Lý do xây dựng Lý Sơn thành cứ điểm quân sự trọng yếu
Phồn vinh giả tạo
735 người đã chết do tai nạn giao thông từ cuối 2015 đến nay
El Nino 2016 sẽ là đợt mạnh kỷ lục và kéo dài nhất
Tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng thăm hữu nghị Hải quân Singapore
Tin trong nước đọc nhanh tối 24-01-2016
- Cập nhật : 24/01/2016
Bàn giao 2 tàu tuần tra cao tốc TT-400 cho Cảnh sát biển
Tàu tuần tra cao tốc TT-400 chiếc số 6, 7 (số hiệu 4036, 4037) Công ty đóng tàu Hồng Hà bàn giao cho lực lượng Cảnh sát biển.
Thẩm phán 'chạy án' bị lãnh án
HĐXX nhận định hành vi nhận hối lộ của thẩm phán Văn là nghiêm trọng, làm mất lòng tin của người dân vào hoạt động tư pháp.
Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin, ngày 9-7-2014, tài xế xe tải Nguyễn Trần Quân gây tai nạn làm chết một người tại thị trấn Madagui (huyện Đạ Huoai). Quân bị bắt tạm giam ngay sau đó. Khi hồ sơ chuyển qua tòa, thẩm phán Văn được phân công giải quyết vụ án.
Ngày 15-10-2014, mẹ của Quân được Vy Tuấn Anh nói rằng có quen biết với thẩm phán Văn, có thể lo án treo với giá 50 triệu đồng. Sáng 23-10-2014, mẹ của Quân và chủ xe gây tai nạn đã đến tòa gặp thẩm phán Văn xin bớt 10 triệu đồng vì hoàn cảnh khó khăn. Ông Văn không đồng ý và nói cứ đưa tiền cho Tuấn Anh, có gì nói sau.
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đọc lệnh bắt Văn (áo trắng giữa) và Tuấn Anh(thứ hai từ trái sang). Ảnh: CTV
Mẹ của Quân đã đưa trước 30 triệu đồng cho Tuấn Anh. Hai ngày sau, chủ xe đưa 20 triệu đồng còn lại cho Tuấn Anh như đã hẹn tại quán cà phê. Quá trình đưa tiền “chạy án”, cả hai không quên ghi âm, quay phim.
Sau khi nhận đủ tiền, ông Văn cho Tuấn Anh 5 triệu đồng.
TAND huyện Đạ Huoai đưa vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đối với bị cáo Quân ra xét xử sơ thẩm vào sáng 31-10-2014. Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Văn đã tuyên án 12 tháng tù cho hưởng án treo đối với Quân về tội danh này. Quân được trả tự do ngay tại toà.
Sau phiên tòa, mẹ của Quân và chủ xe làm đơn tố giác, cung cấp chứng cứ về hành vi của Tuấn Anh và ông thẩm phán. Ngày 31-8-2015, cơ quan điều tra VKSND Tối cao khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Thẩm phán Văn.
Quyết định đầu tiên năm 2016 của chính quyền Hà Nội
Theo đó, mọi hoạt động quảng cáo ngoài trời tại các khu vực như Quảng trường Ba Đình (quận Ba Đình) và bờ hồ, khu vực phố cổ (quận Hoàn Kiếm) sẽ bị cấm, chỉ có thể được cổ động trực quan phục vụ những sự kiện chính trị - xã hội, quảng cáo cho nhà tài trợ trong khuôn khổ hoạt động sự kiện được cấp có thẩm quyền cho phép.
Cụ thể, những địa điểm bị cấm quảng cáo ngoài trời gồm: Quảng trường Ba Đình; hồ Hoàn Kiếm và khu vực bao quanh hồ; khu vực phố cổ; di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng; trụ sở của cơ quan đảng, nhà nước các cấp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, doanh trại quân đội, trụ sở công an, đại sứ quán nước ngoài và các tổ chức quốc tế; khu vực phạm vi hành lang an toàn đường bộ tại các vị trí giao lộ, vòng xoay, hành lang an toàn cầu, hầm đường bộ, đường sắt, hành lang an toàn đường cao tốc; các tầng là nhà ở thuộc công trình cao tầng…
Quy chế quảng cáo trên cũng quy định những khu vực hạn chế quảng cáo như: Quảng trường 19/8, Quảng trường 1/5, Trung tâm Hội nghị Quốc gia, quảng trường, công viên trong nội thành và trung tâm các quận, huyện, thị...
Bên cạnh đó, quy chế trên quy định về các hình thức, phương tiện quảng cáo ngoài trời như: Kích thước băng rôn: Rộng 0,75 m và dài 2,5 m; nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu, ngắn gọn, súc tích; bảng quảng cáo lắp đặt tại mặt tiền các công trình, nhà ở riêng lẻ thì mỗi tầng chỉ được đặt một bảng quảng cáo ngang, chiều cao tối đa 2 m, chiều ngang không được vượt quá giới hạn chiều ngang mặt tiền công trình, bảng quảng cáo dọc có chiều ngang tối đa 1 m, chiều cao tối đa 4 m; phía ngoài trạm ATM chỉ được quảng cáo tên gọi, tên viết tắt, nhãn hiệu của ngân hàng là chủ sở hữu máy…
Biển hiệu đặt ở cổng hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân chỉ được làm một biển hiệu ngang hoặc biển hiệu dọc, bảo đảm mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội. Biển hiệu ngang có chiều cao tối đa là 2 m, chiều dài không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà; biển hiệu dọc chiều ngang tối đa là 1 m, chiều cao tối đa là 4 m nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
Tiêu hủy bánh kẹo in chữ Trung Quốc
Số bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ, chủ lô hàng chuẩn bị mang đi phân phối ở các vùng sâu, vùng xa thì bị cơ quan chức năng bắt giữ.
Chiều ngày 22-1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công antỉnh Đắk Lắk, đã tiến hành thiêu hủy 129kg bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ, có in chữ Trung Quốc ngoài bao bì.
Trước đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường đã kiểm tra và phát hiện số bánh kẹo trên tại hộ kinh doanh bánh kẹo và tạp hóa Gia Huy (số 48 Nguyễn An Ninh, phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột). Tại đây, lực lượng chức năng đã phát hiện cơ sở này có nhiều hành vi sai phạm như kinh doanh hàng hóa không rõ xuất xứ, nguồn gốc, nơi bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bà Dương Thị Thu (chủ cơ sở) khai nhận, số bánh kẹo trên được mua từ nhiều nơi sau đó đưa đi phân phối cho các cơ sở tạp hóa ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk.
Cơ quan chức năng quyết định xử phạt cơ sở 5 triệu đồng và tiêu hủy toàn bộ số bánh kẹo trên.
Thu giữ hơn 900 kg thịt, xương heo thối
Chiều 22-1, Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh Bình Phước phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện cơ sở kinh doanh thịt động vật Xuân Tá, cạnh Quốc lộ 13, do Bùi Đại Tá (ngụ ấp 1, xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) làm chủ, đang cất giấu 900 kg thịt và xương heo nhưng không rõ nguồn gốc. Lô hàng này có dấu hiệu nhiễm khuẩn, bốc mùi hôi thối.
Ngoài ra, lực lượng chức năng còn phát hiện nhiều bình sơn màu đen dùng để xịt vào lông, giả heo rừng lai. Sau khi kiểm tra, Phòng Cảnh sát Môi trường đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ số xương và thịt heo nêu trên để xử lý.