Truy nã quốc tế người nhập lậu điện thoại cho Công ty Đông Nam
Hà Nội xử phạt người đi bộ, nhiều người ngơ ngác
Giá thuê xe du lịch tăng 30-50%
Hết hạn giải ngân gói 30.000 tỷ, người mua nhà như ngồi trên lửa
Hà Nội sẽ xây dựng nút giao thông Tam Trinh trong 4 năm
Tin trong nước đọc nhanh 01-02-2016
- Cập nhật : 01/02/2016
Việt Nam lên tiếng về việc tàu Mỹ tiến sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc ngày 30/1, Hải quân Hoa Kỳ thực hiện “chiến dịch tự do hàng hải” trong phạm vi 12 hải lý của Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 31/1, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh:
“Một lần nữa, chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như quần đảo Trường Sa.
Là quốc gia thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (Điều 17).
Việt Nam đề nghị tất cả các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế”.
Biên phòng tỉnh BR-VT cứu nạn tàu có nguy cơ bị chìm
Trước đó, rạng sáng cùng ngày, Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhận được tín hiệu cấp cứu của tàu KH 90494TS do ông Đào Thanh Tuấn (sinh năm 1981; ngụ Khánh Hòa) làm thuyền trưởng. Theo thông báo thì tàu KH 90494 TS làm nghề thợ lặn trên vùng biển Côn Đảo. Trong khi đang hải trình từ biển vào Vũng Tàu thì tàu bị phá nước, hỏng máy, có nguy cơ bị chìm, trên tàu có tất cả sáu thuyền viên. Tàu phát đi tín hiệu trợ giúp khẩn cấp.
Ngay sau khi nhận được thông tin cấp cứu, Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã điều động tàu BP 131201 đang làm nhiệm vụ trên biển xuất phát đến khu vực bị nạn để cứu người và phương tiện.
Khi ra tới hiện trường, tàu BP 131201 đã thực hiện công tác bơm nước và lai dắt tàu KH 90494 TS về bờ an toàn.
Thuyền trưởng Đào Thanh Tuấn cho biết thời tiết trên biển có sóng lớn cấp 6-7, tại thời điểm gặp nạn tình hình rất nguy kịch, ai cũng lo lắng. Rất may tàu và các thuyền viên đã được lực lượng biên phòng cứu vớt kịp thời. Anh Tuấn gửi lời cám ơn tới tàu BP 131201 và biên phòng tỉnh.
Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục làm việc với các thuyền viên trên tàu.
Trung Quốc giao trả thi hài nữ doanh nhân Hà Linh cho gia đình
Chiều tối 30-1, ông Nguyễn Đình Sơn, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lâm Đồng, cho biết như trên.
Luật sư Trương Quang Quý, người tư vấn pháp lý cho Công ty TNHH Hà Linh, cho biết thêm dù thi hài của bà Linh đã được bàn giao cho gia đình từ ngày 30-1. Nhưng do đến ngày 4-2 mới có chuyến bay từ Hong Kong về TP.HCM nên gia đình phải chờ thêm thời gian.
Bà Hà Ngọc Hương (em ruột bà Hà Thúy Linh) cho biết sau khi về đến Tân Sơn Nhất thi hài sẽ được đưa bằng ô tô về Đà Lạt để lo hậu sự. Lễ viếng bắt đầu từ ngày 5-2 (27 tết) và được an táng tại nghĩa trang Xuân Thành (Đà Lạt) vào ngày 6-2 (28 tết).
Như đã thông tin, nữ doanh nhân Hà Thúy Linh (tên thường gọi là Hà Linh) bị sát hại tại TP Đông Quản, tỉnh Quảng Đông - Trung Quốc hôm 22-9-2015 trong một chuyến công tác để xúc tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ trà ô long.
Công an Trung Quốc sau đó xác định bà tử vong bởi một loại thuốc ngủ; trên cơ thể còn có một vết đâm ở bụng.
Do vụ án có nhiều tình tiết phức tạp nên công an Trung Quốc hai lần gia hạn lưu giữ thi hài bà Linh để phục vụ công tác điều tra. Đến nay, sau hơn bốn tháng mới giao trả thi hài cho gia đình lo hậu sự.
Tuy nhiên, bà Hà Ngọc Hương cho biết phía Trung Quốc vẫn chưa thông tin về nguyên nhân và thủ phạm gây nên cái chết của bà Hà Linh.
Động đất mạnh 3,7 độ richter ở Quảng Nam
Gần 7h sáng 31/1, trận động đất mạnh 3,7 độ richter xảy ra ở khu vực thủy điện Sông Tranh 2 (Bắc Trà My, Quảng Nam). Đây là trận động đất có cường độ mạnh nhất trong vòng hai năm qua tại khu vực này.Trận động đất có độ sâu chấn tiêu chỉ 6,7 km nên người dân vùng này cảm nhận rõ rung chấn. “Sau tiếng nổ lớn, nhà cửa rung lắc khoảng 5 giây. Những cánh cửa trong nhà va đập vào nhau. Rất lâu rồi bây giờ mới cảm nhận một trận động đất lớn như vậy”, ông Nguyễn Mạnh Hà (trú thị trấn Bắc Trà My) nói.
Thủy điện Sông Tranh 2 là khu vực thường xuyên xảy ra động đất. Tỉnh Quảng Nam từng tổ chức diễn tập chống động đất ở huyện năm 2013. Ảnh. T.H.
Ông Huỳnh Ngọc Thiệu, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bắc Trà My, cho hay đã cử cán bộ xuống địa phương ghi nhận thiệt hại đồng thời trấn an người dân.
Theo ông Vũ Đức Toàn, Giám đốc thủy điện Sông Tranh 2, qua kiểm tra nhanh hệ thống đập vẫn an toàn. “Các thiết bị thủy điện đang hoạt động bình thường, chưa ghi nhận bị thiệt hại”, ông Toàn nói.
Đây là trận động đất thứ 2 trong vòng một tuần qua xảy ra ở khu vực này. Trước đó, rạng sáng 24/1, trận động đất mạnh 3,3 độ richter với độ sâu chấn tiêu 8km khiến lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 chao đảo. Người dân ở đây vốn đã quen với hàng loạt trận động đất hốt hoảng bởi thời gian này mực nước hồ thủy điện đang đạt đỉnh.
Đề xuất xây dựng sân bay Lào Cai ở huyện Bảo Yên
Tại cuộc họp Bộ Giao thông cuối tuần qua, Công ty TNHH MTV Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (đơn vị tư vấn) cho biết, phương án điều chỉnh quy hoạch sân bay Lào Cai để khai thác các loại máy bay Airbus 320/321 là cần thiết và phù hợp với điều kiện phát triển trong giai đoạn mới.
Đơn vị tư vấn kiến nghị lựa chọn vị trí sân bay Lào Cai tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, Lào Cai. Tiêu chuẩn sân bay dùng chung dân dụng cấp 4C và là sân bay quân sự cấp II.
Tuyến đường bay nội địa bao gồm các đường bay trục Bắc - Nam khai thác tần suất cao nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của cả nước là Lào Cai - Cát Bi - Vinh - Đà Nẵng - TP. HCM. Ngoài ra, khi hoạt động hàng không dân dụng phát triển có thể mở các chuyến bay đi và đến các cảng hàng không khu vực Tây Nam Trung Quốc và khu vực Đông Bắc Á.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Nhật đề nghị đơn vị tư vấn làm việc cụ thể với Cục Hàng không về các vấn đề trong điều chỉnh quy hoạch; tiếp thu ý kiến của các đơn vị dự hợp để hoàn chỉnh báo cáo. Điều chỉnh quy hoạch phải đánh giá giai đoạn phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Trước đó, Theo quy hoạch của Bộ Giao thông giai đoạn 2020 và định hướng năm 2030, Cảng Hàng không Lào Cai được xây dựng với tổng số vốn trên 1.300 tỷ đồng, trên diện tích gần 140 ha, đường băng hạ cánh và cất cánh dài 1.800m, rộng 30m. Dự kiến, cảng phục vụ nhu cầu cho khoảng 200 lượt khách trong những ngày cao điểm. Sân bay Lào Cai đáp ứng các loại máy bay ATR72, Bombardier giảm tải và tương đương; đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, nhất là khách du lịch đi Sa Pa hoặc sang Hà Khẩu (Trung Quốc).