Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quan điểm trên tại hội thảo công bố Báo cáo phát triển thế giới 2016 “Lợi ích số” do Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức chiều nay 14/3.
Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 14-03-2016
- Cập nhật : 14/03/2016
CLB Sức khỏe Việt mạo danh Hội Chữ thập Đỏ huy động vốn
Chỉ mới thành lập từ tháng 7/2015 - tồn tại vỏn vẹn vài tháng, nhưng câu lạc bộ Sức khỏe Việt đã có 6 chi nhánh tại 6 tỉnh miền Bắc, thu hút nhiều hội viên tham gia.
Tìm đến chúng tôi để phản ánh, ông Ninh mang theo 1 tờ đơn xin tham gia vào CLB Sức khỏe Việt - Thuộc trung tâm Khí Công và dạy nghề Nhân đạo, trực thuộc Hội Chữ thập đỏ Hà Nội và 1 tờ giấy chứng nhận đã tình nguyện ủng hộ cho CLB Sức khỏe Việt và quỹ Đức Từ Tâm 10 triệu đồng.
Nếu chỉ nhìn vào số giấy tờ này, thì cho thấy ông Ninh đóng tiền để ủng hộ CLB, thế nhưng, câu chuyện lại khác hẳn.
Với số tiền đã đóng, ông Ninh được hứa hẹn là sẽ được nhận số tiền lãi 1 triệu đồng 1 tháng. Tuy nhiên, ông chỉ nhận được tiền lãi của tháng đầu tiên, còn từ đó đến nay, cả lãi lẫn gốc đều không thấy.
Theo những gì mà CLB Sức khỏe Việt mời chào những người như ông Ninh, thì khi vào CLB, hội viên sẽ được tham gia quỹ chung tay làm giàu, chỉ với 1 triệu đồng đóng góp, nếu càng kêu gọi được nhiều người tham gia thì số tiền mà người tham gia lấy về càng nhiều.
Tìm đến nhà bà Đậu Thị Phương, người mà theo ông Ninh đã lôi kéo ông tham gia vào CLB Sức khỏe Việt, bà Phương cũng thừa nhận, chỉ với riêng trong nhóm do bà Phương huy động đã có gần 20 người đóng tiền với tổng số tiền lên tới hơn 1 tỷ đồng.
Việt Nam-Iran trước nhiều cơ hội hợp tác
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Hồi giáo Iran Hassan Rouhani, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng phu nhân có chuyến thăm cấp nhà nước tới Tehran từ ngày 13 đến 15-3.
Trong khuôn khổ chuyến thăm này, các nhà lãnh đạo hai nước tập trung thảo luận phương hướng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại song phương, đặc biệt là trên các lĩnh vực quan trọng như tài chính, ngân hàng và dầu khí, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Mặc dù có nhiều tiềm năng, song hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Iran còn rất hạn chế. Theo TTXVN, kim ngạch thương mại hai chiều dù đã tăng đáng kể từ 6,5 triệu USD năm 2001 lên 185,6 triệu USD năm 2011 nhưng đã giảm mạnh xuống còn gần 107 triệu USD năm 2015, trong đó xuất khẩu của Việt Nam chiếm hơn 72%. Bước sang năm 2016, việc các lệnh cấm vận kinh tế nhằm vào Iran được bãi bỏ là cơ hội hấp dẫn cho nhiều đối tác quốc tế, trong đó có Việt Nam. Với khoảng 80 triệu dân, Iran là thị trường lớn tại khu vực Trung Đông, trong khi Việt Nam là cửa ngõ vào thị trường ASEAN.
Trong các cuộc tiếp xúc giữa các cấp lãnh đạo hai nước thời gian qua, Iran và Việt Nam đều bày tỏ mong muốn phát huy truyền thống hợp tác hữu nghị, đưa mối quan hệ hợp tác lên một tầm cao mới vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, đồng thời thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư, nhất là trong lĩnh vực dầu khí, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính và ngân hàng.
Đặc biệt, Iran luôn mong muốn hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực công nghiệp, dầu mỏ, xây dựng, giao thông vận tải, sản xuất xi măng, phân bón.... Đây là những lĩnh vực Iran có lợi thế so sánh. Quốc gia Trung Đông này cũng có nhu cầu nhập khẩu những nông sản từ Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Diễn đàn doanh nghiệp Mozambique - VN
Hà Nội có 47 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội
Ủy ban cầu cử thành phố Hà Nội cho biết đã tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội của 87 người, trong đó có 40 hồ sơ được các cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử và 47 hồ sơ tự ứng cử.
Theo Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội, việc tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2016-2021 diễn ra từ ngày 17-2 đến 17g ngày 13-3.
Tương tự, Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội cũng đã tiếp nhận hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND thành phố của 205 người, trong đó có 196 hồ sơ được các cơ quan, tổ chức giới thiệu ứng cử và 9 hồ sơ tự ứng cử.
Theo Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội, việc lựa chọn, giới thiệu người ứng cử và việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND thành phố đảm bảo theo đúng quy trình pháp luật quy định và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.
Trước đó, Thành ủy Hà Nội đã có chỉ thị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp của thành phố Hà Nội, trong đó yêu cầu lãnh đạo tốt công tác nhân sự, đảm bảo phát huy dân chủ.
“Không đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư trưởng cục bộ, bảo thủ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm đã bị các cơ quan có thẩm quyền kết luận không trung thực; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra những vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng” - chỉ thị của Thành ủy Hà Nội nêu rõ.
Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội cho biết Hà Nội được Trung ương phân bổ để bầu 30 đại biểu Quốc hội.
Tương tự, về số lượng đại biểu HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021, Hà Nội được bầu 105 đại biểu.
Vì sao cơ chế tự phát hiện tham nhũng chưa hiệu quả?
Những hội nghị và các báo cáo liên quan đến công tác PCTN thời gian qua cho thấy một thực tế: Rất ít cơ quan, tổ chức tự phát hiện ra tham nhũng trong nội bộ.
Ấy thế nhưng báo cáo chuyên đề về công tác PCTN trình bày trước Quốc hội (QH) lần nào cũng có chung nhận định “tình hình tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp”, thủ đoạn tham nhũng ngày càng tinh vi, án tham nhũng sau thường lớn hơn án tham nhũng trước…
Rất nhiều quan chức, đại biểu QH, các chuyên gia độc lập đã lên tiếng bình luận sau sự kiện Thanh tra Hà Nội và TP.HCM phát đi thông tin qua đấu tranh nội bộ và qua công tác thanh tra năm 2015, chưa tự phát hiện được trường hợp nào có dấu hiệu tham nhũng.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh sau đó lên tiếng khẳng định sự cố gắng của ngành thanh tra thời gian qua và nhấn mạnh: “Chúng tôi thể hiện hết sức trách nhiệm”.
Ông Phạm Tất Thắng (Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH) băn khoăn: “Nếu như kết quả này là trung thực thì đó là kết quả đáng mừng. Thế nhưng ở đây thực sự là không có hay là chúng ta không phát hiện ra?”. Theo ông Thắng, Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương lớn, hai đầu tàu của đất nước mà cũng không phát hiện ra tham nhũng mới thấy sự phức tạp của vấn đề.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Lê Như Tiến lại đưa ra tới ba giả thuyết. Thứ nhất, Hà Nội và TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt nên những kẻ muốn tham nhũng cũng không tham nhũng được.
Thứ hai, có thể tham nhũng ngày càng tinh vi, câu kết chằng chịt, tạo thành những lợi ích nhóm, mỗi thành viên trong đường dây đều che chắn cho nhau, biến hóa nhào nặn số liệu cho phù hợp nên việc phát hiện rất khó khăn.
Thứ ba, chẳng địa phương nào muốn vạch áo cho người xem lưng, vì thế có thể khi phát hiện ra người ta chỉ xử lý nội bộ.
“Ở các nước khác thì 90% số vụ tham nhũng được phát hiện qua thanh tra, kiểm toán còn ở Việt Nam thì chỉ có nhân dân, báo chí phát hiện, còn qua thanh tra, kiểm toán rất hạn chế” - Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện nhận xét trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH đánh giá về nhiệm kỳ năm năm (2011-2016) của Kiểm toán Nhà nước.
Đáng chú ý, trong khoảng thời gian này Kiểm toán Nhà nước chỉ chuyển được chín hồ sơ về 11 vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Tạm xa rời các báo cáo, diễn biến từ thực tế đã đưa tới nhiều quan ngại, không phải “có hay không việc tham nhũng tại các cơ quan chống tham nhũng” mà những vụ việc bị phát hiện là bao nhiêu phần nổi của tảng băng chìm?
Chiều 9-1-2016, ông Nguyễn Tường Duy, cán bộ Đội Kiểm soát hải quan (Đội Chống buôn lậu) thuộc Cục Hải quan TP.HCM, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Khám xét nơi ở của ông Duy, cơ quan an ninh đã thu giữ nhiều phong bì nghi là tiền tiêu cực giá trị gần 1 tỉ đồng.
Đáng chú ý, sự kiện này chỉ xảy ra vài ngày sau khi 100% cán bộ, đảng viên hải quan cam kết nói không với các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, không vi phạm kỷ luật lao động.
Ngược lại dòng thời gian trở về thời điểm năm 2012, ngày 29-5, TAND tỉnh Quảng Ngãi đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bốn cán bộ kiểm toán nhà nước nhận hối lộ. Phiên tòa được ghi nhận là vụ đầu tiên cán bộ kiểm toán nhà nước bị bắt quả tang, truy tố trước pháp luật về tội danh tham nhũng.
Bốn đối tượng này bị bắt quả tang khi đang nhận 290 triệu đồng từ đại diện các nhà thầu, tuy nhiên lời khai của bị cáo đầu vụ đã thừa nhận thực tế họ đã nhận 671 triệu đồng từ các nhà thầu…