tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh sáng 16-06-2016

  • Cập nhật : 16/06/2016

Doanh nghiệp Việt Nam lạc quan tỉnh táo về tác động của TPP, EVFTA

Đó là khẳng định của đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về sự chủ động của các doanh nghiệp Việt Nam trước thềm TPP và EVFTA.

Tại Hội thảo "Việt Nam nắm bắt cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới" do Bộ Công thương và Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức sáng nay (15/6) tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO thuộc VCCI khẳng định, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam đã biết về TPP và EVFTA tại thời điểm này cao, và tỷ lệ doanh nghiệp biết tương đối/biết rõ cũng đang tăng lên nhanh chóng.

dai dien vcci cho rang, doanh nghiep viet nam lac quan mot cach tinh tao ve tac dong cua cac hiep dinh thuong mai tu do. anh: h.y

Đại diện VCCI cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam lạc quan một cách tỉnh táo về tác động của các Hiệp định thương mại tự do. Ảnh: H.Y

Điều đáng mừng hơn là cùng với số lượng doanh nghiệp biết về TPP và EVFTA ngày càng gia tăng , nhưng các doanh nghiệp lạc quan một cách tỉnh táo về các tác động, về cơ hội, khó khăn của các Hiệp định thương mại tự do (FTA).

“VCCI đã tiến hành điều tra trong tháng 4/2016 với 1.500 doanh nghiệp và nhận được phản hồi của 250 doanh nghiệp, cho thấy một thực tế là doanh nghiệp đã sẵn sàng hơn cho TPP và EVFTA so với thời gian trước, kèm theo đó là hầu hết các doanh nghiệp đều có sự chuẩn bị khá cụ thể cho sân chơi thương mại mới mà các FTA mang lại”, bà Trang nói.

3 vấn đề được các doanh nghiệp chuẩn bị nhiều nhất cho các FTA, cụ thể là TPP và EVFTA bao gồm: Chất lượng sản phảm, Tận dụng công nghệ và Tiếp cận các thị trường mới.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, 3 vấn đề doanh nghiệp ít tập trung hơn cả lại thuộc về: Chuyển đổi sản xuất để nâng cao giá trị gia tăng, Đào tạo tay nghề cho công nhân để đạt chuẩn lao động quốc tế và Tham gia vào chuỗi sản xuất, lĩnh vực sản xuất mới.

Tập hợp hông tin từ đại diện cộng đồng doanh nghiệp, VCCI cũng cho biết, các doanh nghiệp có thể chưa đủ sẵn sàng cho TPP, EVFTA cũng xuất phát từ thực tế các cam kết trong TPP, EVFTA

Không hề dễ đọc, dể hiểu và chuẩn bị, do cam kết quá phức tạp về nội dung với 30 Chương, 1.200 trang văn bản, ngôn ngữ hàn lâm, rất nhiều thỏa hiệp.

Thêm vào đó, dù hướng dẫn từ phía cơ quan Nhà nước tuy đã có nhưng quá ít ỏi. Cơ quan Nhà nước mới chỉ có tóm tắt ngắn về EVFTA, tóm tắt mang tính chính sách một vài Chương của TPP. Còn từ phía VCCI, các Hiệp hội ngành hàng, dù đã rất cố gắng nhưng mới có cuốn tóm lược về TPP, chưa có các hướng dẫn TPP trong các lĩnh vực cụ thể.


390 tỷ đồng xây dựng hạ tầng KCN Thanh Bình giai đoạn II

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thanh Bình, tỉnh Bắc Kạn - Giai đoạn II.
khu cong nghiep thanh binh

Khu công nghiệp Thanh Bình

Mục tiêu của Dự án nhằm hình thành một Khu công nghiệp mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo ra quỹ đất với các điều kiện hạ tầng kỹ thuật phù hợp để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp; tạo môi trường thuận lợi và có bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp, phát huy lợi thế và nguồn lực của tỉnh, nâng cao tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tạo việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Dự án đầu tư xây hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thanh Bình - Giai đoạn II, tỉnh Bắc Kạn có diện tích 80,3 ha với tổng mức vốn thực hiện là 390,17 tỷ đồng. Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn làm Chủ Dự án.

Được biết, Khu Công nghiệp Thanh Bình nằm trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của đất nước, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với quy mô diện tích 153 ha. 

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Thanh Bình giai đoạn I đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2012.


Đề xuất đầu tư 15.885 tỷ đồng xây 55 km cao tốc TP.HCM - Phnom Penh

Tuyến cao tốc này dài 55 km này sẽ bắt đầu tại huyện Hóc Môn (TP.HCM) và kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh.
tuyen cao toc tren dia ban viet nam se ket thuc tai cua khau moc bai - tay ninh

Tuyến cao tốc trên địa bàn Việt Nam sẽ kết thúc tại cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh

Theo đề xuất của Ban quản lý dự án ATGT (Bộ GTVT), tuyến cao tốc TP.HCM – Phnom Penh, đoạn phía Việt Nam có tên là cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ bắt đầu tại đường vành đai III (lý trình Km56+200) cách cầu Rạch Tra 2 km về phía Bắc và kết thúc tại nút giao với Quốc lộ 22 (lý trình km52+850) thuộc khu vực cửa khẩu Mộc Bài, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

Tuyến sẽ đi gần song song với Quốc lộ 22 và cách Quốc lộ 22 về phía Bắc khoảng 2 km với tổng chiều dài là 55 km.

Ban quản lý dự án ATGT cho biết là hiện tuyến cao tốc phía Campuchia đang được JICA tài trợ nghiên cứu khả thi, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2016. Đối với phần cao tốc qua địa bàn Việt Nam đang chờ kết quả từ việc ký biên bản ghi nhớ giữa nhà tài trợ Nhật Bản và Bộ GTVT, trong đó sẽ sử dụng nguồn vốn không hoàn lại của JICA cho việc lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Tiến độ nghiên cứu sẽ hoàn thành trong quý I/2017.

Được biết, tuyến cao tốc này sẽ được đầu tư theo quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km, tổng mức đầu tư là 15.885 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1, tuyến sẽ được xây dựng với quy mô 4 làn xe hạn chế, tổng mức đầu tư 10.346 tỷ đồng.

Nếu được hoàn thành vào năm 2020, tuyến đường sẽ đảm nhận vai trò là một trong những hành lang phát triển kinh tế, trục đô thị hóa quan trọng của  vùng và tuyến giao thông cao tốc xuyên Á kết nối các trung tâm kinh tế, cửa khẩu và các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế của vùng và khu vực kinh tế Asean.

Hiện đường xuyên Á (Quốc lộ 22) là tuyến đường bộ duy nhất nối TP.HCM với cửa khẩu Mộc Bài được dự bảo là sẽ mãn tải vào năm 2016 nên việc sớm đầu tư một tuyến vận tải mới có chất lượng vận doanh cao là điều cần sớm được triển khai.


Hiểu nội dung các cam kết là điểm khó của doanh nghiệp

Doanh nghiệp Việt Nam "chưa đủ"  sẵn sàng  cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) là kết quả khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) điều tra.

thieu thong tin day du ve cac cam ket hoi nhap la kho khan duoc doanh nghiep neu ra. anh: tran viet.

Thiếu thông tin đầy đủ về các cam kết hội nhập là khó khăn được doanh nghiêp nêu ra. Ảnh: Trần Việt.

Lạc quan tỉnh táo

Vấn đề hội hội nhập, cũng như sự chuẩn bị của doanh nghiệp với tiến trình hội nhập của Việt Nam không phải là câu chuyện mới nhưng những số liệu khảo sát mà bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nêu ra khá bất ngờ.

Để trả lời cho câu hỏi “doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng cho TPP và EVFTA chưa?”, VCCI đã có cuộc điều tra với 1.500 doanh nghiệp sản xuất. Số doanh nghiệp phản hồi lại chỉ có khoảng 250 doanh nghiệp, so với 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động là con số quá nhỏ, song với cách điều tra ngẫu nhiên bà Trang cho rằng: “Câu trả lời thu được cũng có ý nghĩa với cơ quan chức năng để có thể hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất”.

Và kết quả từ cuộc khảo sát đó đã đưa ra câu trả lời ngắn gọn nhất mà VCCI nhận được đó là “doanh nghiệp đã sẵn sàng hơn cho TPP và EVFTA nhưng chưa đủ”.

Bà Trang dẫn ra 3 lý do để VCCI đưa ra kết luận doanh nghiệp “đã sẵn sàng hơn”. Thứ nhất, 83% doanh nghiệp được hỏi biết về TPP và EVFTA nhiều hơn con số 77% của năm 2015. Con số này có được một phần nhờ vào nỗ lực của các cơ quan Chính phủ trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin cho doanh nghiệp.

Thứ hai, sau khi biết về TPP và EVFTA, doanh nghiệp đánh giá lạc quan hơn về tác động của 2 hiệp định thương mại tự do (FTA) này. Hầu hết doanh nghiệp (80-90%) đều đánh giá mức độ ảnh hưởng tích cực.

“Điều này cho thấy doanh nghiệp khá lạc quan nhưng là sự lạc quan tỉnh táo khi 70% doanh nghiệp nhận thức cạnh tranh sẽ khó khăn hơn. Có đến 90% doanh nghiệp đánh giá tác động của TPP, EVFTA đối với nền kinh tế nhiều hơn so với tác động đến bản thân doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp nhìn thấy khả năng tận dụng cơ hội từ các FTA này thấp hơn so với sự tác động tới nền kinh tế”, bà Trang phân tích.

Thứ ba, không chỉ dừng ở hiểu biết, doanh nghiệp đã bắt đầu có hành động chuẩn bị tận dụng những lợi ích mà các FTA mang lại. Theo đó, 88% doanh nghiệp trả lời có kế hoạch cải thiện năng lực sản xuất, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong 3 năm tới. 

Kế hoạch mà doanh nghiệp tập trung nhiều nhất ở 3 khía cạnh: Tập trung vào chất lượng sản phẩm (80%); 62% doanh nghiệp có kế hoạch tận dụng công nghệ- cách nền kinh tế hiện địa hướng tới; tiếp cận thị trường mới.

Tuy nhiên, 3 khía cạnh doanh nghiệp ít tập trung là chuyển đổi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng; đạt tiêu chuẩn lao động quốc tế; tham gia chuỗi sản xuất, lĩnh vực mới. “Qua đây có thể thấy, doanh nghiệp đã chú ý nhiều hơn đến câu chuyện điều chỉnh để tận dụng thay vì thay đổi để nắm bắt cơ hội”, bà Trang nhận định.

Doanh nghiệp thiếu thông tin

Dù tỷ lệ doanh nghiệp hiểu về các hiệp định đã tăng lên song vị đại diện VCCI vẫn cho rằng, doanh nghiệp “chưa đủ sẵn sàng”. Đại diện các doanh nghiệp cho hay, các cam kết phức tạp khiến doanh nghiệp khó hiểu bản chất cam kết để thực hiện. Thừa nhận điều này bà Trang cho rằng: “Cơ quan nhà nước hiểu bản chất cam kết để thực hiện còn khó khăn thì với doanh nghiệp sẽ còn khó khăn gấp nhiều lần.

Ý kiến của ông Nguyễn Khánh Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cùng đồng tình với thực tế này khi vị này bày tỏ sự quan ngại về trình độ tiếng Anh, khả năng của cán bộ Việt trong việc hiểu đúng bản chất pháp lý, nội hàm các quy định quốc tế liên quan FTA để chuyển hóa, thiết kế lời văn điều chỉnh pháp luật Việt Nam.

Không chỉ vậy, doanh nghiệp còn thiếu thông tin đầy đủ về cam kết và cách thức thực hiện; bất cập trong tổ chức thực thi hiệp định của cơ quan nhà nước. “Năng lực cạnh tranh thấp là vấn đề của bản thân doanh nghiệp khi tham gia FTA. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố cản trở việc doanh nghiệp cải thiện năng lực sản xuất như chính sách thuế, tình trạng nhũng nhiễu, cơ sở hạ tầng, tay nghề lao động, chính sách lương…”, bà Trang nhấn mạnh.

Có thể thấy, các FTA thế hệ mới được kỳ vọng mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam như tăng trưởng xuất khẩu, mở rộng thị trường... Làm sao để tận dụng những cơ hội này, câu trả lời được nhiều chuyên gia nhắc tới vẫn là sự tự vận động của doanh nghiệp như chủ động thay đổi, nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh, dũng cảm thay đổi, sẵn sàng điều chỉnh. 

Tuy nhiên, sự nỗ lực thay đổi của doanh nghiệp là chưa đủ. Còn cần đến bàn tay nâng đỡ, sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, thay đổi chính sách tạo đà cho doanh nghiệp.(HQ)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục