Trưởng Công an xã tổ chức đá gà thu tiền sân
Vì sao chợ ế?
10 năm bắt, vận động đầu thú 82.853 đối tượng truy nã
Bộ Tư pháp ‘thúc’ các ngành giải quyết nợ đọng văn bản
500 người dính bẫy 2 băng giang hồ Hải Phòng
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 15-06-2016
- Cập nhật : 15/06/2016
Nhiều giải pháp xuất khẩu quả vải qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Đối với tỉnh Hải Dương với diện tích trồng vải thiều của tỉnh khoảng 11.000ha với sản lượng khoảng 50.000 tấn; trong đó có 50% sản lượng được tiêu thụ tại các chợ đầu mối, từ 25-30% là xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ tại các hệ thống siêu thị trong nước.
DN dệt may trong nước gặp khó trong việc tìm đơn hàng mới
Doanh nghiệp dệt may trong nước đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới.
Kim ngạch xuất khẩu dệt may trong 5 tháng đầu năm nay tăng trưởng khá, nhưng chủ yếu do sự đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong khi doanh nghiệp dệt may trong nước đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới.
Theo báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 5-2016, được Bộ Công Thương công bố vào tuần trước, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt và may mặc 5 tháng đầu năm 2016 ước đạt 8,6 tỉ đô la Mỹ, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Bộ Công Thương cho biết sự tăng trưởng này chủ yếu là do sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong khi các doanh nghiệp ngành dệt may nội địa đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các đơn hàng mới, đặc biệt là các đơn hàng sơ mi, quần, áo jacket.
Khi được hỏi về việc này, ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hội Dệt May Thêu Đan TP.HCM, cho TBKTSG Online biết có tình trạng doanh nghiệp may mặc trong nước đang thiếu đơn hàng, nhưng trước mắt tình trạng này không quá nghiêm trọng.
Vào năm ngoái, doanh nghiệp trong ngành cho rằng sự kỳ vọng vào Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ khiến ngày càng nhiều khách hàng tìm đến Việt Nam đặt hàng. Tuy nhiên, bắt đầu sang năm 2016, sự sôi động của năm 2015 nhờ TPP cũng giảm xuống, tình hình đơn hàng cũng có vẻ trầm lắng lại.
Theo ông Hồng, sự trầm lắng này chủ yếu do mức tiêu thụ của các thị trường trên thế giới bị chững lại khi người tiêu dùng các nước cắt giảm chi tiêu do khó khăn kinh tế. Ngoài ra, một số đơn hàng số lượng lớn, đòi hỏi gia công đơn giản, không yêu cầu chất lượng cao, lại được khách hàng chuyển sang một số nước như Bangladesh, Campuchia, khiến lượng đơn hàng tại Việt Nam bị hụt.
Do đó, theo ông Hồng, doanh nghiệp xuất khẩu may mặc đang gặp khó do phải chịu một số áp lực như tình trạng thiếu đơn hàng, giá cả không tăng trong khi chi phí tăng. Trước tình hình khó khăn này, mục tiêu xuất khẩu 31 tỉ đô la Mỹ trong năm 2016 của ngành dệt may Việt Nam cũng đã được điều chỉnh xuống mức trên 29 tỉ đô la Mỹ.
“Tình trạng này có thể kéo dài, doanh nghiệp đang chờ xem tình hình thị trường thế giới sắp tới có cải thiện hơn không”, ông Hồng cho biết.
Xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ: Trung Quốc giảm, Việt Nam tăng
Theo số liệu thống kê của Cơ quan Dệt May Mỹ (Otexa) thuộc Bộ Thương mại Mỹ (DOC), trong 4 tháng đầu năm nay, Mỹ nhập khẩu hàng dệt may với tổng trị giá trên 32,9 tỉ đô la Mỹ, giảm 3,29% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 10 nước xuất khẩu nhiều nhất hàng dệt may qua Mỹ, có đến 7 nước có kim ngạch hàng dệt may vào thị trường Mỹ bị sụt giảm trong thời gian này.
Chẳng hạn, Trung Quốc - nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất vào Mỹ - đã xuất khẩu vào thị trường này hàng dệt may trị giá trên 11 tỉ đô la Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay, giảm 5,88% (tương đương 695 triệu đô la Mỹ). Trong khi đó, Việt Nam - nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều thứ hai sang Mỹ - có mức tăng cao nhất, đạt trên 3,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 2,82%, tăng tương đương 98 triệu đô la Mỹ.(TBKTSG)
Đề nghị rút giấy phép công ty vàng Bồng Miêu, Phước Sơn
Theo ông Hưng, đến bây giờ cả hai công ty này vẫn chây ì và chưa trả tiền nợ thuế. “Cục Thuế đang đề nghị Sở Kế hoạch và đầu tư Quảng Nam thu hồi giấy phép hoạt động của cả hai công ty này, nhưng bên sở trả lời vẫn chưa thể thu hồi được” - ông Hưng cho hay.
Được biết, sau hai lần bị Cục Thuế Quảng Nam áp dụng cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, Công ty TNHH khai thác vàng Bồng Miêu đề xuất xin áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với vàng thỏi doré bán trong nước, nhưng Tổng cục Thuế không đồng ý vì cho rằng kiến nghị này trái với quy định của Luật thuế GTGT (thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu).
Đề xuất mới nhất của Vàng Bồng Miêu là xin xuất hóa đơn riêng lẻ cho mỗi lần bán sản phẩm vàng nhưng Cục Thuế Quảng Nam từ chối.
Du lịch Phú Yên và mục tiêu 7 triệu lượt khách/năm
Theo đó, giai đoạn 2016-2020, Phú Yên phấn đấu thu hút hơn 7 triệu lượt khách du lịch đến tỉnh, trong đó khoảng 1 triệu lượt khách quốc tế.
Lượt khách du lịch tăng bình quân khoảng 17%/năm, trong đó khách quốc tế tăng khoảng 60%/năm; ngày lưu trú bình quân 1,8 - 2 ngày/khách; tổng thu nhập du lịch tăng khoảng 29,5%/năm.
Gành Đá Đĩa – một trong những khu danh thắng mà tỉnh Phú Yên ưu tiêu, hỗ trợ đầu tư làm điểm nhấn thu hút du khách.
Phấn đấu đến năm 2020, tiếp đón hơn 2 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 490.000 lượt khách quốc tế; tổng thu nhập du lịch khoảng 3.100 tỷ đồng….
Để đạt được mục tiêu trên, theo ông Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, việc lập quy hoạch và đầu tư, kêu gọi đầu tư kết cấu hạ tầng là cơ sở xúc tiến đầu tư phát triển du lịch. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà chương trình yêu cầu đề ra.
Cụ thể, lập quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Vịnh Xuân Đài gắn với khu vực bãi biển Từ Nham, Gành Đá Đĩa; lập quy hoạch đầu tư khu vực Bãi Môn - Mũi Điện - Vũng Rô để làm cơ sở thu hút các dự án đầu tư.
Nghiên cứu các đề tài khoa học làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Lập danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư du lịch giai đoạn 2016 – 2020.
Điều chỉnh quy hoạch hai bên đường Độc Lập, đường Lê Duẩn (TP.Tuy Hòa) để hình thành khu du lịch biển Tuy Hòa; quy hoạch và đầu tư hạ tầng thiết yếu để hình thành các khu ẩm thực tại TP.Tuy Hòa, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông, Vũng Rô…
Lập quy hoạch chi tiết, phân khu chức năng, đầu tư hạ tầng tại các khu di tích, danh thắng để kêu gọi, thu hút đầu tư kinh doanh dịch vụ.
Tập trung kêu gọi đầu tư trục giao thông ven biển, đoạn Bắc cầu An Hải đến Quốc lộ 1 (tại Gành Đỏ); đầu tư nâng cấp tuyến đường từ Quốc lộ 1 đến bãi biển Từ Nham; từ Quốc lộ 1 đến vũng La; đường nối từ tuyến đường động lực ven biển đến Bãi Bàng (bãi biển phía Nam Gành Đá Đĩa); tuyến đường quanh Vịnh Xuân Đài để hình thành khu du lịch quốc gia và một số tuyến đường đến các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch.
Hình thành cơ bản cơ sở hạ tầng giao thông và thu hút đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các bãi biển: Tuy Hòa, Long Thủy, Bãi Xép, Phú Thường, Bãi Bàng, Bình Sa, Bãi Ôm, Từ Nham, Bãi Nồm… và tại các di tích lịch sử văn hóa, danh thắng mang nét độc đáo riêng như: Vịnh Xuân Đài, Gành Đá Đĩa, Đầm Ô Loan, Vũng Rô, Bãi Môn- Mũi Điện, núi Nhạn, núi Đá Bia, núi Chóp Chài, Hòn lao Mái nhà, Hòn Chùa, Hòn Yến, Hòn Nưa…
Xúc tiến đầu tư xây dựng bến tàu du lịch tại khu vực Vịnh Xuân Đài, Đầm Ô Loan, Sông Chùa, Vũng Rô… để phát triển du lịch biển đảo; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cảnh quan tại khu vực bãi biển TP Tuy Hòa; trạm dừng xe du lịch trên Quốc lộ 1D, Quốc lộ 1...
Đầu tư cơ sở vật chất thiết yếu tại các di tích danh thắng; tăng cường bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch, chú trọng đầu tư nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, danh thắng.
Tạo điều kiện nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thông báo cho phép lập dự án đầu tư; kịp thời rà soát và kiên quyết thu hồi những dự án không triển khai để cấp cho nhà đầu tư khác có tiềm lực mạnh, có thị trường nguồn khách ổn định.
Thu hút một số dự án đầu tư phát triển du lịch có quy mô lớn để nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ du lịch.
Ưu tiên kêu gọi đầu tư, hỗ trợ đầu tư tại khu danh thắng Gành Đá Đĩa – Bãi Bàng thành Khu du lịch gắn với di sản văn hóa Đá để làm điểm nhấn thu hút khách và kích thích đầu tư phát triển các khu vực khác.(BĐT)