tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 27-04-2016

  • Cập nhật : 27/04/2016

Hà Nội: Xử lý gần 1.200 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong tháng 4

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389/TP thành phố Hà Nội, trong tháng 4, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã tổ chức thanh tra, kiểm tra: 3.681 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, qua đó xử lý 1.194 vụ.

mot vu tieu huy hang gia

Một vụ tiêu hủy hàng giá

Trong đó, hàng cấm, hàng lậu 219 vụ; hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ 120 vụ; gian lận thương mại 855 vụ. Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, tiền bán thanh lý hàng tịch thu, trị giá hàng chưa bán, trị giá hàng tiêu hủy hơn 150,1 tỷ đồng.

Theo nhận định của Ban, trong tháng 5, tình hình thời tiết nắng nóng, thất thường nguy cơ bùng phát dịch bệnh, mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể xảy ra các vụ việc về ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Bên cạnh đó, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã được kiểm soát nhưng vẫn còn tiềm ẩn diễn biến phức tạp.

Vì vậy, Ban chỉ đạo 389/TP yêu cầu các sở, ban, ngành thành viên và Ban Chỉ đạo 389 quận, huyện, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, UBND Hà Nội, tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, đảm bảo thành phố xanh, sạch, đẹp và văn minh đô thị.

Ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã, triển khai thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, UBND thành phố, Ban Chỉ đạo 389/TP thành phố về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, không để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra trên địa bàn (cao điểm từ ngày 15/4 - 15/5/2016).

Đồng thời thực hiện tốt công tác điều tra cơ bản, nắm địa bàn và lên kế hoạch kiểm tra, kiểm soát đối với các nhóm, ngành hàng thiết yếu. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về công tác chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng cấm, hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh xã, phường, chợ, trung tâm thương mại và siêu thị...

Tổ chức giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường gây mất an toàn trật tự xã hội. Thủ trưởng các cơ quan chức năng, Chủ tịch UBND quận (huyện), phường (xã) phải chịu trách nhiệm nếu để địa bàn mình phụ trách xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, kéo dài.(TBNH)


TP.HCM đề xuất tăng giá nước 7,9%/năm

Liên quan đến đề xuất lộ trình tăng giá nước, có bốn phương án được đưa ra xem xét. Tuy nhiên qua thẩm định, các sở liên quan đã thống nhất và trình UBND TP phương án 3.

Phương án điều chỉnh giá nước sạch theo lộ trình giai đoạn 2016 - 2020 của TP.HCM hiện đang được UBND TP xem xét theo tờ trình của ba sở: Tài chính, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo quy định, đây là thẩm quyền phê duyệt của UBND TP.

Liên quan đến đề xuất lộ trình tăng giá nước, có bốn phương án được đưa ra xem xét. Tuy nhiên qua thẩm định, ba sở nói trên đã thống nhất và trình UBND TP phương án 3.

Theo đó, ý kiến thẩm định cho rằng phương án này là phương án phản ánh sát tình hình thực tế giảm thất thoát nước của đơn vị cấp nước, tạo động lực để đơn vị cấp nước nỗ lực hơn nữa trong công tác giảm thất thoát nước thời gian tới.

Một trong những điểm mấu chốt của phương án 3 là tỉ lệ tăng giá hằng năm với mức 7,9%. Mức này được cho biết là thấp hơn phương án 1 và 2, song cao hơn phương án 4.

“Tuy tỉ lệ tăng giá hằng năm (của phương án 3) cao hơn phương án 4 nhưng sẽ không gây tăng giá sốc trong năm đầu áp dụng phương án 3” - các ý kiến của ba cơ quan thẩm định cho biết.

Ngoài ra, một số lý do chọn phương án 3 cũng được đưa ra: giá nước mới trong năm đầu của lộ trình đối với nhóm sử dụng sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong lộ trình tăng thấp sẽ không tác động nhiều đến giá sản phẩm, dịch vụ.

Không làm tăng sự bù chéo giá nước của các nhóm sử dụng. Không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu dự kiến của đơn vị cấp nước, tạo điều kiện cho đơn vị cấp nước phát triển nguồn nước cũng như phân phối nước đến người tiêu dùng.


Gỡ giáp hạt đối ứng dự án ODA

Trong cả hai văn bản hỏa tốc đầu tiên ký gửi Thủ tướng Chính phủ và người đồng cấp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào cuối tuần qua, tân tư lệnh ngành giao thông - vận tải chỉ đề nghị bố trí thêm vốn đối ứng cho các dự án ODA. Những thông tin minh họa khá quan ngại được nêu trong hai văn bản đã cho thấy, thiếu vốn đối ứng cho các dự án ODA chắc chắn sẽ tiếp tục là một trong những rào cản lớn trong phát triển kết cấu hạ tầng tại nhiệm kỳ này.

Lo lắng trên là có cơ sở, bởi các cơ quan chức năng hiện mới chỉ bố trí được 16.116/51.367 tỷ đồng nhu cầu vốn đối ứng tối thiểu cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 của Bộ Giao thông - Vận tải. Trong đó, năm 2016, được coi là năm “giáp hạt” vốn đối ứng khi ngành này chỉ được bố trí 1.689 tỷ đồng trên tổng số vốn nhu cầu 12.790 tỷ đồng (đáp ứng 13,2%) cho 21 dự ánhoàn thành, 22 dự án chuyển tiếp.

Tình trạng thiếu vốn đối ứng gay gắt diễn ra trên diện rộng tại một  loạt công trình trọng điểm sử dụng vốn vay ODA khiến tiến độ thị công bị kéo lùi.

cac bo, nganh va chinh quyen dia phuong phai xay dung duoc danh muc du an su dung von oda trong trung han

Các bộ, ngành và chính quyền địa phương phải xây dựng được danh mục dự án sử dụng vốn ODA trong trung hạn

Tại 2 dự án đường cao tốc của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam là Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Bến Lức - Long Thành trị giá 65.836 tỷ đồng, số vốn đối ứng thiếu hụt trong năm 2016 lên tới gần 3.000 tỷ đồng, vượt quá khả năng xoay sở của chủ đầu tư, đang làm dày thêm nguy cơ vỡ tiến độ hai công trình trọng điểm vay vốn của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản.

Cần phải nói thêm rằng, ngoại trừ một lượng vốn đối ứng nhỏ dành cho chi trả thuế giá trị gia tăng của nhà thầu, phần lớn vốn đối ứng (thường chiếm 15-20% tổng mức đầu tư) tại các dự án ODA giao thông nói chung, các dự án đường cao tốc nói riêng, được dành cho công tác giải phóng mặt bằng, nhưng việc vốn cấp không đủ đã làm chậm tiến độ chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng và khiến chủ đầu tư lỡ các cam kết với nhà tài trợ.

Đó là chưa kể khả năng phát sinh khiếu nại/khiếu kiện từ nhà thầu nước ngoài dẫn đến phải đền bù (như trường hợp Dự án cầu Nhật Tân trước đây) cũng là nguy cơ không thể loại trừ. Tại Dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện, hiện chủ đầu tư đã nợ thanh toán VAT, thuế nhập khẩu của nhà thầu khoảng 189,292 tỷ đồng. Nhà thầu đã gửi yêu cầu khiếu nại thanh toán chậm trả theo quy định của Hợp đồng.

Không thể phủ nhận trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn khi kế hoạch sử dụng vốn đối ứng cho các dự án ODA giao thông đã được lên ngay từ khi ký kết hiệp định với các nhà tài trợ. Tuy nhiên, việc các chủ đầu tư tính toán chưa sát phần vốn đối ứng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng được đề cập trong quyết định đầu tư, mới là nguyên nhân chính khiến việc bố trí vốn đối ứng trở lên căng thẳng.

Nhận định trên hoàn toàn có cơ sở, khi có đến 90% các dự án ODA giao thông có số lượng hộ dân bị ảnh hưởng cũng như chi phí đền bù, hỗ trợ di dời tăng lên sau khi chính quyền địa phương chính thức bắt tay vào đo đạc, kiểm đếm và áp giá.

Để tránh tình trạng các đơn vị cam kết với nhà tài trợ trong khi không đủ khả năng bố trí vốn đối ứng, đẩy ngân sách trung ương vào thế bí, các chủ đầu tư, đặc biệt là các địa phương cần căn cứ vào nguồn vốn đối ứng trong nước hàng năm để tính toán nguồn vốn vay nước ngoài nhằm đảm bảo thực hiện đúng tiến độ dự án. Trong trường hợp thiếu vốn đối ứng, các bộ, ngành, địa phương tự chịu trách nhiệm bố trí vốn đối ứng. Đây chính là biểu hiện của việc thực hiện nghiêm kỷ luật ngân sách, nhất là trong giai đoạn kinh tế trong nước đang gặp nhiều khó khăn.

Quan trọng hơn, các bộ, ngành và chính quyền địa phương phải xây dựng được danh mục dự án sử dụng vốn ODA trong trung hạn. Như vậy không những chủ động hơn trong bố trí vốn cho giải phóng mặt bằng và có đủ thời gian cần thiết để nâng cao chất lượng chuẩn bị, hạn chế rủi ro do phải điều chỉnh dự án quá nhiều, gây lãng phí nguồn lực quý, mà còn tạo dư luận không thuận trong thu hút vốn vào lĩnh vực này.(BĐT)


Tiêu chí phân loại đô thị: Cần đảm bảo tính khả thi

Sáng 26-4, sau 1,5 ngày làm việc khẩn trương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên bế mạc phiên họp thứ 47.

chu tich quoc hoi nguyen thi kim ngan: phien hop da cho y kien buoc dau ve viec chuan bi ky hop thu nhat, quoc hoi khoa xiv. anh: t. tuan.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Phiên họp đã cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: T. Tuấn.

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ, trong phiên họp 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành thời gian xem xét, đánh giá kết quả kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV.
 
Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tiếp thu, hoàn chỉnh dự kiến chương trình Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV và báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã xem xét và cho ý kiến một số Dự thảo Nghị quyết quan trọng tại phiên họp.
 
Trước đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự thảo Nghị quyết phân loại đô thị. Theo Dự thảo Nghị quyết, đô thị được phân thành 6 loại gồm: đặc biệt, loại I, II, III, IV và V. Dự thảo cũng nêu ra những tiêu chí đi kèm với 6 loại đô thị.   
 
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, trong phân loại đô thị có 4 tiêu chí quan trọng nhất cần được lưu ý. Đầu tiên là mật độ dân số, tiếp đến là quy mô của nền kinh tế được xác định bằng thu ngân sách, tiêu chí diện tích và đơn vị hành chính. 
 
Thẩm tra các nội dung này, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị ban soạn thảo cần rà soát thêm về số liệu, định mức được quy định trong từng tiêu chuẩn, tiêu chí tại Dự thảo nghị quyết để đảm bảo chất lượng và tính khả thi của văn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng sau này.
 
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, liên quan đến vai trò của dân số trong phân loại đô thị, ban soạn thảo đã tiếp cận kinh nghiệm, thực tiễn và lý luận về phát triển đô thị, quy luật đô thị hóa của thế giới. 
 
“Năm 2011, Ngân hàng Thế giới đã có một nghiên cứu sâu về quá trình đô thị hóa của Việt Nam. Chúng tôi đã rút ra quy luật trong phát triển đô thị. Phát triển đô thị cũng theo quy luật tự nhiên, khách quan, nên mới có đô thị hình thành sau một thời gian thì thu hẹp lại như Phố Hiến, Vân Đồn… Chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông thôn sang đô thị cũng là một xu hướng tất yếu. Trong các tiêu chí để phân loại đô thị, mật độ dân số là quan trọng. Sau này khi cụ thể hóa phân loại đô thị, trọng số của quy mô dân số sẽ được tính đúng theo vai trò của nó” – Bộ trưởng Phạm Hồng Hà khẳng định. 
 
Về quy mô của nền kinh tế được xác định bằng thu ngân sách, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, nếu tính theo chỉ tiêu thu ngân sách đôi lúc cũng không đánh giá đúng tính chất, tính theo GDP cũng không chính xác nhưng cũng là cơ sở để tính tương đối và là chỉ tiêu để phân loại giữa đô thị loại này với đô thị loại khác và ban soạn thảo cũng đã cân nhắc về vấn đề này.
 
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị trên cơ sở các ý kiến thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Xây dựng cùng cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan hữu quan rà soát, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét trước khi thông qua. 

Khởi tố hình sự 401 đối tượng liên quan đến buôn lậu, hàng giả

Theo thông tin sơ bộ cập nhật của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, trong quý I-2016 vừa qua, các lực lượng chức năng các cấp đã phát hiện, xử lý 52.543 vụ việc vi phạm (tăng 5,63% so với cùng kỳ năm 2015) liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thu nộp ngân sách khoảng 4.173 tỷ đồng (tăng 44,88% so với cùng kỳ năm 2015), khởi tố 305 vụ đối với 401 đối tượng.

cong chuc hai quan va bo doi bien phong cua khau coc nam, lang son phoi hop kiem tra hang hoa nhap khau tu trung quoc. anh: quang tan.

Công chức Hải quan và Bộ đội Biên phòng cửa khẩu Cốc Nam, Lạng Sơn phối hợp kiểm tra hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: Quang Tấn.

Trong đó, Lực lượng Hải quan phát hiện, bắt giữ, xử lý 4.268 vụ việc vi phạm, thu nộp ngân sách 274,476 tỷ đồng; khởi tố hình sự 12 vụ, chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố 19 vụ.

Điển hình là vụ kiểm tra, bắt giữ 1,84 kg ma túy tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh); vụ bắt giữ 143,5 kg ngà voi và các sản phẩm từ ngà voi tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội); vụ bắt quả tang Công ty CP Dương Đông Hòa Phú, tỉnh Bình Thuận có hành vi gian lận trong khai báo nhập khẩu xăng dầu để trốn thuế đối với trên 9.379 tấn xăng Ron A92…

Lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ 815 vụ việc; thu nộp ngân sách 8,26 tỷ đồng; khởi tố hình sự 60 vụ đối với 79 bị can.

Điển hình là vụ kiểm tra, bắt giữ tàu TN01 vận chuyển số hàng nhập lậu trị giá trên 1,4 tỷ đồng tại Thừa Thiên Huế; vụ bắt giữ 115.500 bao thuốc lá lậu mang nhãn hiệu Blend No 555 tại Hải Phòng; vụ bắt giữ 2.542 bao thuốc lá điếu và 26.448 điếu xì gà không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, không dán tem nhập khẩu tại phố Hàng Điếu, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội...

Lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện, xử lý 827 vụ việc vi phạm; thu nộp ngân sách 14,357 tỷ đồng; khởi tố 216 vụ đối với 322 đối tượng.

Điển hình là các vụ bắt giữ 123 kg pháo, 27,5 tấn thuốc lá lá tại Cao Bằng; vụ bắt giữ 42.000 viên ma túy tổng hợp và 4 bánh heroin tại Quảng Trị; vụ bắt giữ 10 kg ma túy tổng hợp dạng đá tại Lạng Sơn; vụ bắt giữ 20kg thuốc nổ công nghiệp, 1.000 kíp nổ và 50 mét dây cháy chậm tại Thanh Hóa; vụ bắt giữ 32.990 bao thuốc lá tại Gia Lai; vụ kiểm tra, phát hiện 400m3 dầu DO không có hóa đơn, chứng từ tại khu vực biên giới biển Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh,…

Lực lượng Cảnh sát biển phát hiện, xử lý 63 vụ vi phạm; tổng số tiền xử lý vi phạm hành chính và giá trị hàng hóa thu giữ trên 2 tỷ đồng; khởi tố 17 vụ, bắt giữ 73 đối tượng.

Điển hình là vụ bắt giữ 2.000 tấn than cám tại khu vực giáp ranh giữa Hải Phòng và Quảng Ninh; vụ bắt giữ 28 tấn phân bón NPK, 15.000 con gà giống và 2.500 con chim bồ câu tại Quảng Ninh; vụ bắt giữ 57 kg pháo hoa tại Nghệ An; vụ mua bán trái phép 755.000 lít dầu D.O tại vùng biển Cà Mau; vụ bắt giữ 384 tấn đường tại vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu,...

Lực lượng Thuế đã tổ chức thanh tra, kiểm tra 17.806 doanh nghiệp; tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 3.733,3 tỷ đồng.

Lực lượng Quản lý thị trường phát hiện, xử lý 28.725 vụ việc vi phạm; thu nộp ngân sách 138,9 tỷ đồng.

Điển hình là vụ kiểm tra, tạm giữ 127,9 tấn bột ngọt các loại trị giá trên 3,4 tỷ đồng có dấu hiệu giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất tại TP. Hồ Chí Minh; vụ phát hiện, xử lý 4,2 tấn thịt lợn ốm, lợn chết không có giấy tờ kiểm dịch tại Hưng Yên…(BHQ)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục