tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-06-2016

  • Cập nhật : 23/06/2016

Lotte bị nghi lập quỹ đen khi đầu tư vào Việt Nam

Lotte Group đang bị điều tra vì nghi lập quỹ đen trong quá trình đầu tư vào bất động sản Việt Nam thông qua một công ty trên giấy, Yonhap trích lời một nguồn tin thân cận cho biết.

Năm 2014, Lotte Engineering & Construction - công ty xây dựng thuộc đại gia bán lẻ này, đã xây Lotte Center 65 tầng tại Hà Nội. Công trình gồm một khách sạn 5 sao, một trung tâm thương mại, khu chung cư và tòa nhà văn phòng.Với dự án 400 triệu USD này, Lotte Asset Development - nhánh đầu tư bất động sản của Lotte Group, đã mua Coralis - một công ty SPC có trụ sở tại Luxembourg với giá 69,7 tỷ won (60,2 triệu USD). SPC (Special Purpose Company) là loại hình doanh nghiệp được thành lập để thực hiện các mục đích ngắn hạn, thường là giúp công ty mẹ tránh các rủi ro tài chính. Luxembourg cũng nổi tiếng là một trong những thiên đường thuế lớn của thế giới.

lotte center hien la toa nha cao thu hai tai ha noi. anh: lotte

Lotte Center hiện là tòa nhà cao thứ hai tại Hà Nội. Ảnh: Lotte

Sau đó, Lotte Shopping và Hotel Lotte - hai công ty con của Lotte Group đều mua lần lượt 45% cổ phần tại Coralis, hạ tỷ lệ sở hữu của Lotte Asset Development xuống 10%.

Tuy nhiên, năm ngoái, Coralis lỗ ròng 55,1 tỷ won. Việc này khiến nhiều người nghi ngờ lý do Lotte vẫn xúc tiến dự án, bất chấp gánh nặng tài chính. Các công tố viên cho rằng Lotte Group đã khai vống chi phí của Coralis để tăng lỗ, nhằm tạo ra quỹ đen cho gia đình sở hữu tập đoàn này.

Lotte phủ nhận những cáo buộc này, cho rằng họ mua Coralis chỉ để có quyền kinh doanh và thuê đất tại Việt Nam. "Thành lập SPC là chiến lược kinh doanh được hầu hết công ty áp dụng, khi đầu tư ra nước ngoài, hoặc thực hiện các dự án, nhằm đáp ứng quy định của nước sở tại và cải thiện hiệu quả hoạt động", một lãnh đạo Lotte cho biết.


Ngành kem, "mỏ vàng" của KIDO

Ngành kem của KIDO hiện đang dẫn đầu thị trường với thị phần khoảng 37%. Sắp tới, Tập đoàn này sẽ xây dựng thêm một nhà máy mới để nâng công suất lên 56 triệu lít/năm.

Lợi nhuận từ kem khoảng 200 tỷ đồng năm 2016

Vừa qua, CTCP Tập đoàn KIDO (Mã: KDC - HoSE) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2016. Trong câu chuyện của đầu tư và mở rộng ngành hàng, lãnh đạo KIDO bày tỏ nhiều kỳ vọng về ngành lạnh, đặc biệt nói chuyện về mảng kem và các sản phẩm sữa.

Mảng kem không phải xa lạ đối với KIDO khi Tập đoàn này đã bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực này năm 2003. Ông Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc KIDO cho biết, trong 6 tháng đầu năm, kem mang lại 116 tỷ đồng lợi nhuận cho KDC. Dự kiến tới cuối năm, con số này có thể đạt 200 tỷ đồng.

Quay trở lại kế hoạch kinh doanh của KDC năm 2016, LN mục tiêu 1.500 tỷ đồng, đã bao gồm việc bán 20% bán mảng bánh kẹo cho Mondelez. Giá trị của phần chuyển nhượng này vào khoảng 1.200 tỷ đồng. Theo tính toán, hoạt động kinh doanh của KDC đem lại lợi nhuận khoảng 300 tỷ đồng. Như vậy, ngành lạnh của KIDO sẽ đóng góp phần lớn trong cơ cấu lợi nhuận năm 2016.

Từ sau khi bán mảng bánh kẹo cho đối tác ngoại, KDC tập trung vào 3 mảng (1) ngành kem và các sản phẩm từ sữa; (2) ngành hàng dầu ăn; (3) ngành mì ăn liền, gia vị, thực phẩm đóng gói tiện dụng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành lạnh (kem & sữa chua) KIDO đạt 30% trong năm 2015 so với tốc độ tăng trưởng ngành trung bình 15%/năm.

Ban lãnh đạo Tập đoàn cho biết, để mở rộng danh mục sản phẩm cũng như tăng doanh thu, lợi nhuận ngành lạnh, vào tháng 8 tới đây, KDC dự kiến vận hành nhà máy mới tại Bắc Ninh với tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng. Nhà máy này sẽ tăng công suất thêm 20 triệu lít từ 36 triệu lít/năm, tương đương tăng 170% công suất. KDC hiện có một nhà máy sản xuất kem tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Củ Chi, tổng diện tích gần 24 ha.

Như vậy có thể thấy tham vọng của KDC trong việc mở rộng thị trường kem và sản phẩm từ sữa ra miền Bắc thay vì đi sâu tại miền Nam. Việc xây dựng nhà máy này sẽ giúp KDC giảm chi phí vận chuyển, logistic đồng thời phục vụ thị trường miền Bắc nhanh hơn, phủ sâu và rộng hơn. KDC cũng định hướng mở rộng hệ thống phân phối lạnh, sáng tạo thêm các sản phẩm từ sữa và tấn công sâu hơn vào ngành thực phẩm lạnh (mở rộng danh mục sản phẩm có cùng kênh phân phối, tận dụng kênh phân phối lạnh).

Thị trường tiềm năng, nhiều cạnh tranh

Thị trường kem tại Việt Nam được đánh giá là khá tiềm năng. Euromonitor 2015 cho biết, thị trường thực phẩm lạnh có giá trị khoảng 15.940 tỷ đồng, trong đó thị trường ngành kem là 2.400 tỷ đồng, sữa chua là 9.300 tỷ đồng, các thực phẩm mát & lạnh khác 4.240 tỷ đồng. Ngành kem Việt ghi dấu ấn bởi các ông lớn top đầu như KIDO, Vinamilk, Thủy Tạ, Tràng Tiền, Bạch Đằng.... và ở nhiều phân khúc khác nhau.

Vinamilk có thế mạnh ở các siêu thị. KIDO với các sản phẩm kem que, kem hộp, kem ốc quế, kem viên… ở tất cả các phân khúc phổ thông, trung cấp, cao cấp với hơn 30.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc. Thế mạnh của KIDO là các sản phẩm phù hợp với khẩu vị người Việt ở các phân khúc bình dân, trung cấp. Thủy Tạ, Tràng Tiền lại ở phân khúc bình dân. Các thương hiệu kem nước ngoài như Buds, Fanny hay Baskin Robbins thì lại tập trung ở các dòng phân khúc trung và cao cấp.

Cũng theo báo cáo của Euromonitor International 2015, KIDO đang dẫn đầu ngành kem với thị phần 36,9% và bỏ xa đối thủ gần nhất với chỉ 10,3% thị phần. Tăng trưởng doanh thu của ngành lạnh KIDO (kem& sữa chua) năm 2015 là 30% so với năm 2014. Tập đoàn này còn cho biết, thương hiệu Merino, Celano, Wel Yo có mức tăng trưởng doanh thu lần lượt 16%, 16% và 80% trong năm 2015.

Có thể thấy, mỗi phân khúc đều có một “đế chế” và ranh giới khá rõ ràng. Tuy nhiên, theo CTCP CK FPT (FPTS), sự sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây và lối sống mới của giới trẻ, sự tăng trưởng trong thu nhập sẽ dần đẩy thị phần của các hãng kem ngoại tăng lên. Cùng với sự thay đổi này, cơ cấu khách hàng cũng sẽ dần dịch chuyển từ tầm phổ thông sang mức trung và cao cấp, đây sẽ là áp lực với doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Do đó, câu chuyện của KDC trong hiện tại và cả tương lai, như lời bà Nguyễn Thị Xuân Liễu, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn là “cần tạo nên sự khác biệt của sản phẩm, thâm nhập vào thị trường và tìm một chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng”.


Clash of Clans về tay người Trung Quốc qua thương vụ 8,6 tỷ USD

Gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc – công ty Tencent – đang dẫn dắt một nhóm các nhà đầu tư mua lại phần lớn cổ phần của nhà sản xuất trò chơi Supercell (Phần Lan) với giá 8,6 tỷ USD.

so tien tencent bo vao phat trien game trong giai doan 2011-2015

Số tiền Tencent bỏ vào phát triển game trong giai đoạn 2011-2015

Tencent và những đối tác của họ sẽ mua lại 84,3% cổ phần tại công ty này, trong đó bao gồm cổ phần hiện nay của công ty viễn thông SoftBank (Nhật Bản), của các cổ đông hiện hữu và của những nhân viên cũ tại Supercell.

Bên cạnh tựa game đình đám Clash of Clans, Supercell còn phát hành 3 tựa game khác trong vòng 6 năm qua, đó là: Hay Day, Boom Beach và Clash Royale. Trong số 4 tựa game này, Clash of Clans và Clash Royale được đánh giá là những tựa game thành công nhất trong ngành công nghiệp game trên nền tảng thiết bị cầm tay.

clash of clans (trai) va clash royale (phai) la 2 tua game dinh dam tai trung quoc

Clash of Clans (trái) và Clash Royale (phải) là 2 tựa game đình đám tại Trung Quốc

Đây là thương vụ mua bán đầu tiên của Tencent kể từ năm 2011, khi họ mua lại Riot Games – nhà sản xuất của tựa game phổ biến nhất trên nền tảng máy vi tính hiện nay “League of Legends”.

SoftBank đã mua 51% cổ phần của Supercell với giá 1,5 tỷ USD vào năm 2013 và họ đã nâng mức cổ phần lên 73% hai năm sau đó.

Hiện nay, SoftBank đang lên kế hoạch bán tài sản để thúc đẩy vị thế tài chính của mình. Lợi nhuận thường niên trong năm tài khóa gần nhất của công ty đã giảm 29% sau những thua lỗ từ thương vụ đầu tư vào công ty truyền thông mạng không dây Sprint (Mỹ). Đầu tháng 6, công ty của Nhật này đã đổ gần 8 tỷ USD để mua cổ phiếu của Alibaba.

Không liên quan đến thương vụ của Supercell, SoftBank đã công bố thông tin từ chức của Chủ tịch Nikesh Arora, người từng nắm vị trí giám đốc tại Google. Giám đốc điều hành Masayoshi Son đã được bổ nhiệm tiếp quản vị trí này ngay sau đó.


Giá đường cao kỷ lục vẫn chưa thể thúc đẩy sản lượng Brazil

Giá đường tại Brazil – quốc gia sản xuất và xuất khẩu đường lớn nhất thế giới – đã tăng gần lên mức cao nhất từ trước tới nay nhưng điều đó vẫn chưa đủ để khiến các nhà sản xuất tại đây tăng cường đầu tư.

Giám đốc điều hành Rui Chammas của công ty Biosev SA cho biết lợi nhuận đã trở lại với ngành đường nhưng có vẻ như các công ty vẫn còn lưỡng lự trong việc thúc đẩy sản lượng sản xuất bởi nhiều người vẫn đang phải vật lộn với dư nợ từ chu kỳ tăng trưởng gần nhất. Bên cạnh đó, chính sách xăng dầu dài hạn có phần chưa minh bạch của chính phủ khiến các nhà sản xuất không dám bắt tay vào việc mở rộng sản xuất ethanol. Biosev chỉ đứng sau Raizen Energy SA trong lĩnh vực sản xuất đường tại Brazil.

Theo số liệu ước tính được công ty Datagro công bố, tổng số nợ hiện nay của toàn ngành công nghiệp đường Brazil đã tăng từ mức 38 tỷ Reais lên 96 tỷ Reais (tương đương 28,3 tỷ USD) chỉ trong vòng 6 năm qua. Con số này tăng mạnh sau khi đồng tiền của Brazil mất giá đi 1/3 vào năm 2015. Tập đoàn công nghiệp Unica cho biết có khoảng 50 nhà máy đường, ethanol đã phải đóng cửa và 70 doanh nghiệp tuyên bố phá sản kể từ năm 2011, chiếm 30% tổng số doanh nghiệp trên toàn Brazil.

dien bien gia duong 1 nam qua

Diễn biến giá đường 1 năm qua

Ngay cả khi giá đường đang lấy lại những gì đã mất, ông Chammas cho rằng mọi người vẫn bị ám ảnh bởi những ký ức nặng nề của cuộc khủng hoảng do đầu tư quá đà gây ra. Các công ty hiện nay đang tập trung vào việc trả nợ, giảm tỷ lệ đòn bẩy và tạo ra tiền mặt trước khi nghĩ đến việc mở rộng quy mô sản xuất.

Trong khi nhu cầu đường vượt qua sản lượng trong ba mùa thu hoạch liên tiếp, khả năng mở rộng sản xuất của Brazil lại có dấu hiệu chững lại. Giá đường thô kỳ hạn trên sàn ICE Futures đã tăng 30% trong năm nay và đã gần tới mức kỷ lục vào tháng 10/2012. Thậm chí, nếu tính bằng đồng Reais, giá đường đã đạt tới mức cao nhất từ trước tới nay.

Mặc dù có những dấu hiệu tích cực từ việc chính phủ ngừng can thiệp vào thị trường xăng dầu, các nhà đầu tư vẫn chưa cân nhắc tăng trưởng sản lượng cho tới khi Brazil phê duyệt những quy định rõ ràng, dài hạn về việc sử dụng ethanol. Việc điều chỉnh giá xăng dầu đã ảnh hưởng tiêu cực tới các nhà máy mía đường trong một vài năm qua bởi người tiêu dùng không mất quan tâm đến xăng sinh học.

Trong cuộc phỏng vấn cuối tuần trước, giám đốc điều hành Marcos Lutz cho biết nhà sản xuất đường số 1 Brazil – Raizen – cũng không có kế hoạch mở rộng hay mua lại các công ty khác bởi lợi nhuận hiện nay chưa đủ để mở rộng đầu tư trong vấn đề này.(NĐH)


Hong Kong là thành phố đắt đỏ nhất thế giới

Hong Kong (Trung Quốc) đã vượt thủ đô Luanda của Angola làm thành phố có chi phí sinh hoạt cao nhất toàn cầu năm nay.

Hãng nghiên cứu Mercer Human Resource Consulting (Anh) vừa công bố báo cáo Chi phí sinh hoạt (Cost of Living) 2016 của 209 thành phố trên thế giới. Những thành phố này được đánh giá theo kết quả khảo sát thường niên về chi phí hơn 200 loại hàng hóa, dịch vụ phổ biến, như nhà ở, giao thông, thức ăn, trang phục, đồ dùng gia đình và tiện nghi giải trí. Tất cả sau đó sẽ được so sánh với New York (Mỹ).

Sau khi đứng đầu danh sách này 3 năm liên tiếp, Luanda đã bị thành phố châu Á soán ngôi năm nay, do đôla Hong Kong mạnh lên. Tính trung bình, giá một chiếc quần jeans tại Hong Kong là 128 USD, còn một ly cà phê là 7,8 USD.Việt Nam có 2 thành phố được đánh giá, là Hà Nội và TP HCM. Tính trên toàn cầu, Hà Nội xếp thứ 106 về mức độ đắt đỏ, giảm 20 bậc so với năm ngoái. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt tại TP HCM tăng 2 bậc, lên thứ 88. Ba năm gần đây, hãng nghiên cứu của Anh vẫn đánh giá sinh hoạt phí tại Hà Nội cao hơn so với TP HCM. 

hong kong (trung quoc) da vuot luanda nam nay. anh: reuters

Hong Kong (Trung Quốc) đã vượt Luanda năm nay. Ảnh: Reuters

Theo Mercer, thứ hạng các thành phố thay đổi chủ yếu do hai yếu tố - giá cả và nội tệ biến động so với USD. Mục đích của báo cáo là giúp các công ty đa quốc gia và Chính phủ các nước đánh giá chi phí khi cử nhân viên sang làm việc tại nước ngoài.

Đôla Mỹ đã tăng mạnh trong một năm qua. Đôla Hong Kong được neo vào đồng tiền này, nên cũng tăng giá theo.

"Nhìn chung, giá cả trên thế giới vẫn ổn định", Bruno Rocquemont tại Mercer Pháp cho biết trên AFP. Ông giải thích việc các thành phố tăng giảm thứ hạng chủ yếu do biến động tỷ giá.

Đồng yen mạnh kéo Tokyo tăng 6 bậc để trở thành điểm đến đắt đỏ thứ 5 thế giới năm nay, sau Zurich (3) và Singapore (4). Chi phí sinh hoạt tại một vài thành phố của Mỹ cũng tăng do đồng đôla mạnh.

Ngược lại, giá sinh hoạt tại các thành phố ở những nước có nội tệ mất giá trở nên dễ thở hơn. Ví dụ, Moscow (Nga) giảm từ vị trí 17 năm ngoái xuống 67 năm nay.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-06-2016

    Giá lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tăng trở lại
    Đồng Nai hút hơn 1 tỉ USD vốn FDI trong nửa năm
    Hoàng Anh Gia Lai được miễn thuế nhập khẩu đường từ Lào
    Dow Jones vượt mốc 18.000, bảng Anh tăng vọt vì lạc quan về Brexit
    Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,46%

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-06-2016

    Doanh nghiệp Đài Loan xin 1.000 ha đất Vũng Áng
    90% dự án bị thế chấp
    Giá nhà đất TP HCM đang tăng rất nhanh?
    Doanh nghiệp lo mất thị trường vì kháng sinh
    Giá cà phê lên ‘đỉnh’ cao nhất từ đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-06-2016

    11 triệu người Mỹ chi một nửa thu nhập cho thuê nhà
    Doanh nghiệp đa cấp phải báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016
    Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhắm đối tác từ Nga, Trung Đông
    Lãi suất sẽ khó tăng mạnh
    Nhiều hạ nghị sỹ Mỹ đề nghị bác bỏ chương trình giám sát cá da trơn

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-06-2016

    Amazon rót 600 triệu USD vào Indonesia 'bành trướng' Đông Nam Á?
    Singapore sẽ tính cả tài sản nhân dân tệ vào dự trữ ngoại hối từ tháng 6
    ECB dự định phát hành tiền 50 euro mới vào đầu năm 2017
    Hàng ngàn doanh nghiệp Thái Lan muốn đầu tư vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-06-2016

    Fed cảnh báo những hậu quả kinh tế nghiêm trọng do Brexit
    Việt Nam nhập ồ ạt ô tô giá hơn 100 triệu của Ấn Độ
    Bị kiện từ đinh thép, móc áo…
    Cá ngừ đại dương bị “ép giá” vì chất lượng thấp quá!
    Sắp thay đổi thước đo tính lạm phát

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-06-2016

    Nhà đầu tư trong nước tiếp tục bán tháo vàng
    Rút giấy phép Công ty du lịch Silent Bay
    Mỗi ngày XK 4.000 tấn vải quả tươi qua cửa khẩu Tân Thanh
    Nhựa tái chế từ vỏ bình ắc quy được miễn thuế xuất khẩu
    6 tháng nhập khẩu trên 100 nghìn con bò Australia

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-06-2016

    Nga tiếp tục là nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc
    Saigon Food: Lấy gia công tấn công nội địa
    80% nguyên phụ liệu cho dệt may nhập từ các nước ngoài TPP
    Donald Trump sẽ thành tổng thống Mỹ và cơ hội đầu tư mới
    IPO Tổng Công ty Dược Việt Nam: Bán hết 100% cổ phần, thu về 444 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-06-2016

    Việt Nam nhập khẩu 5,4 triệu tấn xăng dầu
    Sản lượng thép của Trung Quốc giảm vào đầu tháng 6
    Thu 7 triệu USD từ xuất khẩu cá cảnh
    IMF: Chính phủ Nhật cần hành động để đạt muc tiêu tăng trưởng
    Chứng khoán toàn cầu tăng điểm trước thềm trưng cầu ở Anh, đồng bảng và giá vàng giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-06-2016

    Gần 150 tỉ USD đổ vào các khu công nghiệp tại Việt Nam
    Samsung tiếp tục tìm nhà cung cấp ốc vít, sạc pin tại Việt Nam
    Giảm sản lượng vải xuất sang Trung Quốc
    Soros cảnh báo bảng Anh trượt giá
    TP HCM làm đầu mối tiêu thụ gần 70.000 tấn vải

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-06-2016

    EU gia hạn trừng phạt Nga thêm 6 tháng
    Đức điều tra cựu giám đốc điều hành Volkswagen
    Tàu bay, du thuyền, xe mô tô phân phối lớn… có thể bị hạn chế nhập khẩu
    Vinamilk giành vị trí 20 trong 300 DN dẫn đầu Châu Á năm 2016
    PVOil sẽ mua 96 triệu tấn dầu từ Tập đoàn Rosneft