Cảnh sát biển Trung Quốc ngăn cứu nạn ngư dân Việt Nam
Bể hụi trên 14 tỉ tại Tiền Giang, cả trăm người điêu đứng
New Zealand muốn tặng TP HCM cây cầu đi bộ bằng gỗ
40.000 ôtô công
Tăng cường thương mại Việt - Czech
Tin trong nước đọc nhanh trưa 23-10-2015
- Cập nhật : 23/10/2015
Nikken Siekei sẽ thiết kế khu trung tâm hành chính mới cho TPHCM
Ngày 20/10, Phó chủ tịch UBND TPHCM đã chủ trì cuộc họp xét chọn đồ án thiết kế khu trung tâm hành chính UBND TPHCM và phương án của Nikken Siekei đã được lựa chọn.
Theo Hội đồng chấm giải, phương án của Nikken Siekei thiết kế với bố cục chặt chẽ, giữ nguyên kiến trúc bảo tồn, di dời tòa nhà D tạo không gian hợp lý, hai khối nhà hai bên tạo cân bằng, giữ các dãy nhà có kiến trúc cổ, hình thành cây xanh phía đường Đồng Khởi, các mảng xanh bên trong khuôn viên, đặc biệt là giữ được nền trời xanh làm phông nền, tạo sự uy nghiêm từ tượng Bác đến mặt tiền UBND TPHCM nổi bật trên nền trời xanh…
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM đã thống nhất ý kiến của các chuyên gia, nhất trí chọn phương án của Nikken Siekei làm đồ án thiết kế khu trung tâm hành chính UBND TPHCM. Phó Chủ tịch lưu ý đến việc thiết kế hàng rào bảo vệ bằng điện tử, tạo mỹ quan và sự thân thiện với người dân. Các đơn vị có liên quan sớm hoàn tất thiết kế đồ án hoàn chỉnh để UBND TPHCM trình xin ý kiến của Thành ủy.
Nikken Sekkei được thành lập năm 1900, là tác giả của nhiều tòa tháp, siêu cao ốc nổi tiếng thế giới. Năm 2014, đơn vị này đã được Đài Truyền hình Việt Nam chọn là nhà thầu tư vấn thiết kế cho Tháp truyền hình đặt tại Tây Hồ Tây, dự kiến cao 636m.
Nikken Sekkei cũng là nhà thiết kế cho khu thể thao Olympic 2020 được tổ chức ở Nhật Bản.
Chính phủ phê duyệt đào tạo 400 nhân lực quản lý về điện hạt nhân
Để phục vụ phát triển điện hạt nhân, Chính phủ phê duyệt kế hoạch đào tạo 400 nhân lực cho nhóm chuyên môn về quản lý Nhà nước. Nhóm nhân lực quản lý Nhà nước sẽ được đào tạo các nội dung về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.
Mục tiêu của kế hoạch này nhằm phát triển, tăng cường nguồn nhân lực quản lý Nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu triển khai hiệu quả, an toàn, an ninh Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và chương trình phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.
Tại Quyết định 1756, dự án sẽ phát triển năng lực của các nhóm chuyên môn về quản lý Nhà nước phục vụ điện hạt nhân là 400 người. Trong đó có 50 người có năng lực chủ trì các nhóm chuyên môn/công việc, 100 người có năng lực thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và 250 người được trang bị kiến thức kỹ năng cơ sở cần thiết cho các chuyên môn/công việc. Đối với nhân lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật, dự án sẽ đào tạo 1.400 người.
Các nhân lực này sẽ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chung và chuyên sâu về điện hạt nhân tùy theo chuyên môn/công việc. Riêng nhóm nhân lực quản lý Nhà nước sẽ được đào tạo các nội dung về phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân theo hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.Đối với nhân lực nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật, nội dung đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: Khoa học và công nghệ hạt nhân, các lĩnh vực kỹ thuật về thiết kế, chế tạo, xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân; an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân; chu trình nhiên liệu hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ; ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.
Về hình thức và quy mô đào tạo, sẽ tổ chức bồi dưỡng, thực tập ngắn hạn dưới 3 tháng và dài hạn từ 4 - 12 tháng ở trong và ngoài nước. Đào tạo ở các trình độ cơ sở, nâng cao và chuyên sâu cho nhân lực quản lý nhà nước, nghiên cứu - triển khai và hỗ trợ kỹ thuật.
Với kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực như trên, Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình và có báo cáo định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng và tổ chức phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.
Trong khi đo,s Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ cân đối, bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước để triển khai kế hoạch, đồng thời hướng dẫn công tác quản lý tài chính bảo đảm triển khai thực hiện Quyết định này.
TP.HCM: Cần khoảng 27.000 việc làm
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Giám đốc thường trực Falmi cho biết, nhu cầu tuyển dụng tiếp tục chú trọng lao động có trình độ, tay nghề. Cơ cấu tuyển dụng lao động về trình độ chuyên môn gồm: Đại học – Trên đại học (20%), Cao đẳng (15%), Trung cấp (22%), CNKT (7%), Sơ cấp nghề (6%), Lao động phổ thông (30%).
Ngoài ra, theo ông Tuấn, trong 2 tháng cuối năm 2015, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố theo hướng lao động có trình độ, tay nghề đồng thời tăng nhu cầu lao động phổ thông, sơ cấp nghề để phục vụ nhu cầu sản xuất và các hoạt động dịch vụ cuối năm
Xây dựng Luật Đặc khu kinh tế vẫn phải chờ
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh có khu kinh tế ven biển trả lời kiến nghị về các cơ chế chính sách tài chính đối với khu kinh tế ven biển.
Liên quan đến kiến nghị sớm ban hành kết luận về chủ trương thành lập đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, cũng như xây dựng Luật Đặc khu kinh tế, Bộ Tài chính cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng xin ý kiến để trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định về việc thành lập Đặc khu kinh tế và xây dựng Luật Đặc khu kinh tế.
Do vậy theo Bộ Tài chính, sau khi Bộ Chính trị cho phép thành lập các đặc khu kinh tế thì việc xây dựng Luật Đặc khu kinh tế mới được nghiên cứu, xem xét về sự cần thiết.
Đối với kiến nghị thí điểm cho phép người Việt vào chơi ở casino Vân Đồn, Bộ Tài chính chưa có ý kiến trong văn bản trả lời này.
Bộ Tài chính cũng bác kiến nghị xem xét đưa khu kinh tế Nhơn Hội vào Danh mục các khu kinh tế được ưu tiên hỗ trợ giai đoạn 2016-2020. Vì theo quyết định của Thủ tướng, hiện có 5 khu kinh tế ven biển (Chu Lai – Quảng Nam, Dung Quất – Quảng Ngãi, Đình Vũ – Cát Hải của Hải Phòng và cụm đảo An Thới tỉnh Kiên Giang) được tập trung đầu tư ở mức tối thiểu 65% tổng nguồn vốn hỗ trợ trong kế hoạch hàng năm và 3 năm 2013-2015.
Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Bình Định lập báo cáo đánh giá, trong đó nêu rõ sự cần thiết để tập trung đầu tư như khu kinh tế trọng điểm trên cho giai đoạn tới.
Phó chủ tịch Quốc hội nhắc bài học Vinashin khi phát hành trái phiếu
Kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu của Chính phủ là một trong những nội dung được quan tâm nhất khi Quốc hội thảo luận ở tổ sáng nay (22/10) về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách...Phát biểu tại cuộc họp tổ của đoàn Đà Nẵng cùng 3 địa phương khác, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn bày tỏ ông "không hẳn là không đồng ý" với đề xuất của Chính phủ, song cho rằng cần cân nhắc kỹ. “Bài học phát hành trái phiếu quốc tế hàng trăm triệu USD rồi cho Vinashin dùng vẫn còn đó, nên tôi đề nghị cần phải thận trọng”, ông nói.
Cũng theo vị này, nếu trái phiếu phát hành ở kỳ hạn 10 năm hay 30 năm thì các thế hệ sau cũng phải trả. "Nếu phát hành thêm nữa thì ẩn chứa nhiều rủi ro. Sợ rằng con cháu sẽ oán giận", vị Thượng tướng công an lo lắng.
Chia sẻ với vị lãnh đạo cùng đoàn, đại biểu Nguyễn Kim Thúy cũng cho rằng việc Chính phủ lý giải phát hành thêm trái phiếu để đáo hạn, chứ không phải đầu tư là điều khiến bà băn khoăn nhất. “Trước đây, nợ công có 47-48% chúng ta cũng nói gần tới ngưỡng an toàn. Sau đó 54% cũng lại là sát ngưỡng, giờ lên 63% thì ngưỡng lại là 65%. Tôi cho rằng không nên quan trọng về con số mà cái chính là khả năng trả nợ”, bà lưu ý.
Nhìn từ góc độ chi tiêu của một gia đình, bà Thúy nói thêm rằng nếu vay nợ để sản xuất, sinh lãi thì không sao. Ngược lại, nếu vay chỉ để mua sắm "cho bằng bạn bằng bè" thì lại là vấn đề khác.
Tại đoàn TP HCM, đại biểu, đồng thời là chuyên gia kinh tế - Trần Du Lịch lại bày tỏ quan điểm ủng hộ kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu nêu trên. "Việc này sẽ không làm mất cân đối nguồn ngoại tệ, lại tăng thời hạn trả nợ mà không làm gia tăng nợ quốc gia”, ông Lịch phân tích.
Tuy vậy, với đề xuất bổ sung 40.000 tỷ thu từ bán cổ phần doanh nghiệp vào ngân sách, chuyên gia này lại nêu ý kiến phản đối. “Nếu cứ hòa vào ngân sách thì sẽ hết, rất khó kiểm soát. Chính phủ cần có một danh mục cụ thể đầu tư cho phát triển như thế nào? Cái gì dùng bao nhiêu tiền?... Chứ không gộp chung chung rồi hòa cả làng”, ông nói.
Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Thân Đức Nam cũng đánh giá cao động thái bán vốn tại nhiều doanh nghiệp Nhà nước mà Chính phủ vừa đưa ra. Tuy nhiên, ông kiến nghị cơ quan điều hành cần xây dựng một danh mục cụ thể, chứ không thể nói chung chung dùng tiền bán vốn đề đầu tư phát triển. “Ví dụ sẽ làm bệnh viện này bao nhiêu tiền, con đường này hết bao nhiêu để Quốc hội xem xét phê duyệt và giám sát”, ông đề xuất.