Thừa nhận kẽ hở của xe cứu hộ biến tướng thành xe tải chở hàng để đi vào giờ cao điểm, nhưng các cơ quan chức năng cho biết, chưa có quy định quản lý. Có điều lạ là trước đây có quy định quản lý, bỗng dưng lại bị bãi bỏ, do đó chủ doanh nghiệp dùng xe cứu hộ tha hồ lách luật...
Tin trong nước đọc nhanh tối 25-01-2016
- Cập nhật : 25/01/2016
Vụ Giáo sư tố kiều nữ lừa hơn 17 tỉ đồng: Phải giám định chữ viết
Vụ án này đã được trả hồ sơ điều tra lại nhiều lần do còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ trong quan hệ mua bán giữa các bên, đồng thời cần bị cáo và bị hại cung cấp các chứng cứ phát sinh…
Theo cáo trạng, năm 2002, ông giáo sư-tiến sĩ NHV quen biết Hoa qua một học trò cũ. Khi đã thân thiết, Hoa nói có lô đất khoảng 160.000 m2 ở xã Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đang làm sổ đỏ. Nếu ông V. mua Hoa sẽ chuyển nhượng với giá gốc gần 21 tỉ đồng. Về nguồn gốc đất, Hoa nói nhận chuyển nhượng từ người khác.
Ông Vương đồng ý, thống nhất thanh toán tiền mặt thành nhiều đợt. Đầu năm 2011, Hoa cho biết mảnh đất sắp có sổ đỏ và yêu cầu ông Vương chuẩn bị tiền. Đến tháng 4/2012, giáo sư đã giao cho kiều nữ tổng cộng hơn 10 tỷ đồng và giục nhanh chóng hoàn tất việc làm sổ đỏ. Cũng trong thời gian này, Hoa tiếp tục nói có một lô đất gần 80 m2 đang muốn bán với giá 450 triệu đồng, ông Vương mua thì thanh toán luôn.Theo cáo buộc, đến cuối tháng 1/2012, ông Vương đã giao tiếp cho Hoa 6,6 tỷ đồng. Trong lần giao tiền này, hai bên thống nhất xé bỏ toàn bộ giấy biên nhận tiền trước đó và ký một hợp đồng mua bán 2 lô đất trên bằng giấy viết tay với tổng số tiền ghi trong hợp đồng là 21,2 tỷ đồng. Hoa ghi nhận đã cầm của ông Vương 17,25 tỷ. Đợi thời gian dài không thấy Hoa giao đất như đã hứa, ông Vương tố cáo đến công an.
Quá trình điều tra, ông Vương cho biết mua đất bằng tiền tích lũy cá nhân. Ông không biết vị trí những mảnh đất mà Hoa nói vì tin tưởng cô này.
Ông V. tố rằng bị Hoa lừa tiền, còn Hoa thừa nhận có cầm tiền của ông nhưng đó là được cho, được chu cấp, không phải lừa đảo.
Tại các phiên tòa tháng 4 và tháng 9-2015, Hoa phủ nhận nội dung cáo trạng và lời khai của ông V. Hoa khai giữa hai người có quan hệ tình cảm từ năm 2002. Trong 10 năm quen nhau, hai bên thường xuyên thuê khách sạn để ân ái. Đến năm 2011, do Hoa chủ động cắt đứt quan hệ nên ông V. quay sang tố cáo. Trong thời gian quan hệ, Hoa giấu ông V. chuyện đã có chồng con và nói với ông V. rằng con trai của vợ chồng Hoa là con trai của ông V. với Hoa, nên hằng tháng ông V. chu cấp từ vài chục đến cả trăm triệu đồng cho Hoa nuôi con, tổng số tiền bị cáo nhận chỉ khoảng 1 tỉ đồng, không phải 17 tỉ đồng như ông V. tố cáo.
Về nguồn gốc tờ hợp đồng chuyển nhượng ngày 6-1-2006, Hoa trình bày trong khoảng thời gian trên, ông V. nói với Hoa là do tiêu xài tiền thâm hụt, ông bị vợ thắc mắc nên nhờ Hoa viết tờ giấy thể hiện việc ông có mua đất ở Hóc Môn. Nhưng sau đó, ông V. nói vợ ông không tin vì không có dấu mộc đỏ của cơ quan chức năng nên hai bên hẹn nhau ra khách sạn và Hoa mang theo hợp đồng chuyển nhượng lô đất 160.000 m2 do Hoa mua của bà G., rồi Hoa chỉnh sửa lại để phù hợp với nội dung ông V. đưa ra.
Còn về lô đất gần 80 m2, Hoa khai “không biết ông V. lấy thông tin từ đâu để ghi vào hợp đồng” vì Hoa “chưa bao giờ đưa giấy chủ quyền cho ông V.” và “cũng chưa bao giờ kể cho ông V. nghe” về lô đất này...
Tại phiên tòa tháng 9-2015, chủ tọa đã hỏi: “Ông ký mua bán đất với một người suốt 6 năm nhưng không gặp người đó. Ông bỏ tiền tỉ mua đất mà hợp đồng mua bán họ đưa chỉ là bản photocopy nhưng ông cũng không đòi hỏi xem bản chính, trong khi ông là người bỏ tiền tỉ ra mua, khư khư giữ một bản hợp đồng (6.1.2006) rồi nói không phải của mình, mình không ký nhưng cũng không thắc mắc: sao tôi không mua bán, không ký mà lại có hợp đồng”. Ông giáo sư lý giải rằng “do tin Hoa là đồng hương nên bảo sao làm vậy”…
Hoa Kỳ-Việt Nam: Hành trình mới
TTXVN cho hay sự kiện mang tên “Hoa Kỳ-Việt Nam: Hành trình mới” này có mục đích nêu bật tầm quan trọng của trao đổi giáo dục, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế, chăm sóc sức khỏe và di sản văn hóa.
Đồng hành với Đại sứ Ted Osius trong chuyến đạp xe là các nhân viên Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và một số cựu thành viên từng tham gia các chương trình do chính phủ Mỹ tài trợ. Dọc hành trình này, đoàn sẽ tới thăm những danh lam thắng cảnh tại Việt Nam và trung tâm y tế tại các tỉnh nhằm thể hiện bằng nhiều cách khác nhau mối quan hệ hợp tác đang tiếp diễn giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như môi trường, giáo dục và y tế.
“Chuyến đạp xe lần này nhằm hướng tới một đất nước Việt Nam mới và mối quan hệ gần gũi giữa hai nước. Chúng tôi muốn nêu bật Việt Nam đã tiến xa thế nào trong 20 năm qua và mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đã đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam ra sao…” - Đại sứ Mỹ chia sẻ.
Hướng dẫn nộp thuế thu nhập cá nhân phát sinh
Cảnh báo tình trạng thuê giang hồ đòi nợ
Thuê giang hồ đòi nợ
Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa cho biết, thời gian gần đây Cục đã tiếp nhận nhiều khiếu nại liên quan đến dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Qua xem xét, phần lớn các tranh chấp phát sinh từ giai đoạn tư vấn thông tin trước khi ký kết hợp đồng. Theo đó, nhân viên các công ty tài chính, tín dụng lợi dụng tâm lý đang cần vay tiền của người tiêu dùng nên đã tư vấn thông tin không đầy đủ, không chính xác, có dấu hiệu gây hiểu nhầm, nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vì vậy, chỉ đến khi xảy ra tranh chấp, khi đọc đến hợp đồng, người tiêu dùng mới phát hiện đã bị đẩy vào tình thế đã rồi. Khi đó, việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Cục Quản lý cạnh tranh, các hành vi có dấu hiệu vi phạm quyền lợi người tiêu dùng chủ yếu thông qua việc nhân viên tư vấn có dấu hiệu cung cấp thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Ví dụ: mời chào ký hợp đồng với lãi suất thấp; có thể thanh lý hợp đồng bất kỳ thời điểm nào; thủ tục thanh lý đơn giản…trong khi thực tế đây đều là những nội dung xảy ra tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.
Nhân viên tư vấn không chủ động cung cấp hợp đồng để người tiêu dùng tham khảo trước khi ký và lưu giữ sau khi ký. Một số phản ánh của người tiêu dùng cho thấy: khi ký kết, nhân viên thường giải thích qua loa nội dung hợp đồng sau đó nhanh chóng đề nghị người tiêu dùng ký; khi ký xong nhân viên giải thích hợp đồng sẽ được gửi qua địa chỉ bưu điện cho người tiêu dùng. Thực tế, một số người tiêu dùng cho rằng khi ký kết có để ý đến nội dung mức lãi suất nhưng trên hợp đồng khi đó để khoảng trống. Chỉ khi được cung cấp hợp đồng sau khi đã ký kết, người tiêu dùng mới phát hiện thấy thông tin về mức lãi suất (thường từ 6-6.5%/tháng, thay vì từ 1-2%/tháng như tư vấn ban đầu).
Đặc biệt, khi xảy ra tranh chấp, việc liên hệ và phản ánh tới công ty cung cấp dịch vụ rất khó khăn và tốn kém: tổng đài liên tục bận; lời thoại hướng dẫn rất dài; chỉ tiếp nhận phản ánh qua điện thoại, không hỗ trợ tiếp nhận trực tiếp tại văn phòng công ty hoặc email… Việc kéo dài thời gian giải quyết như vậy sẽ phát sinh thời gian, qua đó, làm tăng số tiền phạt mà người tiêu dùng phải nộp cho công ty trong một số vụ việc.
“Khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng, thậm chí là người thân, đồng nghiệp của người tiêu dùng liên tục bị các số máy lạ gọi điện, nhắn tin từ 6h sáng tới 9-10h tối để giục đóng tiền nợ. Rất nhiều cuộc gọi điện bao gồm cả việc đe dọa, sử dụng từ ngữ "chợ búa", giang hồ để thách thức người tiêu dùng”- Cục Quản lý cạnh tranh nêu thực tế.
Cảnh giác bẫy lãi suất rẻ
Do đó, cơ quan quản lý cạnh tranh khuyến cáo người tiêu dung nên cân nhắc trước khi tham gia vay tiêu dùng trả góp. Để tránh dẫn tới tình trạng phải đi vay để tiêu dùng, trong quá trình chi tiêu người tiêu dùng nên lập kế hoạch các tài sản, các nhu cầu cần mua sắm, từ đó bố trí nguồn tài chính và cân đối các khoản thu chi để đảm bảo đáp ứng nhu cầu chi tiêu.
Sau khi quyết định vay tiêu dùng, người tiêu dùng nên cân nhắc, tham khảo thông tin từ nhiều nguồn để lựa chọn đơn vị cho vay tiêu dùng. Hiện nay, có nhiều công ty tài chính cung cấp khoản vay tiêu dùng với thủ tục đơn giản, thời gian nhanh gọn. Tuy nhiên, so với các ngân hàng, lãi suất của các công ty tài chính cao hơn rất nhiều. Trước khi lựa chọn đơn vị cho vay, người tiêu dùng có thể tham khảo thông tin về hoạt động của đơn vị thông qua website hoặc qua người thân, bạn bè hoặc liên hệ tới Tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng 1800.6838 để được tư vấn thông tin.
Trước khi đặt bút ký hợp đồng vay tiền, trách nhiệm của người tiêu dùng phải làm rõ những nội dung trong hợp đồng nhằm đảm bảo đã hiểu rõ hợp đồng, tránh các trường hợp nhầm lẫn, bị tư vấn thông tin chưa đầy đủ, chính xác. Một khi người tiêu dùng đã ký hợp đồng thì các điều khoản, điều kiện quy định tại hợp đồng sẽ có giá trị ràng buộc trách nhiệm của người tiêu dùng.
Trong quá trình tư vấn, người tiêu dùng có thể được cung cấp thông tin với mức lãi suất rẻ, hợp lý. Ngay cả trước khi ký hợp đồng, mục thông tin thể hiện lãi suất thường được nhân viên tư vấn bỏ qua, không lưu ý người tiêu dùng kiểm tra lại. Nhiều người tiêu dùng sau khi ký hợp đồng một thời gian mới phát hiện mức lãi suất thực tế trên hợp đồng rất cao. Vì vậy, người tiêu dùng phải đề nghị nhân viên ghi rõ mức lãi suất trên hợp đồng trước khi ký.
Ngoài mức lãi suất phải trả hàng tháng, một số hợp đồng có thể phát sinh các khoản phí, chi phí khác. Ví dụ, phí mua bảo hiểm cho khoản vay. Các khoản phí này có thể được tính gộp vào khoản tiền phải trả hàng tháng của người tiêu dùng. Vấn đề quan trọng là người tiêu dùng phải được thông tin về các khoản phí này. Để bảo vệ quyền lợi, người tiêu dùng nên đề nghị nhân viên nêu rõ các khoản phí có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Cùng với đó, người tiêu dung nên để ý quy định lãi phạt. Mức phạt trong các hợp đồng tín dụng tiêu dùng thường rất cao và rất chặt chẽ. Tuy nhiên, nhân viên tư vấn thường bỏ qua nội dung này. Để hiểu rõ các hành vi có thể dẫn tới mức phạt, người tiêu dùng đề nghị nhân viên chỉ rõ nội dung quy định về lãi phạt, cách thức tính lãi phạt, hình thức thông báo cho người tiêu dùng khi bị phạt.
Ngoài ra, người tiêu dùng nên đề nghị nhân viên chỉ rõ thời gian phải trả nợ định kỳ. Người tiêu dùng cũng cần lưu ý một số vấn đề, ví dụ, nếu ngày trả nợ trùng với ngày nghỉ lễ, ngày cuối tuần (thứ Bảy, Chủ nhật) thì hợp đồng sẽ quy định thế nào,… Cuối cùng, người tiêu dung để ý đến điều khoản thanh lý hợp đồng hoặc hủy hợp đồng. Có nhiều người tiêu dùng sau khi thực hiện hợp đồng một thời gian thì có nhu cầu thanh lý sớm hoặc khi phát hiện sai phạm của công ty nên muốn hủy hợp đồng. Quy định về thanh lý hợp đồng là một trong những căn cứ quan trọng để người tiêu dùng quyết định ký hợp đồng vay tiền đối với các công ty.
Cước vận tải giảm chưa đến 1%
Tổng cục Thống kê vừa công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 - 2016 không đổi so với tháng 12-2015 (tăng 0,02%); tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,25%; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,44%; Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,3%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,16%,…. Có 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm: Giao thông giảm 2,82%; Bưu chính viễn thông giảm 0,06%.
Theo cơ quan thống kê, các nguyên nhân làm tăng CPI tháng 1 là do nhóm lương thực tăng, một phần do tác động tích cực từ việc Việt Nam đã dành được các hợp đồng xuất khẩu gạo cho Indonesia trong những tháng cuối năm 2015, cộng thêm việc giao hàng được thực hiện từ tháng 10 năm 2015 đến hết quý I năm 2016.
Bên cạnh đó, Chính phủ Indonesia có kế hoạch mua thêm 350.000 tấn gạo ngay trong quý I năm 2016, cơ quan Lương thực quốc gia Philippines cũng cho biết đã có kế hoạch mua thêm gạo từ Việt Nam và Thái Lan trong năm 2016 để đảm bảo nguồn cung lương thực. Ngoài ra, chỉ số nhóm thực phẩm tăng do nhu cầu tiêu dùng thực phẩm chuẩn bị hàng Tết tăng cao.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng giảm giá cũng giúp CPI tháng này giảm. Trong đó, hai mặt hàng nhiên liệu giảm là giá gas giảm 1,56% và giá xăng dầu giảm liên tiếp trong vòng một tháng qua giúp chỉ số giá xăng dầu giảm so với tháng trước. Tuy nhiên, giá vé ô tô khách chỉ giảm 0,58%; vé xe buýt công cộng giảm 0,3%; vé taxi giảm 0,04%.