tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-06-2016

  • Cập nhật : 23/06/2016

Fed cảnh báo những hậu quả kinh tế nghiêm trọng do Brexit

Chủ tịch Yellen nhận định Brexit là một trong những nguy cơ nghiêm trọng mà Mỹ và nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt.

Theo AFP, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), bà Janet Yellen ngày 21/6 cảnh báo việc cử tri Anh bỏ phiếu ủng hộ phương án rời Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới có thể làm rối loạn các thị trường và tác động lên tăng trưởng kinh tế.

Phát biểu trước một ủy ban của Thượng viện trong thời điểm chỉ còn hai ngày nữa là tới thời điểm diễn ra cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, Chủ tịch Yellen nhận định Brexit là một trong những nguy cơ nghiêm trọng mà Mỹ và nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt.

Bà nói: "Một diễn biến có thể làm thay đổi tâm lý của giới đầu tư chính là cuộc trưng cầu dân ý sắp tới tại Anh. Nếu cử tri Anh lựa chọn phương án rời EU, điều đó sẽ gây ra những hậu quả kinh tế nghiêm trọng."

Ngoài ra, bà Yellen cũng chỉ ra rằng những nguy cơ từ cuộc trưng cầu dân ý ở Anh là một lý do của việc Fed tiếp tục thận trọng trong việc cân nhắc nâng lãi suất và siết chặt chính sách tiền tệ của Mỹ.


Việt Nam nhập ồ ạt ô tô giá hơn 100 triệu của Ấn Độ

Hiện nay, giá nhập khẩu bình quân mỗi chiếc xe ôtô Ấn Độ về Việt Nam chỉ 5.300 USD, rẻ bằng 1/3 so với giá nhập khẩu chung từ các thị trường.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 5/2016, lượng xe nhập khẩu khoảng 12.000 chiếc với giá trị gần 200 triệu USD, bình quân chỉ 16.000 USD/ xe, so với mức hơn 23.000 USD/ xe hồi đầu năm.

Trong số này, lượng xe nhập từ Ấn Độ chiếm hơn 1/3 và giá trung bình của những chiếc xe Ấn cũng chỉ bằng 1/3 so với mặt bằng chung.

Cụ thể, đã có 3.555 chiếc xe từ Ấn Độ được nhập khẩu với mức giá bình quân chỉ 5.300 USD/ xe trong tháng trước. Trong 2 năm gần đây, Ấn Độ là nơi cung cấp chủ yếu dòng xe Hyundai i10 cho thị trường Việt Nam, với mức giá trung bình khoảng 7.000 USD/ xe.

Với số lượng xe giá rẻ này, Ấn Độ dẫn đầu về lượng xe ôtô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 5/2016. Ba quốc gia khác là Thái Lan, Trung Quốc và Hàn Quốc cùng với Ấn Độ là 4 nhà cung cấp xe ôtô nhập khẩu chủ yếu cho Việt Nam trong mấy năm gần đây.

Từ đầu năm đến nay, thị trường Việt Nam nhập khẩu khoảng 12.500 chiếc xe từ Thái Lan, chủ yếu là các dòng xe bán tải với giá trung bình 18.000 USD/ xe. Các xe nhập từ Thái Lan có lợi thế lớn về chính sách thuế nhập khẩu trong khu vực ASEAN, có hiệu lực từ đầu năm 2016. Mức giá bình quân của xe Thái khoảng 18.000 USD/ xe, với các dòng xe chủ lực là bán tải và xe tải nhẹ.

Về thị trường tiêu thụ xe trong nước, theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), trong 5 tháng đầu năm, người Việt đã mua khoảng 111.000 chiếc xe ôtô các loại, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó lượng xe nhập khẩu chiếm khoảng 26.000 chiếc, còn xe lắp ráp trong nước là hơn 85.000 chiếc.

Lý do ô tô Ấn Độ có giá rẻ hơn ô tô từ các nước khác ?

Ấn Độ là quốc gia có dân số đông và phần lớn người dân có thu nhập thấp; Chính phủ nước này có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất xe nhỏ giá rẻ.

Nhờ vậy, hàng loạt các tập đoàn ôtô trên thế giới đã đổ tiền vào sản xuất ôtô tại Ấn Độ và đều hướng tới xe giá rẻ. Với mức sản xuất số lượng lớn, các nhà sản xuất đầu tư tối ưu hóa chi phí, giảm giá thành và nâng cao sức cạnh tranh.

Điển hình như Grand i10 – một trong những dòng sản phẩm mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Ấn Độ trong năm 2015. Bên cạnh đó, nhiều dòng xe khác như Ertiga, Renault Kwid… sản xuất tại Ấn Độ cũng đang hấp dẫn khách hàng trong nước.

Hiện tại, nhập khẩu ô tô từ Ấn Độ về Việt Nam chịu mức thuế suất khá cao, tới 68%, nhưng nhờ lợi thế về giá, trong khi đó ô tô phân khúc giá rẻ ở Việt Nam rất sôi động sức cạnh tranh khá mạnh mẽ.

Điều này cũng hoàn toàn có thể lý giải vì sao Việt Nam nhập khẩu từ Ấn Độ với số lượng khá lớn.(DDDN)


Bị kiện từ đinh thép, móc áo…

Sử dụng các hàng rào phòng vệ thương mại sẽ là cái “van” cuối cùng hỗ trợ sản phẩm trong nước

Ngày 21-6, Phòng Điều tra vụ kiện phòng vệ thương mại của doanh nghiệp (DN) trong nước, Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương, cho biết đang xem xét việc khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn mạ màu (thép mạ màu kẽm phủ sơn) của một số DN đại diện cho ngành sản xuất trong nước.

Xuất khẩu liên tục bị kiện

Trước đó, cơ quan này đã tiếp nhận hồ sơ từ các DN xung quanh yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm tôn mạ màu.

Nếu khởi xướng điều tra, đây sẽ là vụ kiện phòng vệ thương mại thứ 7 của Việt Nam. Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh, đến nay, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã bị kiện phòng vệ thương mại hơn 100 vụ từ khắp các thị trường. Trong năm 2015 và 5 tháng đầu năm nay, trong tổng số 15 vụ việc bị điều tra phòng vệ thương mại có tới 7 vụ liên quan đến thép (thép cuộn cán nguội, thép không gỉ cán nguội, tôn phủ màu).

Mới đây, Tổng vụ Nhập khẩu, Bộ Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành kết luận rà soát biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm săm lốp xe đạp nhập khẩu từ các nước, trong đó có Việt Nam. Mức thuế chống bán phá giá tiếp tục được áp dụng cho các sản phẩm săm lốp xe của Việt Nam xuất khẩu qua thị trường này từ 30%-44%. Từ năm 2004 đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm này.

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng vừa ban hành quyết định sơ bộ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống thép cuộn cacbon của 4 quốc gia, trong đó có Việt Nam. DOC kết luận 3 DN sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam tham gia trả lời bản câu hỏi nên thuế suất riêng chỉ 0%-0,38%, trong khi các DN khác mức thuế chống bán phá giá lên tới 113,18%. DOC đang tiếp tục tiếp hành cuộc điều tra này và dự kiến sẽ ban hành kết luận cuối cùng vào ngày 16-10.

Một sản phẩm xuất khẩu khác của Việt Nam là gỗ tấm nhập khẩu cũng vừa bị Tổng vụ chống bán phá giá, chống trợ cấp Ấn Độ ra quyết định áp thuế chống bán phá giá với mức cao nhất được áp dụng cho các DN xuất khẩu của Việt Nam từ 40%-50%, trong thời gian 5 năm.

Tại hội thảo về các biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập ngày 21-6 ở TP HCM, bà Phạm Hương Giang - Phó Phòng Xử lý các vụ kiện phòng vệ thương mại của DN nước ngoài, Cục Quản lý cạnh tranh - cho biết rất nhiều mặt hàng xuất khẩu với giá trị không lớn của Việt Nam cũng bị kiện từ đinh thép, móc áo bằng thép, bộ đồ ăn, vôi sống, dây cu-roa, tỏi, bật lửa, máy chế biến nhựa…

“Nếu bị kiện, sản phẩm xuất khẩu có thể bị áp thuế cao đẩy giá hàng xuất khẩu sang thị trường này tăng lên, từ đó làm giảm năng lực cạnh tranh của DN. Như năm 2014, đinh thép xuất khẩu qua Mỹ bị kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đã khiến giá trị xuất khẩu mặt hàng này giảm rất nhanh từ 34 triệu USD xuống chỉ còn chưa tới 1 triệu USD vào năm sau.

Ít quan tâm “vũ khí” phòng vệ thương mại

Bà Phạm Châu Giang - Trưởng Phòng Điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại, Cục Quản lý cạnh tranh - cho rằng thời gian tới, xu hướng các vụ kiện phòng vệ thương mại sẽ ngày càng tăng khi thuế suất giai đoạn 2018-2020 về 0%. Dù DN Việt không xuất khẩu, chỉ hoạt động trên thị trường nội địa cũng sẽ phải cạnh tranh với hàng ngoại ngay trên sân nhà.

Phòng vệ thương mại là cái “van” cuối cùng để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ hàng nội địa nhưng không hiểu vì sao DN Việt Nam ít sử dụng. Trong khi DN Việt gần như không biết đến, sử dụng công cụ phòng vệ thương mại thì các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lại rất am hiểu và có thể tính toán được những lợi hại khi bị kiện chống bán phá giá.

“Từ khi DN muốn áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đến khi nộp hồ sơ lên cục rồi được xem xét khởi kiện phải mất khoảng 1,5 năm. Trong thời gian này, DN vẫn phải đối mặt với hàng nhập khẩu” - bà Giang nói.

Thực tế, năm ngoái, khi có thông tin về đùi gà Mỹ nhập khẩu Việt Nam thấp hơn giá đùi gà bán tại siêu thị Mỹ, nhiều ý kiến cho rằng Mỹ có dấu hiệu phá giá và cần khởi kiện. Bà Phạm Châu Giang cho biết vào thời điểm đó, trung bình mỗi tuần, cục đều họp với các bên liên quan về đùi gà Mỹ, làm việc với các chủ trang trại lớn, các DN lớn nhưng đến giờ vẫn không có vụ khởi xướng điều tra nào vì điều kiện cần để khởi xướng điều tra là đại diện hộ sản xuất phải chiếm ít nhất 25% trong ngành nhưng 3 công ty nước ngoài như Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam đã chiếm đến 75% mà chỉ một công ty muốn khởi kiện, 2 công ty còn lại không tham gia vì Việt Nam chỉ là thị trường, muốn kiện phải hỏi công ty mẹ ở nước ngoài.(CafeF)

Chi phí quá cao

Khi bị kiện phòng vệ thương mại, DN xuất khẩu sẽ thiệt hại về tài chính vì phải thuê luật sư nước ngoài với chi phí trung bình khoảng 300.000-400.000 USD/vụ việc và các chi phí khác như dịch thuật tài liệu sang ngôn ngữ cơ quan điều tra yêu cầu, thu thập tài liệu, chi phí nhân lực… Các DN còn bị suy giảm lợi nhuận, có khả năng phải đóng cửa, giảm lợi ích đáng lẽ được nhận từ các cam kết mở cửa trong hiệp định thương mại tự do, buộc phải tìm thị trường xuất khẩu khác và đối mặt với khả năng bị kiện từ các nước.

 


Cá ngừ đại dương bị “ép giá” vì chất lượng thấp quá!

Cá ngừ đại dương hiện dao động 88.000 - 90.000 đồng/kg, giảm 10.000 - 12.000 đồng/kg so với các tháng trước có lẽ đang là câu chuyện “nóng” của ngư dân Nam Trung Bộ. Doanh nghiệp cho rằng đã cố “níu giá” cho ngư dân nhưng vì chất lượng cá quá thấp.

“Giá cá thấp ngư dân sống không nổi…”

Ông Mai Thành Phúc, đội trưởng Ngư đội Trường Sa Lớn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Phước Đồng (TP Nha Trang, Khánh Hòa), cho biết, chưa năm nào nghề câu cá ngừ đại dương lại khó khăn như năm nay, sản lượng đánh bắt rất thấp.

Theo ông Phúc, mỗi chuyến đánh bắt cá ngừ đại dương kéo dài 20-25 ngày, với chi phí 70-100 triệu đồng/chuyến. Nhưng thực tế, chuyến biển vừa qua, mỗi tàu cá chỉ đạt sản lượng 1-1,5 tấn nên có đến 40% tàu cá hành nghề đánh bắt cá ngừ đại dương ở TP Nha Trang thua lỗ nặng.

Theo ông Phúc, trong nghiệp đoàn nghề cá xã Phước Đồng cũng có đến một nửa số tàu là đủ vốn và lỗ. Sản lượng đánh bắt đã thấp nhưng khi về bờ, cá lại mất giá khiến cuộc sống ngư dân lao đao. “Giá cá thấp quá ngư dân sống không nổi. Chiếc nào về trước thì họ mua 90.000 đồng/kg, còn chiếc nào về sau thì họ mua 86.000-88.000 đồng//kg”, ông Phúc bức xúc.

Theo ông Phúc mô hình thí điểm đánh bắt, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi triển khai ở Nam Trung Bộ hiện còn nhiều trở ngại. “Chuyên gia của Nhật họ đi theo tàu mình ra biển và truyền cho mình tất cả các khâu: từ khai thác, đánh bắt đến bảo quản con cá... Từ bờ chạy ra vùng biển có cá phải mất 2 ngày 2 đêm nhưng họ yêu cầu trong vòng 7 ngày phải chạy vào đất liền ngay, trong khi ngư dân mới chạy ra đánh bắt chưa có thì lấy gì mà chạy vào”, ông Phúc phân trần.

“7 ngày thì ngư dân đánh bắt mới có 10-15 con, chỉ đạt 500-600 kg cá, thì làm sao mà đủ phí tổn. Nếu cứ 7 ngày chạy vào thì ngư dân có nước lỗ nặng, chẳng biết lấy đâu mà bù vô”, ông nói thêm.

Một số ngư dân khác thì cho rằng, họ bị tư thương “ép giá” cá ngừ đại dương. “Rõ ràng là bị ép giá mà, chúng tôi chỉ lo việc đánh bắt, vô bờ rồi thì chủ vựa họ mua bao nhiêu thì biết bấy nhiêu, không bán cho họ thì chẳng biết bán cho ai”, ông Nguyễn Tấn Thương (xã Phước Đồng, TP Nha Trang), thuyền trưởng tàu cá KH 92259-TS trăn trở.

Công nghệ bảo quản kém, ngư dân lãnh đủ

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ (TP Nha Trang) cho biết, so với tháng trước thì tháng này ngư dân đánh bắt có “nhỉnh” hơn, trung bình mỗi tàu đạt từ 15-40 con/tàu. Ông Hiếu cho biết Ban quản lý Cảng cá Hòn Rớ không kiểm soát được giá cả mà do các tư thương đưa ra, quyết định. Theo ông Hiếu, hiện giá cá ngừ đại dương giảm có thể do các thị trường ở Mỹ, Nhật… giảm sức tiêu thụ, thu mua thấp nên giá tại cảng thấp.

Theo Nguyễn Thị Thu Thanh, Giám đốc Công ty Hải sản Bền Vững (Khánh Hòa), doanh nghiệp chuyên thu mua cá ngừ đại dương ở Nha Trang, một trong những nguyên nhân khiến cá ngừ đại dương mất giá là do chất lượng cá thấp, doanh nghiệp gặp khó khăn về tăng phí đường bộ, phí vận chuyển…

“Con cá ngừ đại dương ở Việt Nam năm nay chất lượng tệ nhất trong những năm vừa qua. Năm ngoái, chúng tôi mua vô 10 con cá thì 8-9 con là loại A, chỉ còn 1 con là loại B. Nhưng năm nay mua vô 10 con thì hết 4 con cá loại B, có khi là 50/50”, bà Thanh nói với PV Báo.

Theo bà Thanh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do ngư dân bảo quản cá ngừ đại dương không đúng cách, cộng với việc nắng nóng kéo dài khiến chất lượng cá xuống nhanh.

Trước việc ngư dân tố bị “ép giá”, bà Thanh nói doanh nghiệp nào mua cá ngừ đại dương 88.000 đồng/kg thì bà không biết nhưng hiện doanh nghiệp bà đang thu mua với giá 90.000 đồng/kg. “Nếu một doanh nghiệp mua thôi thì nói là ép, chứ ở đây nhiều doanh nghiệp thu mua mà. Mua ở giá đó thì doanh nghiệp đã rất khó khăn để vượt qua rồi, chứ không thể nói là ép giá”, bà Thanh nói.

Được biết, đa phần cá ngừ đại dương được ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, nhà giàn DK1... Cá ngừ đại dương chủ yếu xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Mỹ, khối EU, ASEAN… Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho biết gần đây họ chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Mỹ…

Năm ngoái, Khánh Hòa đã tổ chức sản xuất chuỗi giá trị cá ngừ đại dương đông lạnh do 3 ngư đội thực hiện gồm: Ngư đội Trường Sa Lớn (5 tàu), Ngư đội Sinh Tồn (4 tàu) và Ngư đội Hải Vương (2 tàu mẹ thuộc công ty TNHH Hải Vương). Bên cạnh đó, công ty Yanmar (Nhật Bản) thực hiện đóng mới 1 tàu cá compisite để chuyển giao công nghệ cho ngư dân Khánh Hòa.

Theo Bộ NN&PTNT, ưu tiên hàng đầu hiện nay là cần bố trí kinh phí khoa học xây dựng và triển khai Dự án sản xuất thử nghiệm đầu tư đồng bộ công nghệ, kỹ thuật khai thác và bảo quản sau thu hoạch mô hình thí điểm mô hình liên kết khai thác, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi giá trị; tăng số lượng mô hình khuyến ngư đối với bể hạ nhiệt và hầm bảo quản bằng công nghệ xốp thổi cho các tàu tham gia mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; tìm kiếm đầu ra ổn định cho ngư dân...(XL)


Sắp thay đổi thước đo tính lạm phát

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan sửa đổi Quyết định số 34/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước để thay đổi niên độ báo cáo thống kê hàng tháng và thời gian phổ biến thông tin của một số chỉ tiêu thống kê.

Căn cứ đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thay đổi niên độ báo cáo thống kê hàng tháng và sử dụng CPI bình quân so với cùng kỳ năm trước làm thước đo lạm phát của nền kinh tế, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị tài liệu, báo cáo Chính phủ tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6.2016 về việc sử dụng CPI bình quân so với cùng kỳ năm trước làm thước đo lạm phát của nền kinh tế thay cho CPI tháng 12 năm hiện hành so với tháng 12 năm trước. Như vậy, “thước đo” để tính lạm phát của nền kinh tế sẽ thay đổi nếu được Chính phủ thông qua.

Trước đây, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vẫn tính CPI với các các hệ so sánh là CPI tháng báo cáo so với tháng trước, CPI tháng báo cáo so với cùng kỳ năm trước, so với tháng 12 năm trước và CPI bình quân. CPI tháng 12 năm hiện hành so với tháng 12 năm trước hiện được lấy làm thước đo tính lạm phát của nền kinh tế, song cách tính này chưa theo thông lệ quốc tế. Chính vì thế, trong các đánh giá, dự báo về lạm phát của Việt Nam và các tổ chức quốc tế luôn có sự khác biệt.

Để đáp ứng thông lệ quốc tế, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chính thức đề xuất thay đổi thước đo tính lạm phát của Việt Nam.(LĐ)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-06-2016

    Nhiều ngân hàng Anh mất 30% vốn hóa sau nửa giờ
    Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo vì Brexit
    Séc có thể thiệt hại 385 triệu euro do Brexit
    Đồng bảng Anh rớt giá kỷ lục sau hơn 30 năm
    Chứng khoán Mỹ mất hàng trăm điểm vì Anh rời EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-06-2016

    Hơn 2 tỷ USD kiều hối về TPHCM
    Không còn nhiều dư địa để ổn định tỷ giá
    5 công ty đa cấp bị phạt gần 1,4 tỷ đồng
    Nhật Bản: PMI sản xuất tháng 6 giảm 4 tháng liên tiếp
    Ngân hàng trung ương Philippines hạ dự báo lạm phát năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-06-2016

    Giá lúa và gạo nguyên liệu xuất khẩu tăng trở lại
    Đồng Nai hút hơn 1 tỉ USD vốn FDI trong nửa năm
    Hoàng Anh Gia Lai được miễn thuế nhập khẩu đường từ Lào
    Dow Jones vượt mốc 18.000, bảng Anh tăng vọt vì lạc quan về Brexit
    Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,46%

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-06-2016

    Doanh nghiệp Đài Loan xin 1.000 ha đất Vũng Áng
    90% dự án bị thế chấp
    Giá nhà đất TP HCM đang tăng rất nhanh?
    Doanh nghiệp lo mất thị trường vì kháng sinh
    Giá cà phê lên ‘đỉnh’ cao nhất từ đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-06-2016

    11 triệu người Mỹ chi một nửa thu nhập cho thuê nhà
    Doanh nghiệp đa cấp phải báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016
    Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhắm đối tác từ Nga, Trung Đông
    Lãi suất sẽ khó tăng mạnh
    Nhiều hạ nghị sỹ Mỹ đề nghị bác bỏ chương trình giám sát cá da trơn

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-06-2016

    Amazon rót 600 triệu USD vào Indonesia 'bành trướng' Đông Nam Á?
    Singapore sẽ tính cả tài sản nhân dân tệ vào dự trữ ngoại hối từ tháng 6
    ECB dự định phát hành tiền 50 euro mới vào đầu năm 2017
    Hàng ngàn doanh nghiệp Thái Lan muốn đầu tư vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-06-2016

    Nhà đầu tư trong nước tiếp tục bán tháo vàng
    Rút giấy phép Công ty du lịch Silent Bay
    Mỗi ngày XK 4.000 tấn vải quả tươi qua cửa khẩu Tân Thanh
    Nhựa tái chế từ vỏ bình ắc quy được miễn thuế xuất khẩu
    6 tháng nhập khẩu trên 100 nghìn con bò Australia

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 23-06-2016

    Lotte bị nghi lập quỹ đen khi đầu tư vào Việt Nam
    Ngành kem, "mỏ vàng" của KIDO
    Clash of Clans về tay người Trung Quốc qua thương vụ 8,6 tỷ USD
    Giá đường cao kỷ lục vẫn chưa thể thúc đẩy sản lượng Brazil
    Hong Kong là thành phố đắt đỏ nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 23-06-2016

    Nga tiếp tục là nước cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc
    Saigon Food: Lấy gia công tấn công nội địa
    80% nguyên phụ liệu cho dệt may nhập từ các nước ngoài TPP
    Donald Trump sẽ thành tổng thống Mỹ và cơ hội đầu tư mới
    IPO Tổng Công ty Dược Việt Nam: Bán hết 100% cổ phần, thu về 444 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 23-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 23-06-2016

    Việt Nam nhập khẩu 5,4 triệu tấn xăng dầu
    Sản lượng thép của Trung Quốc giảm vào đầu tháng 6
    Thu 7 triệu USD từ xuất khẩu cá cảnh
    IMF: Chính phủ Nhật cần hành động để đạt muc tiêu tăng trưởng
    Chứng khoán toàn cầu tăng điểm trước thềm trưng cầu ở Anh, đồng bảng và giá vàng giảm