Đại sứ Vnukov: Nga cung cấp vũ khí hiện đại nhất cho Việt Nam
TP.HCM: Bổ nhiệm, điều động ba phó chánh tòa chuyên trách
Tiến sĩ kinh tế làm Phó chủ tịch Đà Nẵng
Hơn 2.000 đoàn đi nước ngoài trong năm 2015
Tìm giải pháp giảm tình trạng ùn ứ dưa hấu
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh chiều 14-07-2016
- Cập nhật : 14/07/2016
Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 7 tỉnh, thành phố
Đối với tỉnh Tuyên Quang, Thủ tướng đã phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Phạm Minh Huấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với: Ông Nguyễn Đình Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2011 - 2016; ông Trần Ngọc Thực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2011 - 2016; ông Nguyễn Hải Anh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang nhiệm kỳ 2011 - 2016; bà Lê Thị Kim Dung, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Tuyên Quang.
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơnhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Võ Thành Thống, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2011- 2016.
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với: Ông Lê Văn Tâm và ông Đào Anh Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2011- 2016; ông Nguyễn Thanh Dũng, bà Võ Thị Hồng Ánh và ông Trương Quang Hoài Nam, Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2011- 2016.
Với tỉnh Gia Lai, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Võ Ngọc Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2016- 2021 đối với: Bà Huỳnh Nữ Thu Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011- 2016; ông Kpă Thuyên và ông Nguyễn Đức Hoàng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2011- 2016.
Với tỉnh Lai Châu, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Đỗ Ngọc An, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2011- 2016.
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với: Ông Tống Thanh Hải, ông Giàng A Tính, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2011- 2016; ông Lê Trọng Quảng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu nhiệm kỳ 2011- 2016.
Với tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với ông Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2011- 2016.
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với: Ông Phạm Văn Ca, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2011- 2016; ông Phạm Văn Xuyên, ông Nguyễn Hoàng Giang, bà Nguyễn Thị Lĩnh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Còn với tỉnh Bình Thuận, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2016- 2021 đối với ông Nguyễn Ngọc Hai, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với: Ông Lương Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011- 2016; ông Nguyễn Đức Hòa, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ 2011- 2016; ông Phạm Văn Nam, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bình Thuận.
Với tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2016- 2021 đối với ông Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với: Ông Lê Duy Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011- 2016; ông Vũ Chí Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2011- 2016.
Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long: Cần những nghiên cứu bài bản, sâu sắc
ĐBSCL có diện tích 40.000km2, dân số 18 triệu người, là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của cả nước, đóng góp 90% lượng gạo xuất khẩu, 70% sản lượng trái cây và thủy sản xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2015 đạt 7,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 40,27 triệu đồng, tổng đầu tư toàn xã hội trên 258.000 tỷ đồng.
Tại Hội nghị, đại diện Bộ Công thương đánh giá cao tiềm năng phát triển ngành của vùng và cho biết, với vị trí tiếp giáp và có đường biên giới 330km với Campuchia, ĐBSCL có lợi thế rất lớn trong phát triển kinh tế biên mậu. Để phát huy các lợi thế về vùng nguyên liệu nông, thủy sản, phát triển thương mại dịch vụ trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới, các địa phương trong vùng cần xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao; xây dựng thương hiệu hàng nông sản; thúc đẩy xuất khẩu; xây dựng các kênh phân phối; tăng cường liên kết với các địa phương trong vùng và liên kết với TP. Hồ Chí Minh trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, các đại biểu nhận định, sự phát triển của ĐBSCL chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. .GS.Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ cho rằng, dù sống trên “vựa lúa”, nhưng thu nhập bình quân đầu người của người dân ĐBSCL chỉ khoảng 2.000USD, thấp nhất khu vực. Đồng quan điểm đó, ông Nguyễn Phương Lam, Phó giám đốc VCCI chi nhánh Cần Thơ cho biết, cả vùng chỉ có chưa đến 60.000 doanh nghiệp, thu hút đầu tư chưa đầy 20 tỷ USD là rất thấp so với tiềm năng, đáng lưu ý là có rất ít dự án đầu tư vào nông nghiệp - lĩnh vực được xem là thế mạnh của vùng.
Phát biểu tại hội nghị, UV Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam Bộ Vương Đình Huệ phân tích, các kỳ tổ chức MDEC đã nói nhiều về tiềm năng, lợi thế của vùng, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu sâu sắc.
"Nông dân không muốn nghe chúng ta nói quá chung chung mà cần nêu cụ thể như: ngành chăn nuôi, sản xuất nguyên liệu đầu vào cho thức ăn chăn nuôi sẽ gặp những thách thức gì khi hội nhập, để giải quyết vấn đề đó thì chúng ta cần phải làm gì; ĐBSCL có thế mạnh ở các sản phẩm: lúa, cá tra, tôm, trái cây, khi hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới thì có đủ sức cạnh tranh hay chưa, trong khi hiện nay thị trường trong nước đang có nhiều sản phẩm cùng loại du nhập vào, việc bảo vệ thị phần thị trường nội địa có vững chắc hay chưa, không khéo chúng ta sẽ thua ngay sân nhà", Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH), vùng ĐBSCL được đánh giá là dễ tổn thương nhất, 60-70% nguồn nước ngọt sử dụng có nguồn từ nước ngoài chảy vào, do đó bài toán quản lý nguồn nước, chống chọi với BĐKH trong phát triển phải được chú trọng. Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ ngành hữu quan rà soát lại tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng theo quan điểm và cách thức tiếp cận mới. Ttrên cơ sở đó, Chính phủ đề ra định hướng phát triển vùng trong trung hạn và dài hơi hơn. Dự kiến trong tháng 8 năm nay, BCĐ Tây Nam Bộ sẽ chủ trì tổ chức hội nghị về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và logistics của vùng. Đây cũng là một nôi dung quan trọng trong phát triển bền vững tại ĐBSCL, vì một ĐBSCL phát triển an toàn, trù phú và thịnh vượng.(ĐT)
Giật mình vụ chôn 100 tấn chất thải Formosa tại Hà Tĩnh
Khoảng 100 tấn chất thải được đưa ra từ Cty TNHH Hưng nghiệp Gang thép Formosa Hà Tĩnh (FHS) được Giám đốc Cty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Quản lý Môi trường Đô thị Kỳ Anh (Cty MTKA) chôn lấp tại trang trại của gia đình.
Sau khi lấy mẫu, lực lượng chức năng chỉ đạo tạm thời san lấp số chất thải này, khi có kết quả sẽ chỉ đạo xử ly (ảnh lớn); Chất thải được chất thành đống tại trang trại của gia đình ông Giám đốc Cty MTKA (ảnh nhỏ). Ảnh: Minh Thùy.
Chôn 100 tấn chất thải từ FHS tại trang trại
Những ngày gần đây, người dân phường Kỳ Trinh, TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh phản ánh có nhiều xe tải chở rác thải lấy từ Formosa được đưa về một trang trại ở vùng thượng phường Kỳ Trinh chôn lấp gây mùi hôi thối nồng nặc. Chất thải có màu đen giống như bùn, có nhiều bao tải rách nát trộn lẫn trong chất thải. Theo thông tin người dân cung cấp, trang trại này của đích thân Giám đốc Cty MTKA.
Ngày 11-7, sau khi nhận được thông tin, Sở TNMT Hà Tĩnh, Phòng CSMT (Công an Hà Tĩnh) cùng lực lượng chức năng trực tiếp vào hiện trường điều tra làm rõ. Tại hiện trường, từng đống rác thải màu đen trộn lẫn vỏ bao bì được chất từng đống sát ngay cổng ra vào trang trại này.
Trang trại này nằm cách đường tránh QL 1 A gần 1km. Hôm qua, 12-7, trao đổi với PV, ông Võ Tá Đinh Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh cho biết, sau khi có thông tin cử cán bộ vào tận hiện trường để điều tra làm rõ. “Sở giao Thanh tra, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Trung tâm Quan trắc vào xác định phạm vi khu vực đó và khối lượng chôn lấp là bao nhiêu”, ông Võ Tá Đinh nói.
Sau khi kiểm tra, Sở TN-MT Hà Tĩnh đã lấy mẫu và gửi ra Trung ương để làm rõ đó là chất thải gì để làm việc cụ thể với các đơn vị liên quan. “Phải làm rõ chất thải đó là chất thải như thế nào, chức năng đơn vị nào được cấp phép”, Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh nói.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau khi có thông tin, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo Sở TN-MT, Phòng CSMT (Công an tỉnh) vào cuộc ngay để làm rõ sự việc. “UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng làm việc với Formosa để làm rõ nguồn gốc chất thải, hợp đồng vận chuyển, xử lý của các đơn vị liên quan”, ông Dương Tất Thắng nói.
Ông Phạm Văn Hùng, Trưởng phòng TN-MT TX Kỳ Anh cho biết, ngày 11-7, lực lượng chức năng vào kiểm tra thực địa lập biên bản và tạm giữ một số máy móc. Theo Trưởng phòng TN-MT TX Kỳ Anh, kết quả xác minh bước đầu, giữa Cty MTKA có ký kết hợp đồng vận chuyển chất thải với FHS đến xử lý tại hai nhà máy trên địa bàn. “Không hiểu vì lý do gì Cty MTKA lại chuyển đến trang trại của ông giám đốc để chôn lấp. Vụ việc đang được điều tra, làm rõ”, ông Hùng cho biết.
Một lãnh đạo Phòng CSMT, Công an Hà Tĩnh cho biết, kiểm tra thực tế phát hiện rất nhiều chất thải bùn, chất thải rắn được dập thành bánh và chôn lấp dưới đất. “Bước đầu đã xác định có khoảng 100 tấn chất thải tại trang trại này. Lực lượng chức năng yêu cầu đào lên, lập biên bản để lấy mẫu gửi đi phân tích. Hiện đang chờ kết quả phân tích để xử lý”, vị lãnh đạo này cho biết.
Trưa qua, 12-7, rất đông lực lượng chức năng và các cơ quan báo chí có mặt tại hiện trường vụ chôn chất thải. Cách cổng vào trang trại khoảng 30 mét được chủ trang trại cho chặt cây tràm với diện tích khoảng 1.000m2 được đào lên để chôn rác thải này.
Nhìn màu đất và gốc cây bị chặt còn rất mới, nhiều bao tải đựng rác màu đen được lấp sơ sài. Ngày 11-7, sau khi lập biên bản và lấy mẫu, lực lượng chức năng cho tạm lấp chỗ rác này để chờ kết quả xử lý. Tại hiện trường, lực lượng chức năng tiếp tục đo đạc, quan sát, tính toán số diện tích đất lấp chất thải này.
Chiều cùng ngày, Sở TN-MT, Phòng CSMT, UBND TX Kỳ Anh làm việc trực tiếp với FHS. PV Tiền Phong có mặt cùng đoàn làm việc tại trụ sở FHS, tuy nhiên khi thấy có mặt PV, ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở TN-MT ngăn chặn không cho đi cùng đoàn vì “báo chí không được tham dự cuộc họp”. Một lát sau, đoàn kiểm tra được phía FHS đưa đi thực địa trước cuộc họp.
Lấy nhiều mẫu rác thải ở FHS để đối chất
Theo nguồn tin riêng của PV Tiền Phong, chiều qua, 12-7, trước khi lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh có cuộc làm việc với FHS, đoàn đã trực tiếp xuống lấy mẫu chất thải tại nhiều vị trí ở FHS.
Nội dung buổi làm việc xoay quanh các nội dung trong hợp đồng được ký kết giữa FHS và Cty MTKA. Trao đổi với PV Tiền Phong, một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, ngoài việc lấy mẫu tại các vị trí như trong hợp đồng ký kết, đoàn lấy thêm mẫu ở nhiều vị trí khác như khu vực bùn thải sinh hóa...
“Hiện trường lấy các mẫu được giám sát và giữ nguyên hiện trạng. Sau khi có kết quả phân tích để đối chứng cho rõ ràng, một lãnh đạo tỉnh nói.
Tối qua, PV Tiền Phong có cuộc làm việc với ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Cty MTKA, cho biết, trang trại chôn lấp 100 tấn rác thải là của anh trai mình. “Trang trại này trước đây là của tôi. Năm 2008 đã chuyển cho anh trai. Đây là chất thải sinh hoạt, dạng bùn, là chất thải công nghiệp thông thường, không phải chất thải nguy hại”, ông Lê Quang Hòa nói.
Theo nguồn tin riêng của Tiền Phong, tại cuộc họp chiều qua đã chỉ rõ Cty MTKA có hai sai phạm. Một là không có chức năng xử lý chất thải này và xử lý không đúng nơi quy định. “Thời gian tới đề nghị phía FHS phải chọn đơn vị đúng chức năng để xử lý chất thải này. Đồng thời thanh tra Sở TN-MT phải vào cuộc để làm rõ trách nhiệm các đơn vị liên quan”, nguồn tin nêu.
Hôm qua, 12-7, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản hỏa tốc, yêu cầu giám đốc Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với Ban quản lý khu kinh tế tỉnh, Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh, UBND TX Kỳ Anh cùng các cơ quan liên quan khẩn trương làm rõ, báo cáo thông tin vụ việc chôn lấp chất thải công nghiệp Formosa này. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm và báo cáo lại cho Chủ tịch UBND tỉnh trước 10h ngày 13-7. (TP)
Kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm kinh tế, tham nhũng
Chương trình nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết số 111/2015/QH13. Tập trung nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; bảo đảm thực hiện tốt công tác điều tra và thi hành án; tạo chuyển biến rõ rệt về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trước hết là ở các thành phố lớn và khu kinh tế trọng điểm. Năm 2016 và những năm tiếp theo, tiếp tục duy trì và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, yêu cầu đã được đề ra.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, Chiến lược, Chương trình hành động của Đảng, Chính phủ về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm.
Tập trung đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật nghiêm trọng, phức tạp xảy ra ở các lĩnh vực: Đầu tư công, giao thông, đất đai, xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, thuế, tài chính, ngân hàng, thương mại, các loại tội phạm tham nhũng, buôn lậu, ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm có tổ chức, giết người, cướp tài sản, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xâm hại trẻ em, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm mà người phạm tội là lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ hung hãn và tội phạm do người chưa thành niên thực hiện.
Tăng cường áp dụng các biện pháp kê biên, phong tỏa tài khoản, tài sản của các đối tượng phạm tội kinh tế, chức vụ, tham nhũng ngay từ giai đoạn điều tra nhằm chống tẩu tán tài sản, bảo đảm việc thu hồi; xem xét việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp tích cực khắc phục hậu quả thiệt hại trong vụ án; nâng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt đạt tỷ lệ trên 60%.
Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm kinh tế, tham nhũng, thu hồi tiền và tài sản bị chiếm đoạt, bảo đảm 100% các vụ việc ngay khi thanh tra có dấu hiệu tội phạm đều được chuyển đến cơ quan điều tra xem xét việc khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật. Cơ quan điều tra phải kịp thời thông báo cho cơ quan thanh tra kết quả giải quyết vụ, việc.
Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; các tố giác và tin báo về tội phạm của công dân, cơ quan, tổ chức được tiếp nhận và xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật; các vụ, việc có dấu hiệu tội phạm đều được khởi tố, điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường các biện pháp ngăn ngừa oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, chống bức cung, dùng nhục hình.
Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn công tác thi hành án phạt tù, thi hành hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mang vật cấm vào cơ sở giam giữ. Thực hiện tốt công tác thi hành án dân sự, chú trọng việc xác minh, phân loại chính xác, đúng pháp luật án dân sự có điều kiện thi hành và chưa có điều kiện thi hành, phấn đấu nâng cao chất lượng, tỷ lệ thi hành án dân sự xong năm sau cao hơn năm trước về việc và về tiền trên tổng số án có điều kiện thi hành theo quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành đối với các bản án hành chính có hiệu lực pháp luật.
Tập trung giải quyết tình trạng nợ đọng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án. Xây dựng các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết và chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết khác để thi hành nghiêm túc các luật đã được thông qua.