bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp gần đây và đang diễn ra ở Biển Đông, nhất là việc bồi đắp, tôn tạo và xây dựng quy mô lớn các bãi đá, quân sự hóa các đảo nhân tạo và các hành động khẳng định chủ quyền không dựa trên luật pháp quốc tế.
Các bộ trưởng cũng đề nghị ASEAN và Trung Quốc nỗ lực hơn nữa để bảo đảm hòa bình và an ninh ở Biển Đông, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả UNCLOS 1982.
Các bộ trưởng nhất trí sớm hoàn tất dự thảo Tuyên bố về cam kết thực hiện Bộ quy tắc về tránh va chạm bất ngờ trên biển để trình Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN – Trung Quốc, tổ chức vào tháng 9 tại Lào, thông qua cũng như vận hành đường dây nóng giữa các quan chức ngoại giao về xử lý vấn đề nảy sinh ở Biển Đông.
Công ty con của Vinalines chi tiền tỷ trả lương cho sếp dù thua lỗ triền miên
Công ty Vận tải biển Việt Nam (Vosco) tiếp tục trượt dài trên các cung đường vận tải biển với việc lỗ 45 tỷ đồng trong quý I/2016. Gánh nặng vay nợ luôn đeo đẳng các con tàu của Vosco, lỗ lũy kế lên tới gần 500 tỷ đồng. Hiện tổng tài sản đạt 4.543 tỷ đồng trong khi nợ phải trả lên tới 3.580 tỷ. Nhiều năm liền công ty không trả cổ tức.Vosco được thành lập từ năm 1970, năm 2008 chính thức chuyển đổi sang mô hình cổ phần. Đến nay, Tập đoàn Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vẫn là cổ đông lớn nhất nắm giữ tới 51% cổ phần. Công ty có vốn điều lệ 1.400 tỷ.
Công ty từng nổi danh là những "thủy thủ" với nhiều cái nhất. Ở thời kỳ huy hoàng của vận tải biển, Vosco trở thành một trong những doanh nghiệp đi đầu giới tàu biển tại Việt Nam.Với đội tàu hùng mạnh, công ty đã nhanh chóng chinh phục các cung đường vận tải và là đơn vị đầu tiên chuyển hàng từ Việt Nam sang Mỹ, Ấn Độ, Australia, Đông Phi, Nam Âu,…
Năm 1974, Vosco thành doanh nghiệp đầu tiên của ngành hàng hải Việt Nam thực hiện phương thức vay vốn để phát triển đội tàu: mua 3 tàu Sông Hương, Đồng Nai và Hải Phòng. Trong quá khứ, Vosco từng quản lý và khai thác hàng trăm tàu. Số lượng tàu của công ty giảm dần, hiện còn 19 tàu, có độ tuổi trung bình 12,5 năm.
Từ một doanh nghiệp hàng hải có đội tàu hùng mạnh, lợi nhuận vài trăm tỷ mỗi năm, giờ đây Vosco chìm trong vòng xoáy thua lỗ.
Giai đoạn 2012-2013 công ty lỗ tổng cộng 223 tỷ đồng do kinh tế khó khăn, giá nguyên liệu đầu vào tăng. Tuy nhiên, số lỗ này còn bắt nguồn từ việc vay nợ ngân hàng quá lớn để đóng mới và mua tàu biển. Cuối năm 2013, Vosco nợ ngân hàng hơn 3.000 tỷ đồng. Gánh nợ quá lớn khiến chi phí cho mỗi tàu cao, đẩy giá chiếm 77-92% trên doanh thu.
Trước án hủy niêm yết, Vosco năm 2014 đã phải bán bớt hai tàu là Diamond Star và Silver Star với giá khoảng 10,5 triệu USD, đem về 74 tỷ đồng lợi nhuận giúp cổ phiếu VOS trụ hạng.
Năm 2015, Vosco xác định sẽ lỗ 100 tỷ, song tình hình xấu ngoài dự đoán khiến số lỗ tăng lên 294 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo công ty cho biết, kinh tế thế giới chưa hồi phục, thị trường hàng hải thế giới bị rơi vào hoảng loạn đã tác động mạnh tới giá cước, giá thuê tàu biển. Chỉ số BDI năm qua có thời điểm giảm xuống 471 điểm, thấp nhất trong 30 năm qua. Trong khi đó, nguồn cung tàu mới ra thị trường ngày càng lớn đẩy nhóm tàu chủ lực của công ty vào thế "mong manh".
Kinh doanh bết bát, song lãnh đạo của Vosco luôn nhận lương cao hơn so với thị trường. Năm 2015, Tổng giám đốc Cao Minh Tuấn có thu nhập trên 880 triệu đồng, tương ứng 73 triệu đồng một tháng. Hai Phó tổng giám đốc là ông Nguyễn Hoàng Dũng và Lâm Việt Tiến có thu nhập lần lượt ở mức 751, 721 triệu đồng, tương ứng trên 60 triệu đồng một tháng.
Ông Nguyễn Quang Minh, Lâm Phúc Tú giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc cũng có mức thu nhập gần 700 triệu đồng.
Quỹ lương năm 2015 giữ ổn định ở mức 169 tỷ, số nhân viên 1.112 người. Năm 2014, quỹ lương cũng đạt 167 tỷ đồng.
Năm 2013, khi đó ông Vũ Hữu Chinh còn làm Chủ tịch đã nhận về 920 triệu đồng, năm 2012 là 967 triệu, năm 2014 giảm xuống 825 triệu đồng do bổ nhiệm Chủ tịch mới cuối năm. Ngoài ra các lãnh đạo khác cũng có mức thu nhập cao, bất chấp công ty thua lỗ.
Vận tải biển đang trải qua thời kỳ đen tối nhất, con tàu Vosco đang chông chênh giữa bão tố. Vay nợ ngân hàng để đóng tàu, mỗi biến động về lãi suất, thanh toán đều tác động đến đại gia vận tải này.
Lên sàn từ năm 2010 với giá 18.000 đồng, thua lỗ triền miên đã đẩy cổ phiếu VOS xuống mức giá bèo 2.200 đồng. Vosco thua lỗ khiến con tàu Vinalines ngày càng nặng nề hơn do tập đoàn này vẫn nắm 51% cổ phần tại đây. Ngoài ra, Ngân hàng Á Châu chiếm 9%, Quỹ Mutual Fund Elite chiếm 5,61%.
Chôm chôm Long Khánh vào 'bảng vàng' đặc sản quốc gia
Trong nhiều loại chôm chôm, chỉ mới có chôm chôm Long Khánh vừa được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Ảnh: Quỳnh Như
Quan hệ kinh tế Campuchia – Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng
Nhật báo “Tin tức Chùa Kinh đô” (Nokorwat News Daily) của Campuchia số ra ngày 14/6 có bài viết trên trang nhất kèm ảnh với nội dung cho rằng quan hệ kinh tế Campuchia – Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển.
Doanh nghiệp TP.HCM nợ BHXH 3.000 tỉ đồng
Đà Nẵng sẽ ưu tiên đột phá với kinh tế tư nhân
Dự án Gang thép Thái Nguyên: Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương tự chịu trách nhiệm
Việt Nam đề nghị Trung Quốc không làm phức tạp tình hình Biển Đông
Quảng Ngãi hiện có khoảng 3.000 doanh nghiệp (DN), nhưng chủ yếu là DN vừa và nhỏ. Vì thế, khi hội nhập kinh tế quốc tế, các DN trong tỉnh gặp nhiều khó khăn, thách thức...
Cẩn trọng với dây điện giả, kém chất lượng
14 doanh nghiệp bị kiện vì xả thải làm cá chết hàng loạt
210 tỷ đồng hỗ trợ DN tham gia chuỗi sản xuất nông, lâm, thủy sản
Thực phẩm an toàn vẫn khó đến tay người tiêu dùng
Doanh nghiệp Việt Nam lạc quan tỉnh táo về tác động của TPP, EVFTA
390 tỷ đồng xây dựng hạ tầng KCN Thanh Bình giai đoạn II
Đề xuất đầu tư 15.885 tỷ đồng xây 55 km cao tốc TP.HCM - Phnom Penh
Hiểu nội dung các cam kết là điểm khó của doanh nghiệp
TPHCM sẽ phê duyệt đề xuất phát triển công viên cảng Bạch Đằng
Đến 31/5, VAMC đã thu hồi được 31.000 tỷ đồng
Rumani tăng cường hợp tác thương mại với Việt Nam
Hà Nội đã chốt phương án thiết kế cầu đường sắt vượt sông Hồng
Vụ việc liên quan tới Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh đang tiếp tục làm nóng dư luận. Chia sẻ với Báo Đầu tư liên quan đến nghi án “chạy luân chuyển” này, ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ, Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương hy vọng đây là tiếng súng báo hiệu cuộc chiến chống tham ô, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền bắt đầu.
Nhập nhiều xe sang, Quảng Ninh thu ngân sách tăng vọt
Hải quan phát hiện 353 vụ vi phạm qua đường hàng không
Xử phạt 4 công ty bán hàng đa cấp
TP.HCM: Tội phạm vẫn ở mức cao
Chỉ có một doanh nghiệp Việt vào top 500 thương hiệu hàng đầu châu Á.
Đầu tư 100 triệu USD xây trường đua ngựa tại Phú Yên
Bộ Giao thông yêu cầu Vinalines minh bạch việc thanh lý tàu cũ
Chính phủ “bật đèn xanh”, siêu tổng công ty ACV tự tin đàm phán bán cổ phần
VAFI đề nghị cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khuyên con rời khỏi vị trí lãnh đạo tại Sabeco
Nhiều giải pháp xuất khẩu quả vải qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn
DN dệt may trong nước gặp khó trong việc tìm đơn hàng mới
Đề nghị rút giấy phép công ty vàng Bồng Miêu, Phước Sơn
Du lịch Phú Yên và mục tiêu 7 triệu lượt khách/năm
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự