Đà Nẵng xứng đáng với danh hiệu “thành phố đáng sống”
200 tỷ đồng xây cảng Bến Đình tại đảo Lý Sơn
Lo môi trường kinh doanh trì trệ vì thái độ thờ ơ
Truy tố nhóm bị can chiếm đoạt 700 tỷ đồng của ngân hàng
Tỉnh Long An cảnh cáo chủ khu công nghiệp “bít cửa” doanh nghiệp
10 doanh nghiệp Việt vào top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á của Nielsen
- Cập nhật : 15/06/2016
Chỉ có một doanh nghiệp Việt vào top 500 thương hiệu hàng đầu châu Á.
Những công ty lớn toàn cầu vẫn tiếp tục dẫn đầu danh sách 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nội địa đã có nhiều cải thiện về nhận thức thương hiệu của họ, theo báo cáo thường niên top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á – một nghiên cứu về nhận thức thương hiệu dưới góc độ người tiêu dùng, được công bố bởi tạp chí Campaign Asia-Pacific dựa trên nghiên cứu từ Nielsen.
Theo Nielsen, 10 thương hiệu Việt Nam đã xuất hiện trong danh sách này, trong đó Vietjet Air là doanh nghiệp duy nhất vào top 500 khi đứng vị trí thứ 490 trong danh sách thương hiệu hàng đầu châu Á. Các doanh nghiệp Việt Nam khác lọt vào top 1000 bao gồm Viettel (501), Petrolimex (512), Vinamilk (558), Mobifone (605), Trung Nguyên (626), Hảo Hảo (654), Vietnam Airlines (708), Vietcombank (753) và P/S (807).
Samsung vẫn là thương hiệu hàng đầu được ưa chuộng nhất tại khu vực châu Á năm thứ sáu liên tiếp. Theo sau là Apple của Mỹ (tăng hai bậc so với năm 2015), đứng thứ ba là thương hiệu Sony, Nestle ở vị trí thứ 4 và Panasonic là thương hiệu đứng thứ 5.
Bên cạnh đó, 5 thương hiệu khác vẫn tiếp tục giữ được vị trí của họ trong top 10: Nike đạt vị trí thứ 6, theo sau lần lượt là LG, Cannon, Channel và Adidas.
Báo cáo top 1000 thương hiệu hàng đầu châu Á kết hợp thái độ của người tiêu dùng tại 13 thị trường chủ chốt trong khu vực châu Á gồm Australia, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Khảo sát được thực hiện trên hàng chục ngành hàng khác nhau.
Khảo sát được thực hiện trên tổng số 400 người được hỏi ở từng thị trường, ngoại trừ Ấn Độ và Trung Quốc - nơi khảo sát tương ứng trên 800 và 1200 người. Nghiên cứu này đại diện cho dân số tại mỗi thị trường, khảo sát dựa trên độ tuổi, giới tính và mức thu nhập hộ gia đình hằng tháng.
(Theo Nhịp Cầu Đầu Tư)