tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh 22-10-2015

  • Cập nhật : 22/10/2015

Bắt chuyên viên Bộ Công thương làm giả con dấu

Phạm Ngọc  Đạo - chuyên viên Cục xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương bị bắt tạm giam 2 tháng để điều tra hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

pham ngoc dao tai co quan dieu tra cong an tinh quang ninh - anh co quan cong an cung cap 

Phạm Ngọc Đạo tại cơ quan điều tra công an tỉnh Quảng Ninh - Ảnh cơ quan công an cung cấp 

Sáng 20-10, thông tin từ công an tỉnh Quảng Ninh cho biết cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh đã bắt tạm giam Phạm Ngọc Đạo (35 tuổi, trú tại số 22A Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) 2 tháng để điều tra hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Phạm Ngọc Đạo là chuyên viên Cục xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, bị cơ quan công an thực hiện lệnh bắt tạm giam chiều 19-10.

Theo tài liệu điều tra, năm 2014, Đạo đã cấu kết với Nguyễn Văn Ngọc (44 tuổi, trú tại khu 7, phường Hải Yên, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) là giám đốc công ty cổ phần đầu tư Lâm Nguyên có trụ sở tại Móng Cái để thực hiện hành vi làm giả giấy xác nhận ký quỹ tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank), chi nhánh Móng Cái.

Giấy xác nhận giả sau đó được đưa vào hồ sơ xin Bộ Công thương cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa cho Công ty cổ phần đầu tư Lâm Nguyên.

Ngày 7-10, cơ quan CSĐT công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố hình sự vụ án làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Ngày 17-10, cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Văn Ngọc và Phạm Ngọc Đạo.

Hiện vụ việc đang được công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.


Cho vay sai, Agribank Bình Chánh thất thoát 131 tỷ đồng

cho vay sai, agribank binh chanh that thoat 131 ty dong

Cho vay sai, Agribank Bình Chánh thất thoát 131 tỷ đồng

Ba bị can nguyên là cán bộ Agribank Bình Chánh cho vay không kiểm soát chặt làm thất thoát của ngân hàng này tổng cộng 131 tỷ đồng.
Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an, vừa kết thúc điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng KTT và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Bình Chánh (Agribank Bình Chánh), đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 5 bị can về các tội danh trên.

Các bị can Nguyễn Đức Trí, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng KTT; Trương Xuân Quang, nguyên kế toán trưởng công ty này, bị đề nghị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Các bị can nguyên là cán bộ Agribank Bình Chánh gồm Nguyễn Văn Lợi (trú tại đường Nguyễn Thượng Hiền, P.1, Q.Gò Vấp, TP.HCM), nguyên Phó Giám đốc; Trần Thị Hoàng Yến (trú tại P. Bình Trị Đông B, Q.Bình Tân, TP.HCM) và Nguyễn Thị Thanh Nga (trú tại P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM), đều nguyên Phó Phòng kế hoạch kinh doanh, bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của tổ chức tín dụng”.

Đáng chú ý, cả 3 bị can này đều bị xử lý hình sự trong một vụ án khác cũng xảy ra tại Agribank Bình Chánh.

Theo kết luận, vào tháng 7-2014, cơ quan điều tra nhận được công văn của Agribank Bình Chánh đề nghị hỗ trợ việc xử lý đối với khoản vay của Công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng KTT.

Tiến hành điều tra, cơ quan công an xác định công ty này là doanh nghiệp tư nhân, toàn bộ vốn hoạt động đều của vợ chồng bị can Nguyễn Đức Trí.

Quá trình hoạt động kinh doanh, Nguyễn Đức Trí có quan hệ với ông Lý Văn Chức (nguyên Giám đốc Agribank Bình Chánh, bị can trong một vụ án khác xảy ra tại Agribank Bình Chánh và đã chết vào năm 2012), nên Trí đề nghị việc vay vốn.

Theo đó, Nguyễn Đức Trí và Trương Xuân Quang đã lập khống hồ sơ dự án đầu tư xây dựng khu dân cư Central Park tại P.Tân Phú, Q.7, TP.HCM, với diện tích gần 65.000m2, tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, vốn đầu tư tự có hơn 1.955 tỉ đồng, phần còn lại là vốn vay.

Tiếp đó, các bị can nâng khống vốn điều lệ, lập các hợp đồng và phiếu chi giả mua đất thực hiện dự án, làm giả phương án kinh doanh, các hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng... với mục đích vay tiền ngân hàng.

Sau khi có hồ sơ khống, trong thời gian từ năm 2007 đến 2009, Nguyễn Đức Trí đã ký 3 hợp đồng tín dụng với Agribank Bình Chánh để vay tiền.

Khi được giao thẩm định, bị can Nguyễn Thị Thanh Nga đã báo cáo đây là doanh nghiệp có năng lực tài chính, có khả năng và kinh nghiệm trong việc quản lý thực hiện dự án, giá trị tài sản đủ đảm bảo cho khoản vay đề xuất.

Sau đó, báo cáo được Trần Thị Hoàng Yên thông qua, trình lên ông Nguyễn Văn Lợi, Lý Văn Chức để phê duyệt.
Từ đó, Agribank Bình Chánh đã ký 2 hợp đồng tín dụng thế chấp tài sản với công ty TNHH tư vấn thiết kế xây dựng KTT, hợp đồng thế chấp tài sản vào thời điểm tháng 11 và 12-2007 để Agribank Bình Chánh giải ngân 106 tỉ đồng.

Trên thực tế, dự án do công ty này lập ra là dự án khống, nhiều giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất được mang thế chấp không phải tài sản của công ty. Số tiền được giải ngân, công ty đã không sử dụng vào dự án mà ông Trí sử dụng vào mục đích khác và đến nay không thanh toán được cả gốc và lãi.

Tính đến hết tháng 6-2014, công ty này nợ Agribank Bình Chánh tổng cộng 131 tỉ đồng.

Xây đường nối từ đường Võ Văn kiệt đến cao tốc TPHCM- Trung Lương

xay duong noi tu duong vo van kiet den cao toc tphcm- trung luong

Xây đường nối từ đường Võ Văn kiệt đến cao tốc TPHCM- Trung Lương

 Dự án quy mô 2,7km gồm 2 đường khu vực, sẽ được xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

UBND TP đã duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối từ đường Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TPHCM - Trung Lương (giai đoạn 1) theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

Đoạn đường dài khoảng 2,7km; bao gồm 2 đường khu vực sát lộ giới quy hoạch, 2 làn xe trên mỗi đường, 2 nút giao khác mức hai đầu tuyến và 2 cầu đường bộ trên tuyến. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2015 đến năm 2017.

UBND TPHCM cũng chấp thuận chủ trương tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu 2, 3, 4 phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2. Trung tâm Tư vấn đấu thầu và Hỗ trợ đầu tư (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư) được giao làm bên mời thầu để triển khai các bước có liên quan.

Đề xuất mô hình 'Tổng cục phát triển nhà ở xã hội'

Đề nghị áp dụng mô hình “Tổng cục phát triển nhà ở xã hội” là đề xuất mới đây của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) trong báo cáo tình hình và kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP.HCM.
de xuat mo hinh 'tong cuc phat trien nha o xa hoi'

Đề xuất mô hình 'Tổng cục phát triển nhà ở xã hội'

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, Tổng cục phát triển nhà ở xã hội là cơ quan điều phối cấp quốc gia về nhà ở xã hội để phát huy hiệu quả và quản lý tốt chương trình nhà ở xã hội. Đánh giá của HoREA tại tờ trình này cho thấy, chương trình nhà ở xã hội hiện đang gặp hàng loạt khó khăn như chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản do thiếu hấp dẫn, cơ chế chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội còn rườm rà, qua nhiều tầng nấc.
Lợi nhuận định mức cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được tính khoảng 10%, nên lợi nhuận thực nhận của doanh nghiệp thực tế sẽ thấp hơn, thậm chí có trường hợp bị lỗ. Ngoài ra, theo báo cáo của HoREA, theo quy định, việc chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang dự án nhà ở xã hội phải được cấp tỉnh thông qua, sau đó trình Bộ Xây dựng để Bộ chuyển Ngân hàng Nhà nước, rồi Ngân hàng Nhà nước tiếp tục có văn bản chuyển đến ngân hàng thương mại để hoàn thành thủ tục giải quyết cho doanh nghiệp. Các công đoạn này theo đánh giá của các doanh nghiệp là quá nhiêu khê khiến tồn đọng nhiều dự án tuy đã được duyệt song không triển khai được. Đó là lý do của đề xuất nói trên.

Kiến nghị kéo dài gói ưu đãi 30.000 tỉ đồng

Thống kê từ HoREA, đến giữa tháng 9 năm nay, kết quả giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng cho các dự án nhà ở xã hội và các dự án nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán dưới 1,05 tỉ đồng/căn hộ, toàn quốc mới đạt được trên 26% là quá thấp, quá chậm và chưa đạt như kỳ vọng.
kien nghi keo dai goi uu dai 30.000 ti dong

Kiến nghị kéo dài gói ưu đãi 30.000 tỉ đồng

Riêng tại TP.HCM, đến nay chỉ mới giải ngân được hơn 2.562 tỉ đồng, chiếm tỷ trọng 8,54% gói tín dụng ưu đãi. Trong đó, có 1.921,27 tỉ đồng cho cá nhân, hộ gia đình vay; và 641,58 tỉ đồng cho 5 khách hàng doanh nghiệp vay: Công ty CP địa ốc Hoàng Quân vay 443 tỉ đồng, Công ty TNHH đầu tư BĐS Tân Bình vay 19 tỉ đồng, Công ty CP đầu tư Thủ Thiêm vay 48,6 tỉ đồng, Công ty Quốc Cường Gia Lai được giải ngân gần 120 tỉ đồng...
Vì vậy, HoREA kiến nghị gia hạn thời hạn giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng lên ít nhất 60 tháng (5 năm), đến hết ngày 31.5.2018 (bởi theo quy định thời hạn giải ngân kết thúc vào ngày 31.5.2016). Mức lãi suất ưu đãi nên là 3 - 3,5% để phù hợp với thu nhập phổ biến của các đối tượng (thay vì 4 - 4,5% như hiện nay).
Thứ 3, thời hạn cho vay là 20 năm để hợp lý và phù hợp khả năng tài chính của người mua nhà và thông lệ quốc tế (thay vì 15 năm như hiện nay). Thứ 4, bổ sung đối tượng như các cặp vợ chồng mới kết hôn, người mới mua căn nhà đầu tiên, người lao động ngoại tỉnh chưa có hộ khẩu thường trú cũng được vay gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỉ đồng...

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục