Nợ công đã vượt 62% GDP
Loạn nông sản sạch, lạ trên mạng
Giá thép tăng mạnh
Dệt may sẽ rơi vào tay nước ngoài?
Hàng loạt thủy điện phải ra khỏi thị trường điện cạnh tranh
Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-06-2016
- Cập nhật : 22/06/2016
Gần 150 tỉ USD đổ vào các khu công nghiệp tại Việt Nam
Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) đã rót tổng cộng gần 148 tỉ USD vào các khu công nghiệp, thực hiện 7.450 dự án.
Các khu công nghiệp đang sử dụng 87.900ha đất tự nhiên. Hiện mới có 219 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động còn 95 khu khác đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê đạt trên 28.500ha, tỷ lệ lấp đầy 49%. Các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 70%.
Đến nay cả nước có 16 khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước là 814.792ha.
Trong tháng 5, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 240 dự án và điều chỉnh tăng vốn cho 175 dự án. Tống số vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp tăng lên 5,1 tỉ USD, chiếm tới 66% số vốn ngoại của cả nước.
Trong khi đó, 5 tháng đầu năm, các nhà đầu tư trong nước đã rót 10.500 tỉ đồng vào các khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện 370 dự án. Các dự án đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp, công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp cơ khí và dệt may.
Các khu công nghiệp, khu kinh tế ngày càng có vai trò to lớn trong nền kinh tế. Tổng doanh thu năm 2015 đạt 116 tỉ USD, kim ngạch xuất khẩu đạt 79 tỉ USD. Đóng góp vào ngân sách Nhà nước 90.313 tỉ đồng. Tổng số lao động sử dụng lên tới gần 2,6 triệu người.(PLO)
Samsung tiếp tục tìm nhà cung cấp ốc vít, sạc pin tại Việt Nam
Đặt mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa và tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện, năm nay Samsung Việt Nam tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức triển lãm hội thảo công nghiệp phụ trợ lần 2 với sự tham gia của 250 doanh nghiệp Việt Nam vào sáng 21/6 tại Hà Nội.Nối tiếp câu chuyện doanh nghiệp Việt chưa sản xuất được ốc vít, sạc pin cho Samsung, năm nay dù số lượng các nhà cung ứng linh phụ kiện cho Samsung tăng gấp 3 lần so với năm 2015, lên con số 190 đối tác nhưng chỉ có duy nhất 3 đơn vị cung cấp thiết bị điện tử, và lại là nhà cung ứng cấp 2. Những nhà cung ứng cấp 1, cấp 2 của hãng vẫn chủ yếu là sản xuất bao bì, đóng gói cho các dòng điện thoại hay máy tính bảng.
50% điện thoại Samsung được sản xuất tại nhà máy của hãng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hàm lượng tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm của "đại gia" này vẫn còn rất thấp
Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng đây là con số khiêm tốn. “Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu tham gia vào công đoạn giá trị thấp, chưa có nhiều nhà cung cấp sản phẩm linh kiện công nghệ cao tham gia được vào chuỗi cung ứng của tập đoàn này”, ông Tú nhận định.
Đơn cử, trong 161 công ty cung ứng cho nhà máy sản xuất của Samsung tại Bắc Ninh (SEV) thì có tới 88 doanh nghiệp (2 cấp 1, 86 cấp 2) thuộc lĩnh vực in ấn và bao bì. Số đơn vị cung cấp sản phẩm mang hàm lượng giá trị cao hơn như thiết bị điện tử chỉ có 3 doanh nghiệp, nhưng ở mức độ cung ứng gián tiếp…
Tổng giám đốc Khu tổ hợp sản xuất Samsung, ông Han Myoungsup cho hay, bất cứ doanh nghiệp nào đáp ứng các điều kiện của hãng về chất lượng, giao hàng, giá cả… đều có cơ hội trở thành nhà cung ứng của Samsung.
“Chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam thực sự có tiềm năng và năng lực, chỉ là chưa biết phương pháp”, ông Han Myoungsup khẳng định.
Tuy nhiên, không phải nhà cung cấp nào cũng được “chọn mặt gửi vàng”. Theo ông Jang Ho Young, điều kiện để trở thành nhà cung ứng cho Samsung, doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về công nghệ, chất lượng, trách nhiệm, cũng như khả năng tài chính, đưa ra mức giá cạnh tranh nhất… Đồng thời, số doanh nghiệp này cũng phải trải qua thời gian thử thách, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm dưới sự hỗ trợ trực tiếp, giám sát của chuyên gia Samsung trong thời gian 3 tháng.
May mắn lọt vào số 5 doanh nghiệp được Samsung “chấm điểm” từ 300 ứng cử viên tham gia vòng tuyển chọn hồi tháng 7/2015, ông Phạm Quang Vinh, Tổng giám đốc Công ty CP Goldsun Việt Nam cho hay, để trở thành đối tác chính thức cung ứng sản phẩm bao gì, đóng gói cho hãng, đơn vị này vừa hoàn thành đợt cải tiến quản lý, sản xuất.
“Sau 3 tháng cải tiến, tỷ lệ lỗi thiết bị giảm 72%, trong khi tỷ lệ sản xuất chính xác đối với số lượng đơn đặt hàng tăng từ con số 0% lên 94%... Với các tỷ lệ đạt chuẩn trong sản xuất cao hơn, đảm bảo chất lượng không bị sai hỏng, thời gian giao hàng đúng hẹn và giá cả cạnh tranh, công ty đã ký được hợp đồng chính thức trở thành đối tác cung ứng cho Samsung”, ông Vinh chia sẻ.
Từ thực tế của nhà cung ứng bao bì Goldsun, lãnh đạo Samsung đề nghị các công ty Việt Nam cần chú trọng mở rộng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, quản lý chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của chuỗi cung ứng toàn cầu. Về phía hãng sẽ tiếp tục hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam tiếp tục có những chương trình đào tạo nhằm giúp đỡ doanh nghiệp nâng cao năng lực trong lĩnh vực công nghệ phụ trợ.
Với tư cách nhà điều hành, ngoài chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ, lãnh đạo Bộ Công Thương hứa sẽ nghiên cứu đưa ra nhiều giải pháp thực tế hơn, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà cung ứng đạt chuẩn của các tập đoàn đa quốc gia, mà không riêng gì Samsung. Đây cũng là thực tế cho thấy nhu cầu bức thiết phải đẩy nhanh phát triển công nghiệp phụ trợ Việt Nam nếu muốn đạt được mục tiêu Chính phủ kỳ vọng, sẽ chiếm 33% giá trị ngành chế biến - chế tạo trong 5 năm tới.
Giảm sản lượng vải xuất sang Trung Quốc
Đó là khẳng định của ông Trần Quang Tấn, giám đốc Sở Công thương Bắc Giang, tại hội nghị xúc tiến thương mại đưa vải thiều vào thị trường phía Nam sáng 20-6. Nhiều đơn vị cũng cho biết cần gia tăng giá trị trái vải bằng nhiều phương án khác nhau sau thu hoạch.
Theo ông Tấn, tổng diện tích vải thiều tại Bắc Giang năm 2016 là 30.000ha, giảm 1.000ha so với năm ngoái, sản lượng đạt khoảng 130.000 tấn (giảm 65.000 tấn so với năm 2015). Dự kiến sản lượng xuất khẩu 52.000 tấn, chiếm khoảng 40%, còn lại tiêu thụ nội địa với khoảng 78.000 tấn.
Theo ông Tấn, địa phương này sẽ giảm dần tỉ lệ xuất khẩu sang Trung Quốc, thay vào đó là đẩy mạnh tiêu thụ trong nước, tận dụng hết các kênh phân phối để trái vải thiều phủ rộng hơn nữa.
“Ngay trong tuần sau, chúng tôi sẽ thực hiện tuần lễ vải thiều tại các siêu thị ở Hà Nội, nhằm giúp người dân phân biệt được trái vải thiều giữa các vùng và với sản phẩm Trung Quốc” - ông Tấn nói.
Cũng tại buổi kết nối, bà Nguyễn Thanh Hà, phó giám đốc chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP.HCM), cho biết hiện lượng trái vải nhập chợ này khoảng 400 tấn/đêm, giá bán trung bình 25.000-35.000 đồng/kg, đồng thời cam kết tạo điều kiện để trái vải được lưu thông ngay ra thị trường, tránh hư hỏng.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết hệ thống Saigon Co.op dự kiến có thể tiêu thụ 600 tấn trái vải trong năm nay, tăng hơn 100 tấn so với năm trước. Tuy nhiên, theo ông Hòa, cần phải nâng cao bảo quản sau thu hoạch để vừa giữ chất lượng vừa giữ giá thành.
“Khâu đóng gói để đưa hàng vào siêu thị vẫn bị các nhà sản xuất bỏ qua nên chưa thể bán hàng như ý. Ngoài ra, chuyện vận chuyển cần phải được giải quyết triệt để. Thị trường phía Nam quá xa vùng nguyên liệu, chất lượng trái vải sẽ giảm rất nhanh nếu vận chuyển không đúng cách”, ông Hòa khuyến cáo.
Ông Trần Quang Tấn cho biết địa phương này đang xem xét và tính toán áp dụng công nghệ sau thu hoạch cho trái vải, nhưng khó khăn lớn nhất là giá thành rất cao. “Công nghệ của Nhật rất tốt nhưng chỉ để sử dụng xử lý vải thiều trong hai tháng là quá lãng phí nên phải tính toán để xen kẽ, cân đối sao cho phù hợp nhất”, ông Tấn nói.
Soros cảnh báo bảng Anh trượt giá
Soros chính là người đã trở nên giàu có sau thương vụ bán khống đồng bảng Anh năm 1992 và kiếm được hơn một tỷ USD chỉ trong một ngày. Ngày này được gọi là Ngày thứ Tư Đen tối, khiến bảng Anh phải rút khỏi Cơ chế Tỷ giá Hối đoái Cố định châu Âu (ERM).
Tỷ phú cho rằng đồng tiền này sẽ mất giá ít nhất 15%, hoặc có thể hơn 20%, xuống dưới 1,15 USD một bảng. Tỷ giá hiện tại là 1,46 USD đổi một bảng Anh."Đồng bảng sẽ mất giá rất mạnh. Việc rời EU cũng sẽ có tác động ngay lập tức và rất mạnh lên các thị trường tài chính, đầu tư, giá cả và việc làm", tỷ phú cho biết.
Ông cảnh báo đợt mất giá này sẽ còn lớn và nghiêm trọng hơn đợt mất giá 15% hồi tháng 9/1992. Ông cho biết khi đó, mình đã "đủ may mắn để kiếm lời lớn". "Người dân Anh đang đánh giá thấp cái giá thực sự của việc rời đi. Quá nhiều người tin rằng rời EU sẽ không có ảnh hưởng lên tài chính của họ. Đây chỉ là suy nghĩ lạc quan cá nhân thôi", ông nói.
Ông cũng nghi ngờ khả năng Ngân hàng Trung ương Anh có thể phản ứng kịp thời trước một cuộc suy thoái, hoặc giá nhà lao dốc. Do rất nhiều công cụ tiền tệ đã được sử dụng để kéo Anh ra khỏi khủng hoảng tài chính 2008 rồi.
60 năm kinh nghiệm giúp Soros nhận ra người thắng cuộc duy nhất là những kẻ đầu cơ tài chính. "Ngày nay, lực lượng đầu cơ trên thị trường đã lớn và hùng mạnh hơn rất nhiều. Họ luôn nóng lòng tận dụng mọi tính toán sai lầm của Chính phủ và người dân Anh. Rời khỏi EU sẽ giúp một số người rất giàu có, nhưng đa phần người dân sẽ nghèo đi đáng kể", ông nói.
Dù vậy, nhóm vận động rời EU - Vote Leave không mấy tin tưởng vào những phán đoán của Soros. "Soros từ lâu đã là người ủng hộ việc bỏ đồng bảng và trao quyền kiểm soát cho EU nhiều hơn. Trước đây, ông ta từng nêu ra kịch bản u ám nếu Anh không dùng đồng euro. Ông ta đã sai, và bây giờ cũng vậy", Matthew Elliott - lãnh đạo Vote Leave cho biết.
Elliott khẳng định sau khi rời EU, họ có thể ký hiệp định thương mại tự do với khối này. Vì Anh không nhất thiết phải là thành viên EU mới có thể tự do giao thương với họ.
Ông cũng cho rằng bảng Anh hiện còn mạnh hơn thời điểm mới tuyên bố tổ chức trưng cầu dân ý. Vì thế, đồng bảng không có khả năng mất giá lớn. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt của người Anh cũng sẽ không tăng, vì nước này không phải đóng góp tiền vào quỹ chung EU và có thể tự do chi cho các ưu tiên của mình.
Ý kiến của giới doanh nhân Anh cũng rất chia rẽ. Trong khi các lãnh đạo doanh nghiệp xe hơi và nhà sáng lập Virgin Group - Richard Branson hôm qua bày tỏ ý muốn ở lại, Lord Bamford - Chủ tịch JCB - một trong những hãng sản xuất thành công nhất tại Anh, lại muốn ra đi.
TP HCM làm đầu mối tiêu thụ gần 70.000 tấn vải
Tại hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm vải thiều vào thị trường phía Nam sáng nay ở TP HCM, báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho thấy, tổng diện tích vải thiều năm 2016 là 30.000 ha, giảm 1.000 ha so với năm ngoái, sản lượng sẽ đạt khoảng 130.000 tấn (giảm 65.000 tấn). Dự kiến sản lượng xuất khẩu trong năm nay 52.000 tấn, chiếm khoảng 40%, còn lại tiêu thụ nội địa với khoảng 78.000 tấn.Riêng khu vực phía Nam bao gồm TP HCM, miền Tây và Đông Nam Bộ sẽ đạt con số cao nhất từ trước tới nay vào khoảng 55.000 tấn, tăng 5.000 tấn so với năm ngoái. Còn với vải Hải Dương, năm nay sản lượng vải của tỉnh này đạt 36.000 tấn, giảm 30% so với năm 2015.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Sở Công Thương TP HCM cho biết, năm nay phía Nam tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ lượng lớn vải từ miền Bắc, trong đó TP HCM sẽ làm đầu mối tiêu thụ chính. Dự kiến số lượng vải tiêu thụ toàn miền Nam 60.000-70.000 tấn.
"Sức tiêu thụ vải năm nay không nhộn nhịp như mọi năm cho nên Sở sẽ tích cực đứng ra làm đầu mối để gắn kết với các kênh bán lẻ hiện đại", ông Hòa nói.
Còn tại chợ đầu mối, bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc Công ty Quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản Thủ Đức cho biết, năm nay lượng vải về chợ không nhộn nhịp như trước, mỗi đêm đạt khoảng 400 tấn, giảm 30% so với cùng kỳ, nhưng được giá hơn. Trung bình mỗi kg vải có giá 25.000-35.000 đồng. Còn các chợ lẻ hoặc các cửa hàng luôn ở mức 50.000-80.000 đồng một kg, cao hơn năm ngoái khoảng 10%.
Năm 2015, tổng số lượng vải tiêu thụ nội địa trên 98.000 tấn. Trong đó, riêng thị trường phía Nam (TPHCM, các tỉnh Nam Bộ) tiêu thụ 58.000 tấn, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng tiêu thụ nội địa.