Quản lý chặt lao động người nước ngoài ở Nhiệt điện Vĩnh Tân
Hải Phòng phát hiện tham nhũng 39 tỉ, thu hồi được 3,4 tỉ đồng
Kiến nghị giảm dần hệ số lương tăng thêm của nhiều ngành
Tàu 635, Vùng 3 Hải quân cứu nạn tàu cá
Bắt giữ 180 kg ngà voi tại sân bay quốc tế Nội Bài
Tin trong nước đọc nhanh 31-01-2016
- Cập nhật : 31/01/2016
Mỗi tỉnh, thành có ít nhất 3 đại biểu Quốc hội
Mỗi tỉnh, thành có ít nhất 3 đại biểu Quốc hội, thông tin từ phiên họp thứ hai của Hội đồng bầu cử quốc gia, chiều 29/1 cho biết.
Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp thảo luận, xem xét báo cáo tổng hợp tình hình triển khai công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 14 và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 và một số nhiệm vụ thời gian tới.
Phiên họp cũng dự kiến chương trình, nội dung và phân công chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá 14 và Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp 2016 – 2021 được tổ chức vào ngày 2/2 tới.
Cũng tại phiên họp này, Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, thông qua nghị quyết quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân.
Theo báo cáo của Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia, trong thời gian vừa qua, Hội đồng bầu cử quốc gia và các cơ quan hữu quan đã hoàn thành cơ bản việc ban hành các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn bầu cử, tổ chức nhiều hoạt động thông tin, tuyên truyền cũng như triển khai các công tác chuẩn bị nhân sự và xử lý khiếu nại, tố cáo; công tác bảo đảm an ninh, trật tự phục vụ cuộc bầu cử.
Sắp tới, để đảm bảo tiến độ theo quy định của Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong tháng 2 và tháng 3/2016, Hội đồng bầu cử quốc gia sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai công tác bầu cử; thông qua nguyên tắc phân bổ người ứng cử ở Trung ương về địa phương; cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử; tiếp nhận, xem xét hồ sơ người ứng cử và lập danh sách người ứng cử…
Hội đồng bầu cử cũng dành thời gian xem xét, thảo luận, thông qua các quy định về các mẫu văn bản trong công tác bầu cử, hướng dẫn về hồ sơ ứng cử và thời gian nộp hồ sơ ứng cử, các trường hợp khuyết người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, tống số đại biểu Quốc hội khoá 14 sẽ không quá 500 người, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ít nhất có 3 đại biểu Quốc hội. Trong đó, đại biểu dân tộc thiểu số sẽ được xét trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ít nhất là 18%; đại biểu nữ khoảng 35%.
Mới 45 tuổi nhưng nhiều người đã muốn về hưu
Bộ TN&MT và Bộ Tư pháp có thêm thứ trưởng
Thủ tướng vừa ký quyết định bổ nhiệm thứ trưởng Bộ TN&MT và thứ trưởng Bộ Tư pháp.
Cụ thể, tại Quyết định 170/QĐ-TTg, Thủ tướng điều động, bổ nhiệm ông Võ Tuấn Nhân, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Côngn ghệ và Môi trường của Quốc hội, giữ chức thứ trưởng Bộ TN&MT.
Ông Nhân sinh năm 1963, quê quán Quảng Nam, từng đảm nhiệm các chức vụ: Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi; ủy viên Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường củaQuốc hội; phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Tại Quyết định 169/QĐ-TTg, Thủ tướng bổ nhiệm ông Trần Tiến Dũng, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp, giữ chức thứ trưởng Bộ Tư pháp. Ông Dũng sinh năm 1975, quê quán Nam Định, từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó trưởng Ban Thư ký văn phòng Bộ Tư pháp; phó chánhVăn phòng Bộ Tư pháp; chánh văn phòng Bộ Tư pháp kiêm chủ tịch Công đoàn Bộ Tư pháp.
Những đột phá phát triển hạ tầng giao thông Hà Nội
Chưa có giai đoạn nào mà hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ đô lại có những bước phát triển vượt bậc như những năm vừa qua, với hàng loạt công trình, dự án trọng điểm được hoàn thành và đưa vào khai thác. Sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương; sự chủ động, quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng và việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã cho những "quả ngọt"…
Hạ tầng đi trước một bước
Giám đốc Sở GT-VT Hà Nội Vũ Văn Viện cho rằng, một trong những kết quả nổi bật mà Hà Nội và Sở GT-VT đạt được trong nhiệm kỳ 2010-2015 là triển khai hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU về đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, Chương trình số 07-CTr/TU về tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường TP Hà Nội.
Hai chương trình này là những bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XV và cũng là cụ thể hóa Nghị quyết số 13-NQ/TƯ (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Trong đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GT-VT thực sự đi trước một bước.
Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GT-VT hoàn thành các dự án giao thông quan trọng, như tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ-Ninh Bình, tuyến Hà Nội-Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, đường 5 kéo dài, đường Vành đai 3 trên cao, đường Nhật Tân-Nội Bài; các cầu Vĩnh Thịnh, Phù Đổng 2, Nhật Tân; Nhà ga T2-Cảng hàng không quốc tế Nội Bài...
Thành phố cũng đã ưu tiên nguồn lực chủ động đầu tư xây dựng và hoàn thành một số công trình kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng như cầu Đông Trù, đường 5 kéo dài, quốc lộ 32, kết nối các đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5, cầu Mỗ Lao, đường Trần Phú-Kim Mã, 7 cây cầu vượt bằng thép tại các nút giao thông, đầu tư xây dựng Trung tâm Điều khiển đèn tín hiệu giao thông...
Những công trình này đã nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông, phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn, từng bước tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại.
Trong những ngày đầu năm 2016, một loạt công trình giao thông trọng điểm cũng được Bộ GT-VT và Hà Nội tổ chức thông xe, như nút giao thông Thanh Xuân và nút giao thông Trung Hòa (sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản); đường Vành đai 2, đoạn Nhật Tân-Cầu Giấy (nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới); nút giao trung tâm quận Long Biên (triển khai theo hình thức hợp đồng BT với sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân là Công ty CP Him Lam)… Đây đều là những nút giao, hầm chui quy mô lớn, hiện đại, quá trình thi công đòi hỏi trình độ công nghệ rất cao.
Tiếp tục là khâu đột phá
Cùng quan điểm hạ tầng giao thông góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế và giảm ùn tắc, tai nạn giao thông cho Thủ đô Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Hồng Trường đánh giá rất cao sự phối hợp chặt chẽ của Hà Nội nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đơn vị chủ đầu tư, nhà thầu của Bộ tham gia thi công các công trình trên địa bàn Thủ đô. Đặc biệt, Hà Nội đã hỗ trợ tích cực, hiệu quả trong công tác giải phóng mặt bằng, phân luồng và hướng dẫn giao thông, bảo vệ an ninh trật tự…
Năm 2016 và các giai đoạn tiếp theo, Sở GT-VT Hà Nội cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ GT-VT và các bộ, ban, ngành liên quan hoàn thiện các thể chế chính sách pháp luật trong lĩnh vực GT-VT; tiếp tục điều chỉnh triển khai hệ thống giao thông, kết nối khu vực các tỉnh phía Bắc và phía Nam; đầu tư hoàn thành tuyến đường Pháp Vân-Cầu Giẽ giai đoạn 2.
Bộ cũng sẽ tiếp tục cùng Hà Nội đầu tư Vành đai 4. Riêng đường Vành đai 3 (đoạn cầu Mai Dịch-Thăng Long) sẽ phấn đấu hoàn thành trong năm 2016…
Theo Giám đốc Sở GT-VT Hà Nội Vũ Văn Viện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVI (2015-2020) tiếp tục xác định phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn là một trong ba khâu đột phá.
Trong nhiệm kỳ này, thành phố tập trung hoàn thành, đưa vào sử dụng hai tuyến đường sắt đô thị, cơ bản hoàn thành các tuyến đường vành đai; cải tạo, nâng cấp các trục đường hướng tâm; tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý, điều hành giao thông công cộng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông ở ngoại thành để chuyển dần các cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu và các bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành.
Sở đã đề xuất UBND thành phố chỉ đạo tập trung rà soát hoàn thiện quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Hà Nội trên cơ sở phù hợp nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050; lựa chọn các công trình giao thông quan trọng để sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng phù hợp khả năng huy động nguồn lực đầu tư trong giai đoạn 2016-2020, tạo sự liên kết và phát triển kinh tế của khu vực trọng điểm phía Bắc và phát triển kinh tế vùng Thủ đô.
Hoàn thiện cơ chế quản lý, khuyến khích và thu hút nguồn vốn xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức PPP, BT, BOT... cùng với việc tăng cường kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đầu tư và việc quản lý khai thác, sử dụng sau đầu tư.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ từng bước xây dựng hạ tầng giao thông đô thị văn minh, hiện đại, là tiền đề cho phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô nói riêng, cả nước nói chung.
600 tỉ đồng xây khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Huế
Tổng diện tích 7,7 ha, dự án gồm có 52 vila, với các khối phòng khách sạn, hội trường và căn hộ, trung tâm dịch vụ tổng hợp.
Dự án Khu nghỉ dưỡng đạt chuẩn 5 sao Địa Trung Hải (Mediterraneo Resort) vừa được chủ đầu tư khởi công xây dựng. Tổng mức đầu tư của dự án dự kiến là 600 tỉ đồng.
Công trình được xây dựng tại Phú Hải, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, TT - Huế. Dự án này đã được BQL Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô cấp phép xây dựng số 1/2016/GPXD ngày 25/1/2016.
Chủ dự án cho biết, sẽ huy động mọi nguồn lực và bắt tay ngay vào triển khai dự án đảm bảo tiến độ hoàn thành 24 tháng, kể từ khi khởi công xây dựng.