tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh tối 13-03-2016

  • Cập nhật : 13/03/2016

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Kinh phí hoàn thuế không thiếu

thu truong do hoang anh tuan cam ket cac phan anh cua dn va nguoi dan se duoc tra loi kip thoi va cong khai.

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cam kết các phản ánh của DN và người dân sẽ được trả lời kịp thời và công khai.

Liên quan đến những phản ánh về khó khăn trong hoàn thuế của doanh nghiệp (DN) và người dân vừa qua, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, kinh phí hoàn thuế của toàn bộ ngành Thuế là không thiếu.

Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, hiện kinh phí này trên tài khoảnhoàn thuế là 3.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, có hiện tượng tỉnh thừa tỉnh thiếu.

“Hiện nay, TP.HCM chỉ còn 92 tỷ đồng trong quỹ hoàn thuế, nhưng Hà Tĩnh số dư tài khoản quỹ này lại còn trên 1.100 tỷ đồng dẫn tới tình trạng dư luận có lúc cho rằng quỹ hoàn thuế không còn để xử lý hoàn thuế”- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết.

Trong 2 tháng đầu năm 2016, số lượng hồ sơ DN gửi đến cơ quan Thuế để hoàn cơ bản được giải quyết hết với 3.100 hồ sơ hoàn thuế trên tổng số 13.000 tỷ hoàn thuế. Trong đó, 52% là hoàn thuế trước kiểm tra sau, 48% thực hiện kiểm tra trước, và hoàn thuế sau. Số DN bị chậm hoàn là 287 hồ sơ.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, cũng cần phải nói rõ có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan trong việc chậm hoàn cho tổng số 287 DN nói trên. Trong đó, số DN nợ NSNN và NSNN cũng cần phải hoàn thuế cho DN. Nhưng trên thực tế do chúng ta chưa ban hành quy định cho bù trừ, quy định hiện tại vẫn yêu cầu DN phải nộp hết tiền nợ thuế mới thực hiện hoàn. Hiện có khoảng 20 DN trong trường hợp này. Bộ Tài chính đang gấp rút sửa đổi quy định này và sẽ sửa ngay trong tháng 3-2016 về quy định thực hiện bù trừ.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng chỉ ra nguyên nhân khách quan. Theo đó, trong 287 trường hợp DN bị chậm hoàn thuế, cơ bản hồ sơ hoàn thuế của các DN này không đảm bảo các quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Thứ trưởng đưa ra ví dụ như: DN mua hàng hóa của DN không có thực, DN không còn hoạt động sản xuất kinh doanh đã phá sản hoặc giải thể, DN bị đóng MST hoặc không được sử dụng chứng từ. Nói cách khác hồ sơ, chứng từ, sổ sách, hóa đơn mua bán, hợp đồng… của các DN này không hợp lệ và không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu hoàn thuế.

Bên cạnh đó, DN không thanh toán qua ngân hàng, hồ sơ hoàn thuế đó đang bị cơ quan điều tra điều tra thì chưa thể hoàn, đợi khi có kết luận điều tra mới được hoàn.

Như vậy, các nguyên nhân trên là do DN chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật về thuế thì cơ quan Thuế không thể hoàn.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN hoạt động, hiện nay Bộ Tài chính đang gấp rút sửa đổi một số quy định không còn phù hợp. Cụ thể, đối với DN nợ NSNN và NSNN cũng cần phải hoàn thuế cho DN thì theo quy định hiện hành, DN phải khắc phục bằng cách nộp phạt thì cơ quan thuế mới hoàn thuế cho DN.

“Trong thời gian ngắn tới, Bộ Tài chính sẽ sửa chính sách để hạch toán bù trừ cho nhau. Có thể nói, lỗi này do chính sách chưa đồng bộ và cần phải sửa đổi chính sách đó. Chúng tôi cam kết sửa trong thời gian nhanh nhất, cố gắng trước ngày 15-3-2016 tới”- Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn thông tin.

Đồng thời, để điều hòa linh hoạt hơn quỹ hoàn thuế, Bộ Tài chính sẽ sửa quy định không giao hạn mức cho từng địa phương mà là dự toán cho toàn Tổng cục thuế, đảm bảo không có nơi thừa nơi thiếu.

Theo Nghị quyết 19 của Chính phủ đã đặt ra 3 yêu cầu thực hiện trong năm 2016 là cải cách và điện tử hóa khâu hoàn thuế; Thanh tra kiểm tra phải theo nguyên tắc quản lý rủi ro; Xây dựng cơ sở dữ liệu người nộp thuế. Trên cơ sở đó theo quy định của pháp luật, những DN nào có dấu hiệu rủi ro, vi phạm pháp luật thì mới thực hiện thanh tra kiểm tra, đảm bảo DN thực hiện tốt không phải thanh tra kiểm tra. Bộ Tài chính luôn xác định phải làm tốt công tác giải quyết vướng mắc khó khăn cho DN, những phản ảnh của DN phải được trả lời kịp thời và công khai.


Cân nhắc phương án "gỡ khó" cho lọc dầu Dung Quất

dung quat co the phai dong cua neu khong duoc go kho. anh: internet.

Dung Quất có thể phải đóng cửa nếu không được gỡ khó. Ảnh: internet.

Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, để tháo gỡ về chính sách thuế NK xăng dầu theo kiến nghị của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, Bộ Tài chính sẽ có tờ trình chính thức đối với Chính phủ để sửa cơ chế tài chính và theo cơ chế mới này, nếu thuế NK xuống dưới 7% thì Nhà nước sẽ bù.

Đe dọa an toàn vận hành

Ngay từ những ngày đầu năm 2016, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã liên tục gửi 2 công văn với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương để “kêu khó” cho việc tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Theo PVN, do tác động của việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu để thực hiện các cam kết quốc tế giai đoạn 2015-2018, việc ký kết hợp đồng dài hạn tiêu thụ sản phẩm đầu năm 2016 của Công ty TNHH một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn với khách hàng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với dầu diesel và Jet-A1 (nhiên liệu phản lực).

Mặc dù Công ty Bình Sơn đã cố gắng đàm phán, thuyết phục khách hàng và cũng đã giảm giá bán để bù đắp một phần chênh lệch thuế nhập khẩu, song mức giá bán đối với dầu diesel và Jet-A1 của Dung Quất vẫn không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp đầu mối lớn chỉ ký hợp đồng với thời hạn 2-3 tháng đầu năm 2016 và giảm khối lượng mua để “chờ đợi” phương án giảm thuế của Chính phủ, Bộ Tài chính.

PVN cho rằng, đây là những rủi ro tiềm ẩn lớn đối với Nhà máy lọc dầu Dung Quất trong việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua dầu thô, xây dựng phương án tiêu thụ sản phẩm cũng như mục tiêu đảm bảo an toàn vận hành. Thậm chí, nếu mặt hàng diesel không tiêu thụ được thì Dung Quất sẽ không thể duy trì công suất ổn định, bắt buộc phải giảm công suất hoặc tạm dừng hoạt động.

Để giải quyết vấn đề này, PVN đề nghị các cơ quan quản lý điều chỉnh thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm xăng dầu để hỗ trợ Dung Quất cạnh tranh được với hàng nhập khẩu đang được hưởng ưu đãi theo cam kết quốc tế, từ đó giúp Công ty Bình Sơn có thể ký hợp đồng dài hạn, ổn định sản xuất.

Đề nghị điều chỉnh thuế nhập khẩu

Trước bối cảnh đó, Bộ Công Thương cũng có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị xem xét đưa ra những giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho Dung Quất.

Theo Bộ Công Thương, hiện nay theo cam kết tại một số hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và ASEAN, Hàn Quốc… mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các sản phẩm xăng dầu đang được điều chỉnh giảm theo lộ trình cam kết, dẫn đến có sự chênh lệch giữa mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Cụ thể, từ 1-1-2016, thuế nhập khẩu diesel và Jet-A1 từ ASEAN là 0%, trong khi đó, thuế suất áp dụng với Nhà máy Dung Quất vẫn là 10%.

Trong FTA với Hàn Quốc, thuế nhập khẩu xăng giảm còn 10%, trong khi mức áp dụng cho Dung Quất, ASEAN là 20%.

Với những dẫn chứng này, Bộ Công Thương cho rằng báo cáo của PVN và Công ty Bình Sơn về các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm của Dung Quất là có cơ sở.

Đề xuất giải pháp, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính trước mắt xem xét có phương án điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu nhằm tháo gỡ khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đảm bảo mục tiêu vận hành ổn định và hiệu quả của nhà máy.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị sớm có giải pháp tài chính tổng thể để xử lý hài hòa giữa việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu theo cam kết hội nhập quốc tế với cam kết bảo lãnh của Chính phủ về ưu đãi thuế đối với các dự án lọc dầu tại Việt Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn: "Đề xuất của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn, chúng tôi thấy hợp lý, nó đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng giữa sản xuất trong nước và NK đảm bảo được bảo hộ hợp lý theo đúng các cam kết quốc tế của nước ta".

Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng, việc thực hiện chính sách trong thời gian qua đối với Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn là hoàn toàn không phải ưu đãi mà là nghĩa vụ của Bình Sơn đối với ngân sách. "Nếu là nghĩa vụ thì sản xuất trong nước phải bình đẳng với các nhà NK từ Hàn Quốc", Thứ trưởng nhấn mạnh.


Bắt giữ hai vụ nhập lậu nguyên liệu thuốc lá số lượng lớn

Trong 2 ngày 11 và 12/3, cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng phối hợp với Cục phòng chống buôn lậu Bộ Công an liên tiếp bắt giữ 2 vụ nhập lậu nguyên liệu thuốc lá, thu giữ hơn 38 tấn thuốc lá nguyên liệu nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam qua địa bàn huyện Trà Lĩnh.

Sáng 12/3, cán bộ Đồn biên phòng cửa khẩu Trà Lĩnh phối hợp với Bộ đội biên phòng tỉnh Cao Bằng tổ chức kiểm tra kho hàng của Vương Văn Định, sinh 1988, trú tại Khau Phải, xã Quang Hán, huyện Trà Lĩnh (Cao Bằng).

Qua kiểm tra phát hiện 420 kiện thuốc lá nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, tổng trọng lượng hơn 20 tấn. Vương Văn Định khai được một người đàn ông Trung Quốc không rõ tên và địa chỉ thuê để trữ hàng, sau đó vận chuyển sâu vào trong nội địa tiêu thụ, bán cho các cơ sở sản xuất thuốc lá trong nước.

Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 11/3, Cục phòng chống tội phạm buôn lậu Bộ Công an phối hợp với lực lượng biên phòng và Hải quan Cao Bằng kiểm tra kho hàng của bà Lý Thị Tạo, sinh 1960 trú tại Bản Tám, xã Cô Mười huyện Trà Lĩnh. Qua đó phát hiện 368 kiện thuốc lá nguyên liệu nhập lậu từ Trung Quốc, tổng trọng lượng hơn 18 tấn.

Đây là hai trong số những vụ nhập lậu thuốc lá nguyên liệu lớn nhất được phát hiện tại tỉnh Cao Bằng.

Hiện các cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng đang khẩn trương điều tra làm rõ vụ việc, đồng thời xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật./.


Giá lúa gạo tăng cao, thương lái khó gom đủ hàng

thuong lai mua lua o dbscl

Thương lái mua lúa ở ĐBSCL

Thị trường lúa gạo ở ĐBSCL sôi động từng ngày. Mặc dù vụ ĐX đang thu hoạch rộ nhưng giá lúa tăng nhanh… Trong bối cảnh khô hạn, xâm nhập mặn bủa vây nhưng nhiều ý kiến vẫn cho rằng đây là cơ hội tốt cho ngành hàng lúa gạo.

Giá cao, khó mua lúa

Một nhóm chủ ghe thương lái bên bờ sông Ô Môn (Cần Thơ) cho biết, chính vì lúa gạo tăng giá mạnh nên mấy ngày qua rất khó mua lúa. Bây giờ phần lớn thương lái và nông dân mua bán lúa tươi tại ruộng. Nhưng thông thường thương lái muốn mua đủ số lượng lúa chở đầy các ghe thì phải đặt tiền cọc trước khi gặt 10 ngày. Hiện hơn 86.000ha lúa ĐX ở Cần Thơ thu hoạch gần hết, các tỉnh An Giang, Kiên Giang đang mở đồng thu hoạch, thu hút nhiều thương lái đổ về mua lúa.

Rong ruổi nhiều ngày trên những cánh đồng từ huyện Thoại Sơn lên Châu Thành, Châu Phú (An Giang), chúng tôi thấy lúa chín đầy đồng,giá lúa đang lên mà thương lái cũng khó mua. Lúa ở An Giang khô tốt, lúa thơm Jasmine năng suất đạt 1,1 - 1,2 tấn/công, trúng hơn vùng ruộng lúa Cần Thơ khoảng 100 - 200 kg/công.

Dù vậy, anh Tường, một thương lái từ Cần Thơ về An Giang tìm mua lúa vẫn lắc đầu than khó: "Trời khô, nắng cháy hầm hập trên đầu, tôi chạy ghe rong ruổi suốt 2 ngày qua chưa mua được hột nào. Nông dân chần chừ chưa muốn bán vì nghĩ giá lúa sẽ còn tăng lên.

Cách đây khoảng 10 ngày trước giá lúa tươi Jasmine bán tại ruộng 4.700 đ/kg, sau khi sấy xay ra gạo trắng bán 8.700 - 8.800 đ/kg. Hiện thời lúa tươi Jasmine đã tăng lên 5.200 - 5.300 đ/kg, tăng hơn 500 - 600 đ/kg, còn gạo tăng lên 9.000 - 9.100 đ/kg. Lúa khô Jasmine trữ từ vụ ĐX 2014-2015 của một số chủ vựa, hồi trước Tết kêu bán 6.000 đ/kg, đến nay cũng tăng lên 6.400 đ/kg".

Anh Tường cho biết thêm, em trai mình (cùng trong nhóm thương lái) chạy ghe về miền biển ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau nghĩ rằng tìm lúa thơm gạo ngon sẽ dễ mua bán.

Thế nhưng chẳng biết có phải do ảnh hưởng ở vùng bị nhiễm mặn hay không mà thu mua lúa tươi, giống lúa RVT và OM4900 chở về xay gạo, cứ 100 kg lúa xay xát tỷ lệ gạo thu hồi chỉ được 30% gạo trắng, còn lại phụ phẩm tấm, cám chiếm phần nhiều là do gạo gãy, gạo vụn. Với tỷ lệ gạo thu hồi thấp nên dù làm hàng gạo chợ hay gạo bán vào kho của DN xuất khẩu thì thương lái vẫn bị lỗ.

Trong khi đó một nhóm thương lái khác về thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng, “thủ phủ” lúa thơm với 18.000ha chuyên canh giống lúa ST20 và RVT cho biết rất khó mua được lúa. Một là do chất lượng lúa tốt, giống lúa thơm chạy hàng gạo nội địa, xuất khẩu giá cao đã “thúc” lúa RVT lên giá 6.000 - 6.200 đ/kg. Riêng lúa ST20 có doanh nghiệp bao tiêu 6.500 đ/kg. Còn ở ngoài thị trường thương lái “phá giá”, mua lên 6.700 - 6.800 đ/kg.

Hiện tượng El Nino tác động không chỉ riêng nước ta. Ở các nước SX xuất khẩu gạo hàng đầu như Thái Lan, Ấn Độ cũng rơi vào vòng xoáy hạn hán. Theo dự báo của USDA (Mỹ), mậu dịch gạo toàn cầu sẽ tăng 2,5% cho tới năm 2022 đạt 47 triệu tấn, cao hơn 42% so với mức trung bình giai đoạn 2015 - 2020. Các nước Indonesia, Philippines và châu Phi sẽ nhập khẩu nhiều gạo nhất vào đầu thập kỷ tới.

Với mức giá lúa đang tăng mạnh như hiện nay, nông dân cho biết, nếu SX giống lúa thường mà được mùa thì có lãi từ 1 - 1,5 triệu đồng/công. Nếu trồng lúa thơm RVT hay giống ST 20 lợi nhuận còn cao hơn nhiều, sau khi trừ chi phí còn lãi khoảng 3 triệu đồng/công. Tiếc cho những nông dân làm lúa thu hoạch sớm hồi đầu vụ giá lúa chưa tăng, chỉ lãi ít, mất 400 - 500 đ/kg.

Dự báo

Tác động làm giá lúa gạo tăng mạnh trong những ngày qua do nguyên nhân nào? Ông Hồ Minh Khải, Giám đốc Cty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ (Cần Thơ) nhận xét: Do khô hạn, mặn xâm nhập mạnh làm sụt giảm sản lượng lúa. Sau khi xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung trong tháng 11 - 12/2015, ngay từ đầu năm nay, TCty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) tiếp tục xuất khẩu gạo chuyển tiếp đợt 2 (đủ số lượng theo hợp đồng tập trung đã ký trong năm 2015 là 1 triệu tấn gạo xuất sang Indonesia và 500.000 tấn sang Philippines) khiến giá lúa gạo tăng lên 400 - 500 đ/kg. Mặt khác việc tăng giá lúa vừa qua còn có tác nhân do một số chủ vựa, chủ nhà máy xay xáy có nhà kho và vốn tăng thu mua dự trữ chờ giá.

Vậy giá lúa có tiếp tục tăng phi mã? Một số DN xuất khẩu gạo tại quận Thốt Nốt (Cần Thơ) cho rằng, sau ngày 10/3 các DN thu mua gạo đáp ứng theo hợp đồng xuất khẩu sẽ “khóa sổ” ngừng thu mua. Nhu cầu thu mua gạo sẽ hạ nhiệt, lúa gạo có thể bình ổn giá trở lại.

Theo Bộ NN-PTNT, hạn, mặn xâm nhập vụ ĐX đã tác động mạnh đến vùng SX lúa ở ĐBSCL với tổng diện tích lúa thiệt hại là 160.000ha. Dự báo hạn hán còn tiếp diễn, vùng lúa bị nhiễm mặn còn gay gắt, lan rộng.

Trên 50% diện tích lúa ĐX trên đồng sắp thu hoạch chưa lường hết rủi ro. Nếu khô hạn tiếp tục kéo dài đến tháng 6/2016 toàn vùng sẽ có khoảng 500.000ha lúa không xuống giống đúng thời vụ, chiếm gần 30% diện tích gieo trồng lúa trong vùng. Các nhà chuyên môn ước tính mức sụt giảm sản lượng lúa trong năm nay có thể lên tới 0,8 triệu tấn.


Đề xuất xây trạm tìm kiếm cứu nạn hàng hải tại Trường Sa

Cục Hàng hải Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây cơ sở hậu cần trạm tìm kiếm cứu nạn hàng hải tại đảo Trường Sa Lớn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.

Hiện tại, cơ sở hậu cần tại đảo Trường Sa Lớn chưa được đầu tư xây dựng, trong khi nhu cầu hoạt động TKCN hàng hải tại vùng biển này ngày càng trở nên cấp bách.

Tình hình tai nạn, sự cố hàng hải xảy ra thường xuyên trên vùng biển này và ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Trong khi đó, lực lượng TKCN chuyên nghiệp của Vietnam MRCC rất mỏng, cơ sở hậu cần gần nhất cách quần đảo Trường Sa trên 200 hải lý, hạn chế khả năng ứng cứu tức thời.

Dự án xây dựng cơ sở hậu cần trạm TKCN hàng hải tại đảo Trường Sa Lớn nhằm mục tiêu: chỉ huy, chỉ đạo hoạt động TKCN tại khu vực biển quần đảo Trường Sa và lân cận; phối hợp các lực lượng chức năng liên quan trong công tác ứng cứu; đồng thời là cơ sở hậu cần cho tàu TKCN ứng trực tìm kiếm cứu nạn, sẵn sàng ứng phó mọi tai nạn, sự cố trên vùng biển này...

Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 49 tỉ đồng.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục