tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin trong nước đọc nhanh chiều 31-01-2016

  • Cập nhật : 31/01/2016

Cảnh giác với mứt Trung Quốc đội lốt đặc sản Đà Lạt

qua hong say da lat.

Quả hồng sấy Đà Lạt.


Dịp Tết Nguyên đán, hầu như mọi gia đình đều mua sắm bánh mứt. Lâu nay, các loại mứt mang thương hiệu Đà Lạt là lựa chọn của nhiều bà nội trợ không chỉ ở thành phố cao nguyên mà còn ở nhiều tỉnh thành khác.

Những năm gần đây, mứt Trung Quốc giả danh đặc sản Đà Lạt xuất hiện tràn lan, thậm chí chiếm tới 70% sản phẩm mứt đang bày bán ngay tại thành phố này. Một số nhà quản lý và người sản xuất, kinh doanhnông sản tại địa phương cho rằng10 món đặc sản Đà Lạt thì có khi hết 7 món là của Trung Quốc. Các cơ quan chức năng của Lâm Đồng đã bắt quả tang và xử lý một số đối tượng thay nhãn mác để biến hàng Trung Quốc thành mứt Đà Lạt. Tuy nhiên hành vi gian lận thương mại này vẫn rất phổ biến do lợi nhuận rất lớn: Sau khi đội lốt đặc sản Đà Lạt, giá mứt cao gấp 4-5 lần so với giá nhập từ Trung Quốc.

Các chuyên gia Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Chi cục Bảo vệ Thực vật Lâm Đồng tư vấn những dấu hiệu phân biệt mứt Đà Lạt chính hiệu và hàng nhái như sau: Hàng đặc sản Đà Lạt gồm mứt mận, mứt hoa hồng, mứt quất trần bì, mứt dâu tây và dâu tằm, hồng sấy, khoai lang dẻo, khoai lang sấy, kẹo me, kẹo dâu tằm… Các loại mứt khác như kiwi, chà là, ô liu, mận cơm, đào giòn, cà ớt na tuy dán nhãn Đà Lạt nhưng thực chất đa số là của Trung Quốc.

Thị trường đã xuất hiện mứt hồng Trung Quốc núp bóng đặc sản Đà Lạt nên cần lưu ý, mứt hồng sấy khô Đà Lạt bao giờ quả cũng bé hơn và thường có hạt trong khi hồng Trung Quốc thì không. Hồng Đà Lạt có vị ngọt nhưng hơi chát, mẫu mã không bắt mắt lắm, còn hồng Trung Quốc thì đẹp mã và có vị ngọt lợ của đường hóa học…

Những loại mứt xuất xứ từ Trung Quốc thường có màu rất tươi, bắt mắt do sử dụng chất bảo quản kết hợp nhiều chất phụ gia khác (nếu hàm lượng cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng), trong khi đó, đặc sản Đà Lạt màu sắc kém hơn. Khi mua mứt khô nên chọn loại có màu sắc tự nhiên, hạn chế những sản phẩm màu sắc tổng hợp; đọc kỹ nhãn hiệu trên bao bì, lựa chọn sản phẩm của những nhà sản xuất có tên tuổi, uy tín trên thị trường; nên mua ở những nơi xác suất hàng giả thấp như siêu thị, đại lý…; chọn những sản phẩm mà bao bì còn nguyên vẹn, còn hạn sử dụng và bày bán nơi thoáng mát.


Mì chính giả bắt không xuể

mi chinh khong ro nguon goc duoc dong tui nilon, buoc chun so sai bay ban cong khai o cho dong xuan, ha noi. anh: tg-nc

Mì chính không rõ nguồn gốc được đóng túi nilon, buộc chun sơ sài bày bán công khai ở chợ Đông Xuân, Hà Nội. Ảnh: TG-NC


Hàng loạt các vụ mì chính giả thời gian qua đã bị lực lượng chức năng bắt quả tang tại cơ sở sản xuất khi đang chuẩn bị đưa đi tiêu thụ.

Vụ việc gây chấn động dư luận là ngày 26.1, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM đã phát hiện vụ làm giả 108 tấn bột ngọt đưa ra thị trường. Mì chính giả xuất hiện nhan nhản ở khắp nơi, từ các quán ăn bình dân đến cao cấp.

Bột ngọt giả hoành hành khắp nơi

Trong vai một nhân viên nhà hàng tìm mua mì chình số lượng lớn, PV Lao Động đã tìm đến cửa hàng bán đồ khô ở chợ Cầu Lủ (Vũ Tông Phan, Hoàng Mai, Hà Nội). Sau khi nêu lý do muốn mua mì chính giá “tốt” nhất thì chị Hương - chủ cửa hàng vồn vã hỏi: “Có phải em muốn mua loại bán theo bao tải, không nhãn mác đúng ko? Nếu như vậy thì chỉ có hàng Tàu em nhé. Nhưng nếu em mua buôn thì chị sẽ lấy hộ chứ cửa hàng chị chỉ bán loại “xịn”. Anh trai chị thường “đổ” mì chính Tàu cho các quán ăn, nhà hàng”.

Vừa nói chị Hương vừa chỉ tay vào quán bún phở Phương Linh bên cạnh: “Mỗi lần cửa hàng thường lấy hẳn 5 tạ, một nồi nước dùng họ xúc cả mấy bát tô mì chính thì nước mới có vị ngọt được, nếu dùng loại tên tuổi thì sao có nổi lãi hả em”.

Khi tới khu chợ Đồng Xuân (Hà Nội), PV hỏi mua mì chính không bao bì bán theo cân thì được người dân chỉ tới cửa hàng Mai Quang trên phố Nguyễn Thiện Thuật. Nhưng khi vào hỏi mua hàng thì nhân viên cửa hàng liên tục cáu kỉnh và luôn nhấn mạnh: “Ở đây không bán mì chính Tàu, chỉ bán chính hãng”. Rồi tìm cách đuổi khéo chúng tôi đi.

Tiếp tục tới phố Thanh Hà gần đó, chủ cửa hàng ở số nhà 34 đưa cho PV 2 túi mì chính loại nửa cân không nhãn mác được buộc chun sơ sài, cáu bẩn. Khi dò hỏi nguồn gốc xuất xứ thì chủ cửa hàng khẳng định, đây không phải hàng Trung Quốc, mà là mì chính “Sari” (tên do chủ cửa hàng cung cấp), một loại của hãng Vedan, giá 44 nghìn đồng/kg, không thêm, không bớt. Chủ cửa hàng còn “bồi” thêm: “Cháu yên tâm, nhà cô buôn bán có uy tín nên không phải lo về chất lượng, khách tìm mua mì chính “Sari” rất đông nhé!”.

Vào sâu các quầy bán đồ khô trong chợ Đồng Xuân, bà Tâm, chủ một quầy hàng vào sâu trong gian hàng ẩm thấp, tối thui “móc” ra cho chúng tôi một gói mì chính được đóng trong túi bóng “xộc xệch”, không hề có nhãn mác cũng như hạn sử dụng, giá 40 nghìn đồng/kg. Khi hỏi loại mì chính này có phải của nhãn hiệu “Hai con tôm” của Trung Quốc không thì bà Tâm gật gù thừa nhận và khẳng định muốn mua bao nhiêu bán bấy nhiêu, 25kg hoặc 50kg đều có hết.

Cơ quan chức năng vẫn bị động

Trên thực tế, mì chính giả được đưa từ các cửa khẩu biên giới vào nội địa. Việc tuồn hàng chót lọt có trách nhiệm từ khâu giám sát cửa khẩu là lực lượng hải quan, biên phòng các địa phương dọc biên giới và lực lượng quản lý thị trường trong nội địa. Hàng giả không chỉ sản xuất trong nước mà còn được sản xuất từ nước ngoài với các thủ đoạn tinh vi, được tổ chức chặt chẽ từ khâu sản xuất đến lưu thông, phân phối rồi đưa vào trong nước tiêu thụ. Lợi dụng chủ trương “Người Việt dùng hàng Việt”, mì chính đóng nhãn Ajinomoto, A-one là hàng sản xuất trong nước nhưng thực chất được sản xuất từ bên kia biên giới, hoặc được tuồn vào VN, rồi chia thành các gói nhỏ tiêu thụ tại các cửa hàng ăn từ bình dân đến cao cấp.

Một lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội chiều 28.1, lý giải nguyên nhân mì chính, bột ngọt giả tràn vào VN là do trước đây có sự chênh lệch lớn về giá giữa bột ngọt trong nước với các nhãn hiêu nhập lậu từ Trung Quốc. Trung bình mức chênh lệch lên tới 50% -100%, nhưng gần đây, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội khẳng định, là mì chính giả đã giảm đi đáng kể vì mức chênh lệch không lớn như trước. Phía Trung Quôc cũng quản lý chặt chẽ mặt hàng này.

Tuy nhiên, ghi nhận thực tế lại không như vậy. Một quan chức có trách nhiệm của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: Mì chính là mặt hàng được sử dụng hằng ngày, do đó, nếu không đảm bảo an toàn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, trong đó không loại chừ dẫn đến ung thư.


TP.HCM: Thu giữ hơn 2.000 chai rượu ngoại không rõ nguồn gốc

luc luong chuc nang dang kiem tra so ruou vua duoc thu giu. (anh: hai yen/ttxvn)

Lực lượng chức năng đang kiểm tra số rượu vừa được thu giữ. (Ảnh: Hải Yến/TTXVN)


Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an Thành phố Hồ Chí Minh đang tạm giữ hơn 2.000 chai rượu ngoại không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hai công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh để điều tra làm rõ. ​

Theo thông tin ban đầu, chiều 28/1, các trinh sát Đội 7 PC46 tiến hành kiểm tra Công ty Trách nhiệm hữu hạn TMDV Đại Thiên Triều (địa chỉ đường Phan Văn Chí, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) vì nghi vấn có hành vi kinh doanh rượu ngoại nhập lậu.​

Qua kiểm tra lực lượng chức năng phát hiện 1.455 chai rượu ngoại mang các nhãn hiệu nổi tiếng như Chivas, Dewar’s... tất cả đều không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không nhãn phụ và tem nhập khẩu chưa dán, nghi là tem giả.​

Trước đó, ngày 26/1, Đội 7 PC46 cũng phát hiện kho hàng của Công ty Thế giới trẻ (địa chỉ đường Lý Tuệ, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) có gần 600 chai rượu ngoại các nhãn hiệu Chivas, Ballantines, Blue... không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Hiện công an đang tiếp tục điều tra làm rõ./.


Công nhân quây công ty đòi lương để về quê ăn Tết

Được thông báo nghỉ việc trong khi chưa nhận 2 tháng lương, hàng trăm công nhân công ty G-Tech đã ở suốt đêm tại nhà máy để yêu cầu giám đốc trả lương.
cong nhan cong ty g-tech an ngu lai cong ty, yeu cau lanh dao doanh nghiep tra lien luong de lay tien ve que an tet.

Công nhân Công ty G-Tech ăn ngủ lại công ty, yêu cầu lãnh đạo doanh nghiệp trả liền lương để lấy tiền về quê ăn Tết.

16h chiều 29/1, khoảng 300 công nhân Công ty G-Tech Việt Nam đang làm việc tại nhà máy ở cụm Công nghiệp Vĩnh Niệm (Lê Chân, Hải Phòng) thì nhận được thông báo nghỉ vì công ty không có đơn hàng.

Đại diện công ty khuyên công nhân đi tìm việc khác, ai muốn làm việc tiếp sẽ di chuyển sang xưởng của công ty tại huyện An Lão, cách nhà máy hiện nay khoảng 15 km. Riêng tiền lương tháng 12/2015 và tháng 1/2016, công ty hẹn đến tháng 4 sẽ trả.Nhận được thông báo bất ngờ, tất cả công nhân đã ở lại nhà máy cho đến sáng nay, yêu cầu doanh nghiệp thanh toán tiền lương để lấy tiền về quê ăn Tết.

hang tram cong nhan bao vay nha may sau khi nhan duoc thong tin tu ngay 30/1 se nghi viec. 

Hàng trăm công nhân bao vây nhà máy sau khi nhận được thông tin từ ngày 30/1 sẽ nghỉ việc. 

Ông Phạm Hữu Thư, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng cho biết, sau khi làm việc với nhà chức trách Hải Phòng, chủ doanh nghiệp người Trung Quốc hứa thanh toán hết tiền lương cho công nhân. Lý do ngừng hoạt động là không có đơn hàng và công ty chuyển sang địa bàn An Lão hoạt động.

“Trong sáng nay, Liên đoàn Lao động thành phố cùng các cơ quan chức năng tiếp tục làm việc với G-Tech Việt Nam nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động”, ông Thư nói.

Công ty G-Tech Việt Nam 100% vốn nước ngoài, chuyên sản xuất đồ chơi, có trụ sở tại cụm công nghiệp Vĩnh Niệm. Sau 5 tháng đi vào hoạt động, đến nay công ty thu hút hơn 600 lao động và chưa có tổ chức công đoàn.


Hàng loạt hội chọi trâu bị đình chỉ

Các hội, lễ hội chọi trâu mới được tổ chức vài năm gần đây ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội), Phú Sơn (Bắc Ninh), Bảo Thắng (Lào Cai) đều bị Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) yêu cầu không cấp phép tổ chức.

Ngày 30/1, Cục trưởng Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) Trịnh Thị Thủy cho biết, các hội chọi trâu ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội), Phú Sơn (Bắc Ninh) và Bảo Thắng (Lào Cai) do một cơ quan báo chí tổ chức 2-3 năm qua không phải là lễ hội truyền thống của địa phương. 

Các hội, lễ hội này không gắn với việc tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc hay mang tính nhân văn, ngược lại còn có tính thương mại, mang lại lợi ích cho nhà tổ chức khi tổ chức bán vé, trâu chọi xong thường bị thịt bán với giá đắt. Các hoạt động cá cược, cờ bạc... cũng trá hình tồn tại. "Điều này vi phạm nghiêm trọng quy định không được lợi dụng lễ hội để trục lợi", bà Thủy nói.Vì thế từ giữa năm 2015, Cục Văn hóa cơ sở đã gửi công văn đến các địa phương nêu trên, yêu cầu giám sát chặt chẽ công tác tổ chức, quản lý lễ hội. Gần đây nhất, Cục cũng gửi công văn hồi đáp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, Bắc Ninh, yêu cầu không cấp phép tổ chức lễ hội, hội chọi trâu mới. 

chi le hoi choi trau o do son la truyen thong. anh minh hoa: nhat minh.

Chỉ lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là truyền thống. Ảnh minh họa: Nhật Minh.

Công văn này nhằm thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư, công điện của Thủ tướng về tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức. Tại hội nghị bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2016, Bộ trưởng Văn hóa đã yêu cầu không cấp phép tổ chức lễ hội chọi trâu, hội chọi trâu nếu không phải là truyền thống của địa phương. "Tỉnh Bắc Ninh và Lào Cai đã cam kết thực hiện nghiêm quy định này", lãnh đạo Cục Văn hóa cơ sở cho biết. 

Riêng lễ hội chọi trâu ở Phúc Thọ (Hà Nội) đã diễn ra vòng loại từ ngày 1/1, theo Cục trưởng Văn hóa cơ sở, trước đó không xin phép tổ chức. Cục đã có ý kiến với Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội yêu cầu dừng tổ chức các vòng thi sau. Và ngày 27/1, Sở Văn hóa Hà Nội chính thức có văn bản "đình chỉ" lễ hội.

Theo Cục Văn hóa cơ sở, đến nay chỉ Đồ Sơn (Hải Phòng) mới có lễ hội chọi trâu truyền thống.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục