tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 14-06-2016

  • Cập nhật : 14/06/2016

Việt Nam và Lào sẽ nghiên cứu làm đường cao tốc qua cửa khẩu Thanh Thủy

Thay mặt Chính phủ, UVBCT, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ GTVT phối hợp với nước bạn Lào để nghiên cứu khả thi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn, trong đó có đoạn Thanh Thủy, Thanh Chương, Nghệ An đi Pạc Xan, Lào báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đây là một trong những nội dung quan trọng tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình với tỉnh Nghệ An mới đây.

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Xuân Đường – Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, đề nghị Phó Thủ tướng có ý kiến với phía nước bạn Lào để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án làm đường phía Lào tại cửa khẩu Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Nghệ An đi Pạc Xan (Lào) dài 195 km. Qua đó, thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Viêng Chăn – cửa khẩu Thanh Thủy  đi Hà Nội.

duong len cua khau quoc te thanh thuy

Đường lên Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết, trong thời gian qua tỉnh Nghệ An và Bộ GTVT có phối hợp chặt chẽ về công tác phát triển hạ tầng giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Bộ đang tập trung triển khai tuyến cao tốc từ Hà Nội đi Vũng Áng, Hà Tĩnh theo chương trình từ nay đến 2020.

Tuy nhiên, đối với các tuyến Quốc lộ trên thuộc địa bàn Nghệ An, chỉ có Quốc lộ 1 A nâng cấp toàn diện. Do đó, từ nay đến năm 2020, Bộ GTVT từng bước bước nâng cấp các Quốc lộ 46, 48, 7, 15 đạt tiêu chuẩn theo quy hoạch Thủ tướng phê duyệt. Đặc biệt, đối với tuyến Quốc lộ 46 đi cửa khẩu Thanh Thủy, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết được đầu tư khá lâu và chỉ đạt được cấp IV.

Về vấn đề làm đường cao tốc Thanh Thủy – Pạc Xan, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, phía Lào đã làm việc với chính phủ hai nước để đầu tư xây dựng tuyến đường nay nhưng ngân sách của nước bạn còn khó khăn. Do đó, phía Lào đề xuất Việt Nam giúp thực hiện. Về phía Bộ GTVT đã giúp Lào công tác khảo sát, thiết kế và tuyết đường đã thiết kế xong.

Mặt khác, Lào đang làm việc với Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) để giúp họ xây dựng tuyến đường. Phía Việt Nam đồng tình ADB giúp cả Lào và Việt Nam thực hiện tuyến đường cả hai bên.

“Hiện nay, ADB đang cử các đoàn chuyên gia để thực hiện. Khi hoàn thành, tuyến này có rất ý nghĩa tích cực vì khoảng cách đường bộ từ Viêng Chăn (Lào) về Việt nam thì đây là tuyến đường ngắn nhất và địa hình tốt nhất”, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết.

Kết luận vấn đề này, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ GTVT phối hợp với phía nước bạn Lào để nghiên cứu khả thi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn, trong đó có đoạn Thanh Thủy đi Pạc Xan (Lào) báo cáo Thủ tướng Chính phủ


Đầu tư hạ tầng giao thông: Phải hút vốn ngoại

Nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn tới còn khá lớn và xã hội hóa nguồn vốn vẫn là giải pháp tối ưu được lựa chọn trong điều kiện ngân sách ngặt nghèo. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, ngoài trông chờ vào các nhà đầu tư trong nước, làm sao để thu hút được nhà đầu tư và nguồn vốn ngoại mới là “lời giải” then chốt.

trong giai doan 2011-2015, bo gtvt da huy dong duoc hon 186 nghin ty dong de dau tu 62 du an theo hinh thuc bot va bt. anh: nguyen thanh​​​.

Trong giai đoạn 2011-2015, Bộ GTVT đã huy động được hơn 186 nghìn tỷ đồng để đầu tư 62 dự án theo hình thức BOT và BT. Ảnh: Nguyễn Thanh​​​.

Cần hơn 1 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Giao thông vận tải (GTVT): Trong giai đoạn 2016-2020, tổng nhu cầu nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông lên đến hơn 1.039 tỷ đồng, trong khi khả năng cân đối từ nguồn ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 11%. Do vậy, việc tiếp tục kêu gọi đầu tư theo hình thức Hợp tác công tư (PPP) là một giải pháp tất yếu.

Ông Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: Thời gian tới, việc đầu tư hạ tầng giao thông sẽ tập trung vào các dự án có tính chất đột phá, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc-Nam. Bên cạnh đó, các tuyến nối liền các trung tâm kinh tế với nhau sẽ được nâng cấp, trên cơ sở Nhà nước và các nhà đầu tư tư nhân cùng thực hiện.

“Để đảm bảo việc đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức BOT hài hòa lợi ích giữa các bên, tránh tăng chi phí vận tải, Bộ GTVT chủ trương tập trung đầu tư các tuyến mà người dân có quyền lựa chọn. Nếu người dân, DN không muốn đi vào tuyến cao tốc thì có thể đi vào tuyến đường còn lại. Việc áp dụng các công nghệ mới cũng sẽ được đẩy mạnh áp dụng nhằm giảm suất đầu tư xuống, mục tiêu giảm mức thu phí, rút ngắn thời gian thu phí”, ông Trường nhấn mạnh.

Còn theo ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ GTVT:  Để việc thu hút vốn xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông thuận lợi hơn trong thời gian tới, về giải phóng mặt bằng, tái định cư, đối với dự án PPP, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chấp thuận sử dụng nguồn vốn Nhà nước cho công tác giải phóng  mặt bằng đặc biệt trong bối cảnh đang định hướng huy động nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài.

Liên quan tới các trạm thu phí, chính sách phí, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm có ý kiến chính thức về quy hoạch trạm thu phí theo hướng giao Bộ Tài chính quy định về tiêu chí lập trạm thu phí, xác định mức phí trên hệ thống quốc lộ, cao tốc; ban hành các Thông tư hướng dẫn quản lý về giá phí sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đầu tư theo hình thức PPP khi Luật Phí và lệ phí có hiệu lực.

Cơ chế thoáng để hút vốn ngoại

Trên thực tế, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, năng lực tài chính của các DN trong nước cũng hạn chế, để có thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thu hút được nhà đầu tư và nguồn vốn vay nước ngoài với lãi suất hợp lý là điều khá quan trọng. Nhận thức rõ điều này, ông Nguyễn Nhật cũng kiến nghị Chính phủ chấp thuận cơ chế bảo lãnh doanh thu.

Xung quanh câu chuyện làm thế nào để hút vốn ngoại vào đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, đại diện Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM phân tích: Hiện nay, nhà đầu tư ngoại không mặn mà bởi các hình thức đầu tư vào hạ tầng giao thông như BOT ở Việt Nam đang tồn tại nhiều rủi ro. Điển hình như khâu giải phóng mặt bằng khó khăn. Hợp đồng BOT thì cơ quan quản lý Nhà nước ký kết, song giá phí lại do Bộ Tài chính và UBND địa phương quyết định nên tổng thể phương án tài chính không ổn định. Bên cạnh đó, một dự án BOT có quá nhiều cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra các khâu. Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài rất sợ thanh kiểm tra nhiêu khê, đặc biệt là sợ xảy ra tranh chấp. Nhà đầu tư nước ngoài hiện không thể vay vốn các ngân hàng trong nước cũng là một rào cản khiến DN ngại ngần tham gia đầu tư.

“Xuất phát từ các yếu tố trên, để thay đổi quan điểm của nhà đầu tư ngoại, các dự án mời gọi đầu tư nên là dự án mới như xây dựng đường trên cao, cao tốc…, nơi mà người sử dụng dự án được lựa chọn phương án để đi, không thắc mắc về giá phí thời gian thu phí. Hình thức chọn nhà đầu tư phải tổ chức đấu thầu quốc tế, từ bước lập dự án tới đầu tư. Về vấn đề pháp lý, nhất là các Luật liên quan, nếu nhà đầu tư cảm thấy Luật mới ban hành kèm theo các Nghị định, văn bản dưới Luật không tốt hơn Luật cũ ở thời điểm mời gọi đầu tư thì có thể cho phép nhà đầu tư lựa chọn áp dụng Luật cũ. Làm như vậy, mới có thể đảm bảo sự ổn định tạo dựng lòng tin”, vị đại diện này nhấn mạnh.

Đứng từ góc độ của Bộ Tài chính, bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho rằng: Về kiến nghị bảo lãnh doanh thu cho nhà đầu tư nước ngoài của Bộ GTVT cần xem xét kỹ lưỡng. Bởi, bảo lãnh phải theo quy định của Luật Quản lý nợ công. Hình thức bảo lãnh có thể dẫn tới rủi ro lớn cho Chính phủ và hiện tại chưa phù hợp với Luật Quản lý nợ công.

Đánh giá tổng thể về đầu tư kết cấu cho hạ tầng giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải chủ động phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Tài chính xây dựng, đề xuất cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến huy động nguồn lực đầu tư cho hạ tầng giao thông theo hình thức BOT. Bên cạnh đó, Bộ GTVT tiếp tục rà soát chiến lược quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông, đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Đối với Bộ Tài chính, Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát chính sách phí theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 35 ngày 16-5; đồng thời kịp thời ban hành Thông tư hướng dẫn về giá phí theo hình thức BOT khi Luật Phí và Lệ phí có hiệu lực từ 1-7 tới.  


Mời nhà đầu tư Mỹ, Nhật... 
đầu tư hạ tầng 
khu công nghiệp

 Đó là Khu công nghiệp Hòa Cầm mở rộng diện tích 176,6ha, Khu công nghiệp Hòa Nhơn diện tích 545,8ha và Khu công nghiệp Hòa Ninh rộng 676,6ha.

Ba khu công nghiệp này sẽ ưu tiên thu hút các ngành nghề công nghiệp sạch, ít ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ đạt tiêu chuẩn B trước khi đấu nối vào hệ thống chung, xử lý đạt tiêu chuẩn A trước khi thải ra môi trường.

Ông Phạm Việt Hùng cho hay hiện Viện Quy hoạch xây dựng thành phố đã xác định ranh giới, khu vực quy hoạch các dự án khu công nghiệp để triển khai công tác quản lý và sang năm 2017 sẽ bắt đầu triển khai đầu tư xây dựng.

Theo ông Hùng, thành phố sẽ không bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng mà ưu tiên kêu gọi nhà đầu tư khu công nghiệp có tiềm lực trong và ngoài nước (Mỹ, Nhật Bản, EU, Singapore, Hàn Quốc…) đầu tư xây dựng hạ tầng. Các doanh nghiệp này cũng bỏ tiền ra đền bù giải tỏa, tổ chức kêu gọi đầu tư, xác định giá thuê đất…


Phó thủ tướng mời quan chức Trung Quốc ăn vải thiều Việt Nam

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng mời người đồng nhiệm Trung Quốc cùng các quan chức khác ăn vải thiều Việt Nam tại Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ 4 khai mạc hôm qua.
pho thu tuong trinh dinh dung (phai) moi pho thu tuong trung quoc uong duong, lanh dao cac bo, nganh va tinh van nam thuong thuc vai thieu tai gian hang nong san viet nam. anh: vgp

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng (phải) mời Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương, lãnh đạo các bộ, ngành và tỉnh Vân Nam thưởng thức vải thiều tại gian hàng nông sản Việt Nam. Ảnh: VGP

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã mời Phó thủ tướng Trung Quốc Uông Dương ăn vải thiều khi tới thăm gian hàng của Việt Nam tại sự kiện, diễn ra từ ngày 12 đến 17/6 tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, theo cổng thông tin điện tử của Chính phủ.

Dù Việt Nam đang mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều sang các nước khác để giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nhiều người trồng hiện vẫn dành một lượng lớn vải để bán cho các thương lái từ nước láng giềng này. Trung Quốc là khách hàng vải thiều lớn nhất của Việt Nam, thu mua khoảng 60% sản lượng hàng năm, theo số liệu chính thức.

Trong Hội chợ Trung Quốc - Nam Á năm nay, có 140 doanh nghiệp, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực như thủ công mỹ nghệ, nông nghiệp, thủy hải sản, chế biến thực phẩm và đồ gia dụng từ Việt Nam tham gia hội chợ với 280 gian hàng.

Khoảng 5.000 doanh nghiệp từ 89 quốc gia và vùng lãnh thổ góp mặt trong sự kiện này tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục