tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin Việt Nam - tin trong nước đọc nhanh 15-03-2016

  • Cập nhật : 15/03/2016

Kiên Giang khởi công hàng loạt dự án lớn

Sáng 14/3, tỉnh Kiên Giang đồng loạt khánh thành và khởi công các nhà máy sản xuất dệt may (Vinatex), da giày (TBS), thuốc lá (Vinataba), chế biến gỗ MDF (Tập đoàn Cao Su Việt Nam) và Nhà máy Bia Sài Gòn giai đoạn 2. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự và chúc mừng các doanh nghiệp lớn tin tưởng đến Kiên Giang đầu tư và tạo ra hàng chục ngàn việc làm mới.

Thu hút doanh nghiệp "đại gia"

Tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc thuộc huyện Châu Thành (Kiên Giang), sáng 14/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự lễ khánh thành nhà máy sản xuất 15 triệu đôi giày thể thao xuất khẩu/năm, giải quyết trên 10.000 lao động trực tiếp của Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình (TBS), nhà máy có tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng.

Thủ tướng cũng tham dự Lễ khởi công Nhà máy Bia Sài Gòn giai đoạn 2 (Khu công nghiệp Thạnh Lộc thuộc huyện Châu Thành) nâng lên 100 triệu lít/năm; khởi công nhà máy sản xuất thuốc lá với 150 triệu điếu thuốc/năm của Công ty TNHH Liên doanh VINA-BAT; cắt băng khánh thành nhà máy chế biến gỗ MDF có công suất chế biến 75.000 m3/năm của Tập đoàn Cao su Việt Nam 

thu tuong nguyen tan dung du le khoi cong nha may thuoc la lien doanh vina -bat tai kien giang

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khởi công Nhà máy thuốc là Liên doanh Vina -BAT tại Kiên Giang

Trong đó, vốn đầu tư của nhà máy thuốc lá Vinataba 160 tỷ đồng và đi vào hoạt động vào quý 1/2017; Nhà máy bia Sài Gòn khoảng 600 tỷ đồng và đi vào hoạt động đầu năm 2017; Nhà máy gỗ MDF đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng sẽ chính thức đi vào sản xuất tháng 5/2016. Theo ước tính các nhà máy này khi đi vào sản xuất kinh doanh sẽ thu hút hàng ngàn lao động trực tiếp và nộp sách địa phương hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Riêng nhà máy thuốc lá dự kiến sẽ nộp ngân sách cho tỉnh Kiên Giang mỗi năm trên 660 tỷ đồng.

Cũng sáng nay, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng rất phấn khởi khi đến dự lễ khởi công xây dựng Nhà máy May Vinatex An Biên tại Khu đô thị Thứ 7, thuộc thị trấn Thứ 7, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang. Nhà máy May Vinatex An Biên có tổng mức đầu tư dự kiến 210 tỷ đồng, sử dụng trên 2.000 lao động ở địa phương.

Đây là dự án thứ hai của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) thực hiện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, sau khi Nhà máy May Vinatex Kiên Giang tại huyện Gò Quao với tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng đã đi vào hoạt động từ tháng 5/2015 và sử dụng gần 1.500 lao động tại địa phương.

Ly nông không ly hương

Nhà máy May Vinatex An Biên là vùng căn cứ kháng chiến cách mạng U Minh Thượng. Đồng bào nơi đây qua hàng chục năm chịu nhiều đau thương của chiến tranh và nhiều công lao nuôi chứa cách mạng và lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta qua các thời kỳ. Vào đầu năm 2015 Thủ tướng cũng đã đến dự lễ khánh thành 2 cây cầu huyết mạch Cái Lớn và Cái Bé nối với đường hành lan ven biển phía Tây đến vùng bán đảo Cà Mau còn nhiều khó khăn này.

"Nay vui mừng hơn lại có thêm một nhà máy đầu tiên giải quyết hàng ngàn lao động phổ thông tại địa phương với mức lương bình quân gần 6 triệu đồng/người/tháng. Ít nhất hàng ngàn hộ gia đình nghèo ở nông thôn không còn người thân ly hương, mà nay là ly nông nhưng không ly hương - xa quê", Thủ tướng phấn khởi nói.

Thủ tướng cũng cho biết thêm, thời gian qua Chính phủ luôn canh cánh trong lòng về việc tạo việc làm cho lao động nông thôn khi xu hướng phát triển là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp dịch vụ. Trong khi thuận lợi là tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiến gần 50% dân số, gọi là "dân số vàng". Nhưng đó cũng là áp lực và thách thức tạo công ăn việc cho nhân dân. Vì thế thời gian qua, Đảng và chính phủ cũng đã cố gắng tận dụng nhiều nguồn lực để đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ, để làm khâu đột phá để thu hút đầu tư phát triển.

"Những năm gần đây, Đồng bằng sông Cửu Long những cũng được đầu tư hạ tầng giao thông khá cơ bản, tuy vẫn chưa đạt theo mong muốn. Cụ thể là một số dự án đường bộ được đầu tư mới và mở rộng từ TP HCM về miền Tây và Kiên Giang, nhất là vừa khởi công xây dựng mới tuyến huyết mạch của tỉnh Kiên Giang là QL 80 đoạn Rạch Giá - Lộ Tẻ (dành riêng cho ôtô) và nối với cầu Vàm Cống sẽ hoàn thành cuối năm 2017. Đây là tín hiệu tốt của Kiên Giang sẽ thu hút mạnh các nhà đầu tư trong và ngoài nước đây đến đây sản xuất kinh doanh và tạo thêm hàng trăm ngàn việc làm cho người dân địa phương trong những năm tới", Thủ tướng chia sẻ.


Đà Nẵng: Phê duyệt quy hoạch dự án xây dựng bệnh viện quốc tế

UBND Đà Nẵng vừa phê duyệt tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết để kêu gọi đầu tư xây dựng bệnh viện quốc tế tại Phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu nhằm phục vụ Tuần lễ Hội nghị cấp cao APEC 2017 và hoạt động khám chữa bệnh chất lượng cao tại khu vực miền Trung.

thanh pho da nang hom nay

Thành phố Đà Nẵng hôm nay

Theo đó, dự án có diện tích quy hoạch là 15.122 m2  thuộc khu dân cư số 4, phường Hòa Cường Bắc; phía Bắc giáp đường 30-4; phía Nam giáp đường Thân Cảnh Phúc; phía Tây giáp đường Nguyễn Hữu Thọ; phía Đông giáp đường Lương Nhữ Hộc.

UBND thành phố giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp Trung tâm Phát triển quỹ đất và các đơn vị có liên quan thực hiện thủ tục kêu gọi đầu tư theo quy định; đồng thời phối hợp Viện Quy hoạch xây dựng cắm mốc ranh giới theo Tổng mặt bằng được duyệt.


Thúc đẩy mô hình HTX thuỷ sản

Để thúc đẩy mô hình HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ phát triển ổn định, theo nhiều người, ngoài những cơ chế hỗ trợ từ chính quyền các HTX cũng phải nỗ lực tự thân vận động.

Ông Lê Viết Chữ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trong những năm gần đây, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ và khuyến khích các hợp tác xã (HTX) theo mô hình này hoạt động và phát triển tạo thành chuỗi sản xuất từ dịch vụ đóng tàu, cung cấp nhiên liệu cho bà con. Đến nay, Quảng Ngãi đã thành lập được 7 HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ...

ngu dan dong tau tai htx dich vu va khai thac thuy hai san xa bo nghia phu

Ngư dân đóng tàu tại HTX dịch vụ và khai thác thuỷ hải sản xa bờ Nghĩa Phú

Hỗ trợ cho mô hình này, tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ trên địa bàn. Theo đó, các HTX được ưu tiên vị trí, địa điểm thuận lợi để xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh; miễn tiền sử dụng đất xây dựng trụ sở, sân phơi, nhà kho, các cơ sở dịch vụ. Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền thuê trong thời gian 5 năm đầu và nhiều hỗ trợ khác...

Ngoài ra, đề án xây dựng và phát triển HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ tỉnh Quảng Ngãi (giai đoạn 2015 - 2020) cũng đã được HĐND tỉnh thông qua. Theo đề án, mỗi HTX có tối thiểu 20 thành viên và 20 tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên tham gia khai thác hải sản xa bờ, tự nguyện đăng ký thành lập và hoạt động theo Luật HTX năm 2012.

Ông Trần Viết Minh, Giám đốc điều hành HTX dịch vụ và khai thác thuỷ hải sản xa bờ Nghĩa Phú (TP. Quảng Ngãi) cho biết, mỗi năm HTX giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 200 lao động ở địa phương. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi để phát triển thủy sản, đặc biệt là việc thực hiện NĐ 67, nhờ đó mà ngư dân đã mạnh dạn vay vốn đóng tàu công suất lớn nhiều hơn, HTX cũng đã làm ăn ổn định hơn...

Tuy nhiên, cũng theo ông Minh, mô hình HTX dịch vụ và khai thác thuỷ hải sản xa bờ ở Quảng Ngãi cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Đơn cử, khó khăn lớn nhất hiện nay ở HTX dịch vụ và khai thác thuỷ hải sản xa bờ Nghĩa Phú là tình trạng, luồng lạch ở các cửa sông, bị bồi lấp nên tàu thuyền công suất lớn không thể về địa phương nên HTX chưa thể phát triển thêm dịch vụ cung cấp nhiên liệu xăng dầu, đá lạnh… cho bà con ngư dân.

Việc này cũng là ảnh hưởng không nhỏ đến công ăn việc làm cho người dân ở địa phương. Ngoài ra, hầu hết các HTX dựa trên cơ sở đóng tàu hoặc kinh doanh ngành nghề khác có sẵn tại địa phương. Đa phần HTX thành lập chỉ mới có tên gọi, nhiều HTX còn tạm bợ…

Để thúc đẩy mô hình HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ phát triển ổn định, theo nhiều người, ngoài những cơ chế hỗ trợ từ chính quyền các HTX cũng phải nỗ lực tự thân vận động. Trong đó, chú trọng đến việc tập trung đầu tư mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh, ngoài nhiệm vụ chính là đóng tàu, tổ chức đánh bắt hải sản… các HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ nên chú trọng đến việc hỗ trợ các dịch vụ hậu cần nghề cá.

Cụ thể như việc hỗ trợ ngư dân, bà con trong HTX công tác bảo quản thuỷ hải sản, sau đó phân loại rồi mới đưa ra thị trường. Điều này, giúp bà con ngư dân tránh được tình trạng tư thương ép giá.

Ngoài ra, các HTX phải làm tốt vai trò là “đầu mối”, sợi dây liên hệ giữa ngư dân với chính quyền, với cả ngân hàng. Thông qua, mô hình HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ, khi các ngân hàng cho ngư dân vay vốn đóng tàu, hoặc vốn lưu động cũng yên tâm hơn khi có các HTX giới thiệu, giám sát, đứng ra quản trị tập trung… Ngư dân đỡ mất thời gian, ngân hàng cũng đỡ mất thời gian đi thẩm định, đây là một loại hình HTX dịch vụ và khai thác hải sản xa bờ có thể khai thác.


Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự 2015

Sáng ngày 14/3/2015, tại TP. Đà Nẵng, Hiệp hội Ngân hàng (HHNH), phối hợp NHNN chi nhánh TP. Đà Nẵng và Tổ chức Tài chính Quốc tế - IFC tổ chức, hội thảo về “Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự 2015”.

Hội thảo nhằm mục đích giúp các chi nhánh TCTD và các ban, ngành trên địa bàn có cơ hội nắm bắt những điểm mới và trao đổi với cơ quan quản lý và thành viên Ban soạn thảo Bộ luật dân sự.

hoi thao ve “cac bien phap bao dam thuc hien nghia vu trong bo luat dan su 2015” tai da nang

hội thảo về “Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự 2015” tại Đà Nẵng

Tại hội thảo, các đại biểu tham dự thảo luận tập trung xoay quanh một số nội dung như: Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm; Thứ tự ưu tiên thanh toán (giữa các bên có liên quan đến tài sản bảo đảm; giữa bên nhận bảo đảm và bên cầm giữ); Quyền bán tài sản cầm cố, thế chấp là hàng hóa luân chuyển; Quyền bảo lưu quyền sở hữu; Xử lý tài sản bảo đảm, hộ gia đình...

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Kế hoạch của Chính phủ và NHNN, trong năm 2015, HHNH đã phối hợp với Bộ Tư pháp, IFC và NHNN chi nhánh TP. Đà Nẵng tổ chức nhiều cuộc Tọa đàm và Hội thảo về  góp ý Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.

Qua nhiều lần tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), các đại biểu đã tập trung vào các ý kiến liên quan đến hoạt động ngân hàng như: lãi suất trong hợp đồng vay tài sản; các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ; phương  thức xác lập đối kháng; phương thức xử lý tài sản bảo đảm,...

Sau các cuộc hội thảo, tọa đàm, HHNH đã tổng hợp các ý kiến góp ý và báo cáo với cơ quan quản lý Nhà nước và Ban soạn thảo. Các văn bản tổng hợp ý kiến góp ý và kiến nghị của HHNH đều được Bộ Tư pháp và Uỷ ban Pháp luật Quốc hội đánh giá cao.

HHNH còn tham gia tổng kết thi hành Bộ Luật dân sự và đề xuất chính sách và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, chủ động tham gia vào quá trình sửa đổi bổ sung Bộ Luật dân sự, trong nhóm chuyên gia tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp về sửa đổi Bộ Luật Dân sự có đại diện của HHNH. 


Đà Nẵng đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây 2 hầm chui giảm tải giao thông

Theo thiết kế, một hầm chui nằm trên đường Trần Phú, tại điểm giao cắt với đường Lê Duẩn dẫn lên cầu sông Hàn ở đầu cầu phía Tây. Hầm chui thứ 2 được xây dựng tại nút giao thông Điện Biên Phủ-Nguyễn Tri Phương.

Đây là một trong số các hạng mục nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông phục vụ Tuần lễ APEC 2017. Theo đó, đối với hầm chuiphía Tây cầu Sông Hàn, phương tiện tham gia giao thông trên đường một chiều Trần Phú sẽ đi qua hầm chui, phương tiện rẽ về các hướng Sơn Trà hay vào Trung tâm Thành phố lưu thông 2 hướng nhánh bên hầm.

bung binh dien bien phu - le do - nguyen tri phuong la nut giao thong lon nhat tren duong dien bien phu (anh: bao da nang)

Bùng binh Điện Biên Phủ - Lê Độ - Nguyễn Tri Phương là nút giao thông lớn nhất trên đường Điện Biên Phủ (ảnh: Báo Đà nẵng)

Dự án có tổng chiều dài hầm hơn 256m, rộng 7,5m, rộng 40 m, hai bên có đường gom lộ thiên, tổng vốn dự kiến 150 tỷ đồng, dự kiến khởi công vào tháng 5 tới và hoàn thành đưa vào sử dụng đầu năm 2017.

Cũng liên quan đến việc giải quyết các điểm nút giao thông có nguy cơ ùn ứ và hay xảy ra tai nạn, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng hầm chui thứ 2 tại nút giao Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương với diện tích đất quy hoạch hơn 48.200 m2. Ranh giới quy hoạch được xác định: Phía Đông giáp đường Lê Duẩn và đường Lý Thái Tổ; phía Tây giáp đường Điện Biên Phủ; phía Bắc giáp khu dân cư hiện trạng; phía nam giáp khu dân cư hiện trạng và Công viên 29-3....

UBND TP Đà Nẵng giao Ban Quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên có trách nhiệm lập thủ tục các bước xây dựng cơ bản tiếp theo đúng quy định. UBND quận Thanh Khê sẽ chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bàn giao mốc giới, niêm yết và công bố công khai đồ án quy hoạch được duyệt. Hầm chui tại nút giao đường Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương sau khi hoàn thành sẽ khớp nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với các khu vực lân cận.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục