tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 29-07-2016

  • Cập nhật : 29/07/2016

Thu ngân sách mới đạt 49,4% dự toán năm

Tính đến 15/7/2016, ngoài thu nội địa đạt 50,6% dự toán, thu từ dầu thô mới bằng 39,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu bằng 46,8%.

Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/7/2016 ước tính mới đạt 500,8 nghìn tỷ đồng, bằng 49,4% dự toán năm.

Trong đó thu nội địa đạt 397,3 nghìn tỷ đồng, bằng 50,6%; thu từ dầu thô đạt 21,6 nghìn tỷ đồng, bằng 39,6%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 80,4 nghìn tỷ đồng, bằng 46,8%.

Trong thu nội địa, một số khoản thu đạt khá: Thu tiền sử dụng đất đạt 39,6 nghìn tỷ đồng, bằng 79,2% dự toán năm; thuế thu nhập cá nhân 36,7 nghìn tỷ đồng, bằng 57,7%; thuế bảo vệ môi trường 21,9 nghìn tỷ đồng, bằng 56,8%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước đạt 79,3 nghìn tỷ đồng, bằng 55,3%; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 79,1 nghìn tỷ đồng, bằng 49,7%. Riêng thu từ khu vực DNNN mới đạt 98,3 nghìn tỷ đồng, chỉ bằng 38,4% dự toán năm.

Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/7/2016 ước tính đạt 606,4 nghìn tỷ đồng, bằng 47,6% dự toán năm. Trong đó chi đầu tư phát triển đạt 89,4 nghìn tỷ đồng, bằng 35% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 88,1 nghìn tỷ đồng, bằng 34,9%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao gồm cả chi cải cách tiền lương) đạt 435,5 nghìn tỷ đồng, bằng 52%; chi trả nợ và viện trợ đạt 81,6 nghìn tỷ đồng, bằng 52,6%.

Như vậy bội chi ngân sách nhà nước đến ngày 15/7 ước khoảng 105,6 nghìn tỷ đồng, bằng 41,6% mức bội chi cả năm đã được Quốc hội phê duyệt.(TBNH)

Sản xuất công nghiệp 7 tháng tăng 7,2%, thấp hơn cùng kỳ

Tổng cục Thống kê vừa cho biết, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7 ước tính tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành khai khoáng giảm 2,9%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,7%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,7%.

7 thang dau nam, nganh khai khoang giam 2,7%, lam giam 0,6 diem phan tram muc tang chung.

7 tháng đầu năm, ngành khai khoáng giảm 2,7%, làm giảm 0,6 điểm phần trăm mức tăng chung.

Tính chung 7 tháng năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều mức tăng 10% của cùng kỳ năm 2015.

Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,9%, đóng góp 6,9 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,6%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 2,7%, làm giảm 0,6 điểm phần trăm mức tăng chung.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2016 tăng 0,7% so với tháng trước và tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 8% so với cùng kỳ năm 2015 (cùng kỳ năm 2015 tăng 13,1%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/7/2016 tăng 9,2% so với cùng thời điểm năm trước (thấp hơn mức tăng 10,3% của cùng thời điểm năm 2015). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 6 tháng đầu năm 2016 là 70%.

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/7/2016 tăng 5,3% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó lao động khu vực DNNN giảm 0,9%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 2,1%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 8,2%.

Tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 4,7% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 5,8%; sản xuất và phân phối điện giảm 0,4%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,2%.(TBNH)

Thành phố Hồ Chí Minh cần 1 triệu tỷ đồng để xây đường sá, nhưng chưa biết lấy ở đâu ra

Năm 2020 Thành phố Hồ Chí Minh cần 500.000 tỷ đồng, 10 năm nữa cần đến 1 triệu tỷ đồng để phát triển hạ tầng giao thông nhưng nguồn vốn hiện nay rất khó khăn.

TS Trần Du Lịch - Nguyên Phó đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho hay, về nhu cầu vốn cho phát triển hạ tầng giao thông , đến năm 2020, TP HCM cần đến 500.000 tỷ đồng.

Và 10 năm tiếp theo, TP cần đến một triệu tỷ đồng để phát triển nhưng nguồn vốn hiện nay rất khó khăn. Để có nguồn lực, thành phố phải xã hội hóa, dựa vào nguồn đất công để thực hiện đổi đất lấy hạ tầng. Đồng thời, để tận dụng các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước hay các công ty đầu tư làm vốn mồi để huy động các nguồn lực khác.

Riêng giai đoạn 2016-2020, tổng nhu cầu vốn cho các dự án hạ tầng giao thông là hơn 137.500 tỷ đồng. Riêng vốn nhà nước tham gia gần 38.000 tỷ đồng.

Theo danh mục dự án ưu tiên đầu tư theo hình thức PPP vừa được UBND TP HCM trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án ưu tiên đầu tư gồm tuyến Monorail số 3 (ngã tư Phan Văn Trị, Nguyễn Oanh - Ga Tân Chánh Hiệp) có tổng số vốn dự kiến khoảng 8.400 tỷ đồng; mở rộng Quốc lộ 22 (đường xuyên Á) 12.850 tỷ và xây dựng đường trên cao tuyến số 5 (đi trùng với đường vành đai 2 - Quốc lộ 1) từ nút giao trạm 2 đến nút giao An Lạc với kinh phí khoảng 20.000 tỷ đồng...

Hiện, thành phố cũng đang triển khai 5 dự án quan trọng, gồm: Dự án xây dựng tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) có tổng mức đầu tư hơn 47.000 tỷ đồng (vốn ODA hơn 41.000 tỷ), tuyến metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) hơn 26.000 tỷ đồng (vốn ODA gần 20.000 tỷ).

Dự án Vệ sinh môi trường TP HCM - giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng (vốn ODA là 9.560 tỷ) còn dự án xây dựng đại lộ Đông Tây (đã hoàn thành) gần 15.000 tỷ đồng (vốn ODA hơn 10.000 tỷ).

Dự án Cải thiện môi trường nước thành phố lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ, giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư hơn 11.000 tỷ đồng (vốn ODA là 9.830 tỷ đồng) cũng đang được triển khai.

Tổng mức đầu tư cho các dự án này là gần 110.700 tỷ đồng, trong đóvốn vay ODA là 91.400 tỷ, còn lại là vốn ngân sách thành phố.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tiền giả

NHNN chi nhánh Khánh Hòa đã phân phối tài liệu “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” cho 36 chi nhánh tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước và 185 cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội; UBND thành phố, thị xã, huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong khuôn khổ dự án “Nâng cao hiệu quả phòng ngừa ngăn chặn tiền giả lưu hành trong hệ thống Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước” năm 2016, thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam, NHNN chi nhánh Khánh Hòa đã phân phối tài liệu “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” cho 36 chi nhánh tổ chức tín dụng, Kho bạc nhà nước và 185 cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội; UBND thành phố, thị xã, huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đề nghị UBND các cấp; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh phối hợp với ngành Ngân hàng triển khai, tuyên truyền và cung cấp tài liệu đến cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác tuyên truyền. 

 NHNN chi nhánh Khánh Hòa cũng phối hợp với báo Khánh Hòa, Đài phát thanh truyền hình Khánh Hòa đưa tin hướng dẫn cách phân biệt tiền thật tiền giả, cảnh báo các thủ đoạn dùng tiền giả của tội phạm, tuyên truyền về tài liệu “Tiền Việt Nam và cách nhận biết” trên địa bàn toàn tỉnh.

Ngoài ra, Chi nhánh tổ chức phân phối trực tiếp tài liệu tại các chợ vùng nông thôn như chợ Dục Mỹ, chợ Ninh Hòa, chợ Vĩnh Ngọc, chợ Cam Đức. Đồng thời, hướng dẫn các tiểu thương, người dân về các đặc điểm bảo an của tiền polymer, qua đó giúp người dân biết cách kiểm tra, nhận biết tiền thật, tiền giả khi giao dịch.(TBNH)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục